Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngăn rụng tóc với liệu pháp tự nhiên
Từ VLOS
Chu kỳ sinh trưởng của sợi tóc chia thành ba giai đoạn – giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn thoái hóa.[1] Mỗi nang tóc có thể ở trong giai đoạn sinh trưởng khác với các nang tóc xung quanh. Sợi tóc mọc dài ra khoảng 1 cm mỗi tháng trong 3 – 5 năm, sau đó ngừng phát triển trong khoảng 2-4 tháng và rụng dần trong giai đoạn thoái hóa.[2] Một loạt các nguyên nhân khác nhau (chẳng hạn như tuổi tác, gen di truyền, tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và các yếu tố môi trường) có thể làm rối loạn chu kỳ sinh trưởng của tóc và làm tăng lượng tóc rụng. Khi xác định được nguyên nhân gây rụng tóc, bạn có thể tận dụng các liệu pháp thiên nhiên để ngăn chặn tình trạng này.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định các Nguyên nhân Gây Rụng Tóc[sửa]
-
Xem
xét
yếu
tố
di
truyền.
Rụng
tóc
(còn
gọi
là
alopecia)
có
thể
dựa
trên
yếu
tố
di
truyền
(hói
đầu
kiểu
nam
và
hói
đầu
kiểu
nữ).
Hai
kiểu
rụng
tóc
này
được
gọi
là
androgenic
alopecia,
bởi
vì
cả
hai
đều
có
nguyên
nhân
liên
quan
đến
mức
hormone
androgen,
một
loại
hormone
có
chức
năng
mọc
tóc
hoặc
lông
trên
mặt,
ngực,
dưới
nách
và
vùng
sinh
dục.[3]
- Ở nam giới, hiện tượng rụng tóc thường xảy ra ở trước trán và trên đỉnh đầu (“mảng hói”).
- Ở nữ giới, tóc thưa dần trên khắp da đầu, nhưng nhiều nhất là trên đỉnh đầu.[4]
- Androgenic alopecia là dạng rụng tóc phổ biến nhất.[5]
- Trường hợp hiếm gặp hơn nhiều là chứng ít lông bẩm sinh (congenital hypotrichosis), cũng là một nhóm bệnh về gen di truyền khiến người mắc chứng này có ít tóc hoặc không mọc tóc.[6] Các trường hợp này có thể do dị dạng gen đơn hoặc gen phức.
-
Xem
xét
những
sự
kiện
mới
xảy
ra
và
mức
độ
căng
thẳng.
Các
tác
nhân
bên
ngoài
có
thể
dẫn
đến
tình
trạng
rụng
tóc
telogen
(telogen
effluvium)
–
viết
tắt
là
TE,
nguyên
nhân
thứ
hai
gây
rụng
tóc.[7]
Giai
đoạn
telogen
là
giai
đoạn
thoái
hóa
trong
chu
kỳ
sinh
trưởng
của
tóc.
Nếu
vì
một
lý
do
nào
đó
mà
số
lượng
nang
tóc
ở
giai
đoạn
hoạt
động
và
tăng
trưởng
bị
sụt
giảm,
tình
trạng
TE
sẽ
xảy
ra
và
bạn
sẽ
thấy
tóc
rụng
nhiều
hơn
khi
nhìn
vào
số
tóc
còn
lại
trên
lược.
Bạn
cũng
có
thể
để
ý
thấy
tóc
rụng
nhiều
hơn
khi
tắm
và
còn
vương
trên
khăn
tắm.
Hiện
tượng
TE
có
thể
phát
triển
theo
ba
cách:[7]
- Sự “chấn thương” bên ngoài khiến các nang tóc bị sốc và ngừng tăng trưởng. Dạng TE này thường là tạm thời nếu các tác nhân gây biến cố không kéo dài, và tóc sẽ mọc lại bình thường trong khoảng 6-12 tháng.
- Nếu sự “chấn thương” bên ngoài kéo dài hơn và ngày càng nhiều nang tóc đi vào giai đoạn thoái hóa, tình trạng tóc rụng sẽ xảy ra chậm nhưng liên tục hơn.
- Dạng TE thứ ba có thể liên quan hoặc không liên quan đến tác nhân gây stress bên ngoài. Ở dạng này, các nang tóc sẽ có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn. Hậu quả là tóc trên đầu sẽ mỏng đi và rụng khi vẫn còn ngắn, do đó trông rất thưa.
- Có nhiều tác nhân gây stress từ bên ngoài. Các nguyên nhân gây stress tạm thời gồm có rụng tóc hậu sản (sau khi sinh con), chấn thương thể chất (ví dụ như tai nạn, té ngã, gãy chân), tiêm phòng, ăn kiêng tăng cường hoặc dùng thuốc, đặc biệt là thuốc chống suy nhược. Các tác nhân gây stress dài ngày có thể khiến tình trạng TE dai dẳng hơn, bao gồm việc thiếu hụt chất dinh dưỡng (sắt, kẽm, các vitamin nhóm B, lysine) và stress kinh niên.
- Lưu ý về khả năng các phản ứng hóa chất tác động lên giai đoạn tăng trưởng của tóc. Anagen effluvium là dạng rụng tóc nhanh chóng do sự gián đoạn ở giai đoạn anagen (giai đoạn tăng trưởng) của tóc.[7] Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là liệu pháp hóa trị chữa ung thư và hiện tượng ngộ độc (như ngộ độc kim loại nặng). Ở các trường hợp này, tóc sẽ mọc trở lại khi kết thúc hóa trị hoặc khi tình trạng ngộ độc đã được xử lý, mặc dù có thể không được như trước. Ở một số người, tóc có thể biến đổi thành màu khác hoặc dạng khác – chẳng hạn như từ tóc quăn thành tóc thẳng hoặc ngược lại.[7]
-
Lưu
ý
các
bệnh
tự
miễn
hoặc
viêm
nhiễm.
Bệnh
rụng
tóc
từng
mảng
(alopecia
areata-
viết
tắt
là
AA)
là
một
bệnh
tự
miễn,
khi
đó
hệ
miễn
dịch
tấn
công
các
nang
tóc.
Hiện
tượng
rụng
tóc
có
thể
xảy
ra
đột
ngột
và
và
tóc
thường
rụng
thành
từng
mảng
trên
da
đầu.[8]
Hiện
tượng
này
nếu
xảy
ra
trên
toàn
bộ
cơ
thể
được
gọi
là
rụng
tóc
toàn
thân
(alopecia
universalis).
Trường
hợp
chỉ
giới
hạn
ở
vùng
mọc
râu
ở
nam
giới
được
gọi
là
alopecia
barbae.
Các
dạng
khác
của
AA
xảy
ra
ở
nam
giới,
nữ
giới
và
cả
trẻ
em.
Bệnh
AA
có
thể
xảy
ra
bộc
phát
hoặc
dai
dẳng.
- Những bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống (Lupus hoặc SLE), lupus ban đỏ dạng đĩa (DLE) và bệnh sarcoidosis là các bệnh tự miễn có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc.[9]
- Các bệnh viêm da như viêm nang lông và viêm da đầu có thể gây rụng tóc.[10] Nếu thấy da bị khô nhiều và đỏ, phát ban như mụn trứng cá xung quanh vùng rụng tóc, bạn hãy liên lạc với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
- Nhiều bệnh lý trên đây có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc có sẹo, khi đó các mô sẹo làm tổn thương vĩnh viễn nang tóc.[11] Tình trạng này có thể là hệ quả của một bệnh mạn tính (SLE) hoặc các dạng viêm nang lông khác nhau.
-
Cố
gắng
chẩn
đoán
về
tình
trạng
viêm
nhiễm.
Một
số
bệnh
viêm
nhiễm
virus,
vi
khuẩn
và
nấm
(như
HIV,
giang
mai
giai
đoạn
cuối
và
nấm
da)
cũng
có
thể
dẫn
đến
rụng
tóc.[9]
Khi
da
đầu
bị
nhiễm
nấm
da
(một
nhóm
bệnh
nhiễm
nấm
phổ
biến),
tóc
sẽ
rụng
từng
mảng
gọi
là
bệnh
nấm
da
đầu
(tinea
capitis).[10]
- Có một số loại nấm có thể gây bệnh nấm da đầu, bao gồm Microsporum audouini, Trichophyton tonsurans (nhất là ở các quốc gia Mỹ La-tinh), Trichophyton schoenleinii, Trichophyton megnini (vùng Nam Âu và châu Phi), và Trichophyton violaceum (vùng Trung Đông).[10]
- Đọc kỹ nhãn thuốc để xem có phản ứng phụ rụng tóc không. Các loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây rụng tóc bao gồm thuốc chống suy nhược, thuốc trị mụn, thuốc chống đông máu (làm loãng máu), thuốc kháng động kinh, thuốc hạ cholesterol, thuốc ức chế beta trong điều trị tăng nhãn áp và bệnh tim, thuốc kháng nấm, thuốc chống gout, thuốc kháng viêm và các loại thuốc để điều trị bệnh Parkinson, viêm loét và bệnh tuyến giáp.[9]
- Xem xét các tình trạng và bệnh lý khác có thể gây rụng tóc. Các bệnh loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy) hoặc các bệnh về tuyến nội tiết như bệnh cường giáp (hyperthyroid), nhược giáp (hypothyroid), cường tuyến hay suy tuyến thượng thận, hoặc các bệnh về tuyến yên cũng có thể khiến tóc rụng.[9]
-
Lưu
ý
rằng
kiểu
tóc
có
thể
góp
phần
gây
rụng
tóc.
Một
số
kiểu
tóc
(chẳng
hạn
như
kiểu
tóc
buộc
chặt
hai
bên
và
tóc
tết
kiểu
corn
rows),
các
cách
xử
lý
cơ
học
và
xử
lý
bằng
hóa
chất
(uốn
tóc
xoắn
ốc,
đan
tóc,
xử
lý
bằng
dầu
nóng,
các
sản
phẩm
nhuộm
tóc)
có
thể
gây
rụng
tóc.[12]
Tóc
phủ
keratin
(còn
gọi
là
Brazilian
Blowout
hay
Brazilian
Keratin
Treatment)
được
ghi
nhận
là
gây
rụng
tóc
vì
trong
các
sản
phẩm
có
thành
phần
hóa
chất
giống
như
formaldehyde.[13]
- Vào tháng tám năm 2011, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã gửi thư cảnh cáo cho các nhà sản xuất các sản phẩm như vậy, viện dẫn sự vi phạm về tính an toàn và dán nhãn sản phẩm.[13]
Trị Rụng Tóc với các Liệu pháp Tự nhiên[sửa]
- Đến bác sĩ. Mặc dù bạn có thể tìm liệu pháp tự nhiên để ngăn chặn tình trạng rụng tóc, nhưng bước đầu tiên vẫn là chẩn đoán chính xác nguyên nhân rụng tóc. Nếu không có cách nào khác, bạn nên đi khám để chắc chắn rằng tình trạng rụng tóc không phải là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng hơn.
-
Ăn
thực
phẩm
có
protein
hoàn
chỉnh.
Tóc
được
cấu
tạo
chủ
yếu
từ
protein,
và
tóc
phát
triển
chắc
khỏe
“từ
bên
trong”.
Chú
ý
nạp
đủ
các
vitamin,
khoáng
chất
và
protein
tốt.
Bạn
nên
thử
nhiều
nguồn
protein
hoàn
chỉnh
chứa
đầy
đủ
các
a-xít
amin
thiết
yếu
(các
khối
xây
dựng
protein).
Sau
đây
là
một
số
ví
dụ
về
thực
phẩm
protein
hoàn
chỉnh:[14]
- Trứng
- Các sản phẩm sữa
- Hạt quinoa (thực phẩm giàu chất xơ này cũng có hàm lượng cao sắt, ma-giê và mangan)
- Kiều mạch
- Hạt gai dầu (cũng có hàm lượng cao ma-giê, kẽm, sắt và can-xi)
- Hạt chia (cũng có hàm lượng cao a-xít béo omega-3)
- Các sản phẩm từ đậu nành (gồm đậu phụ, bánh đậu tương lên men tempeh, và hạt đậu tương lên men)
- Gạo và đậu kết hợp (gạo giàu methionine, đậu giàu lysine, do đó chúng tạo thành protein hoàn chỉnh khi kết hợp với nhau)
-
Ăn
thực
phẩm
giàu
vitamin
nhóm
B.
Bạn
cũng
nên
đảm
bảo
một
chế
độ
ăn
có
hàm
lượng
cao
vitamin
B-complex.
Cơ
thể
cần
các
vitamin
nhóm
B
để
hỗ
trợ
cho
các
nang
tóc
khỏe
mạnh
và
kích
thích
sự
sinh
trưởng
của
tóc.
Các
thức
ăn
này
bao
gồm:[15]
- Rau xanh như rau bina, rau mùi tây, cải mù tạt, xà lách romaine, lá củ cải, lá củ cải đường
- Các loại rau khác gồm bông cải xanh, củ cải đường, củ cải và ớt chuông
- Cây họ đậu như đậu lăng
- Gan bò và các loại ngũ cốc tăng cường giàu vitamin B12
-
Bổ
sung
sắt
vào
chế
độ
ăn.
Sắt
là
khoáng
chất
duy
nhất
được
chứng
minh
là
có
liên
quan
đến
tình
trạng
rụng
tóc.[16]
Việc
tăng
cường
sắt
trong
chế
độ
ăn
có
thể
giúp
giảm
tóc
rụng.
Nhưng
bạn
nên
tham
khảo
bác
sĩ
trước
khi
bổ
sung
sắt
vào
chế
độ
ăn
hàng
ngày
để
đảm
bảo
không
uống
quá
nhiều.
Các
thực
phẩm
giàu
chất
sắt
là:
- Trứng
- Thịt đỏ (tìm loại thịt bò ăn cỏ hoặc thịt trâu vì các loại thịt này còn có hàm lượng cao chất béo omega-3)
- Rau lá xanh đậm
- Các loại đậu và đậu lăng
- Gan
-
Bổ
sung
kẽm
vào
thực
đơn.
Mặc
dù
lượng
kẽm
thấp
được
cho
là
có
liên
quan
đến
tình
trạng
rụng
tóc,
nhưng
vẫn
chưa
rõ
là
việc
thiếu
hụt
kẽm
có
phải
là
nguyên
nhân
chủ
yếu
hoặc
thứ
yếu
gây
rụng
tóc
hay
không.[17]
Các
thực
phẩm
giàu
kẽm
bao
gồm:
- Hải sản và sò ốc
- Rau bina
- Bí đỏ, bí đao vàng, hạt hướng dương
- Các loại quả hạch
-
Tăng
cường
lượng
a-xít
béo
omega-3.
Các
a-xít
béo
omega
-3
đã
được
chứng
minh
là
tăng
số
lượng
tóc.[18]
Việc
tăng
cường
lượng
a-xít
béo
omega-3
trong
chế
độ
ăn
có
thể
giúp
điều
trị
rụng
tóc.
A-xít
béo
omega-3
có
trong:
- Nhiều loại cá, gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá vược
- Trứng
- Dầu hạt lanh
- Đậu nành
- Hạt chia
- Quả óc chó
-
Tránh
dùng
dầu
gội
đầu
thường
xuyên.
Việc
gội
đầu
với
dầu
gội
quá
thường
xuyên
có
thể
lấy
đi
chất
dầu
tự
nhiên
của
tóc.
Mặc
dù
điều
này
không
thực
sự
gây
rụng
tóc,
nhưng
nếu
chất
dầu
tự
nhiên
trên
tóc
bị
mất
đi,
sợi
tóc
sẽ
yếu
hơn
và
trở
nên
dễ
gãy.
Nhiều
chuyên
gia
khuyên
các
khách
hàng
của
họ
không
dùng
dầu
gội
hàng
ngày
mà
chỉ
nên
dùng
2-3
lần
mỗi
tuần.
[19]
- Tránh các loại dầu gội chứa nhiều hóa chất như sodium lauryl sulfate (SLS), parabens, và ammonium chloride, đặc biệt là khi tóc mỏng, yếu hoặc tóc đã được xử lý.
- Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ không “dưỡng tóc quá mức”. Các loại dầu xả có thể làm nặng chân tóc và làm tổn thương nang tóc. Nên dùng dầu xả 1-2 lần mỗi tuần và tránh xoa dầu xả lên da đầu.[20]
-
Tránh
các
kỹ
thuật
tạo
kiểu
tóc
gây
hư
tổn
cho
tóc.
Chải
đầu
với
động
tác
nhẹ
nhàng
và
không
mạnh
tay.
Dùng
lược
thưa
để
gỡ
tóc
rối,
nhất
là
khi
còn
ướt
để
chân
tóc
không
bị
kéo
ra
khỏi
da
đầu
và
tránh
làm
gãy
tóc.
- Điều này cũng bao gồm các dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt. Bạn chỉ nên hong gió cho khô tóc.
- Tránh nhuộm tóc, duỗi tóc, uốn tóc bằng hóa chất hoặc tẩy tóc.
- Tránh nối tóc, đan tóc và các kiểu tóc buộc chặt có thể khiến tóc rụng.
-
Dùng
tinh
dầu
mát
–xa
da
đầu.
Bạn
có
thể
mát
–xa
da
đầu
với
dầu
để
cải
thiện
quá
trình
mọc
tóc.
Dầu
có
thể
nuôi
dưỡng
nang
tóc,
tăng
lưu
lượng
máu
đến
da
đầu
và
giúp
thư
giãn.[21]
Các
loại
dầu
có
thể
dùng
là
dầu
dừa,
dầu
argan,
dầu
đà
điểu,
dầu
thầu
dầu
và
dầu
hạnh
nhân.[18]
- Lấy một lượng dầu bằng đồng xu (đường kính khoảng 2,5 cm) vào giữa lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay xoa xung quanh da đầu và mát-xa toàn bộ da đầu. Bạn có thể mát-xa khoảng 5-10 phút, mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn nếu thích.
- Đồng thời nếu muốn giảm stress, bạn cho 1-2 giọt tinh dầu hoa oải hương vào khoảng 60 ml dầu. Oải hương cũng đã được chứng minh là hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng của tóc.[18] Để giúp chữa lành và kích thích mọc tóc, bạn thử cho 1-2 giọt tinh dầu cúc xu xi vào 60 ml dầu.[22]
-
Bổ
sung
thêm
các
loài
thảo
dược
vào
hỗn
hợp
tinh
dầu.
Có
nhiều
loại
thảo
dược
khác
nhau
đã
được
chứng
minh
là
đem
lại
hiệu
quả
tốt.
Bạn
có
thể
thử
thêm
vào
hỗn
hợp
một
số
loại
tinh
dầu
sau
đây:
- Cây cọ lùn (Serenoa repens hay còn gọi là saw palmetto), thiên ma (Cimicifuga racemosa hay black cohosh), tầm ma (Urtica dioica hay nettles) và mận châu Phi (Pygeum africanum hay African prune). Các loại thảo dược này có chứa nhóm ức chế 5-alpha reductase (5-alpha-reductase inhibitors), tương tự như các chất có trong finasteride được sử dụng để điều trị tình trạng tóc rụng. Một số thử nghiệm y khoa về việc dùng các thảo dược này trên da đầu đã cho kết quả tốt.[22]
- Một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy trà xanh có tác dụng tốt trong việc tăng số lượng lông mọc lại. Trà xanh cũng được dùng theo truyền thống như một loại nước xả giúp mọc tóc.[23] Trà xanh cũng có hoạt tính ức chế 5-alpha reductase tương tự như trong finasteride.[22]
- Các loại thảo dược kháng viêm, bao gồm hành, tỏi, rễ cam thảo, nhân sâm và bạch quả, theo truyền thống thường được dùng để giảm sưng viêm và kích thích tóc mọc.[22] Rễ cam thảo còn kiềm chế hoạt động của hormone androgen, có thể hữu ích trong điều trị hói đầu kiểu nam và nữ.[22] Nước ép hành cũng đã được thử nghiệm và cho thấy có tác dụng kích thích mọc tóc ở cả nam và nữ.[24] Chỉ sử dụng nước ép hành mỗi tuần một lần và phải xả thật kỹ sau khi dùng.[21]
-
Kiểm
soát
stress.
Áp
lực
triền
miên
là
nguyên
nhân
chính
gây
nên
tình
trạng
telogen
effluvium
(xem
phần
trên),
do
đó
bạn
nên
thử
các
phương
pháp
giúp
kiểm
soát
stress
trong
cuộc
sống.
Hiệp
hội
Tim
mạch
Hoa
Kỳ
(AHA)
khuyến
nghị
các
phương
pháp
giảm
stress
“tức
thời”
như
sau:[25]
- Đếm đến 10 trước khi nói
- Hít thở 3-5 hơi
- Hoãn tình huống căng thẳng để xử lý sau nếu có thể
- Đi dạo
- Thừa nhận lỗi nếu làm sai và đừng ngại nói lời xin lỗi
- Tránh stress do muộn giờ bằng cách để đồng hồ sớm hơn 5-10 phút.
- Chia các công việc lớn ra thành các phần nhỏ hơn và có thể kiểm soát được
- Đi ở làn đường cho xe chạy chậm để duy trì sự bình tĩnh khi lái xe
- Thưởng thức hương thơm của một bông hồng, ôm một người thân yêu hoặc mỉm cười với người hàng xóm
- Cân nhắc việc tập thiền hoặc cầu nguyện để phá vỡ vòng tuần hoàn tiêu cực
- Thử dùng liệu pháp thư giãn căng – chùng cơ. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) đưa ra một phương pháp thư giãn căng – chùng cơ để giúp giảm stress. Bắt đầu từ bàn chân và cẳng chân, đầu tiên căng cơ hết mức có thể trong khoảng 30 giây, sau đó từ từ thả lỏng. Tiếp tục di chuyển lên các bộ phận khác, lặp lại động tác này ở đùi, bàn tay và cẳng tay, cánh tay và vai, cuối cùng là các cơ bụng trên và dưới. Thực hiện bài tập này hàng ngày.[26]
- Tận hưởng một kỳ nghỉ trong tâm trí. Một phương pháp khác được APA khuyến khích là nghỉ ngơi trong tưởng tượng. Hít vào vài hơn thật sâu, thả lỏng và nhắm mắt. Hình dung nơi đẹp nhất mà bạn đã từng đến. Cố gắng tận hưởng tối đa khung cảnh đó, thưởng thức các mùi hương, cảm nhận một làn gió, nghe những âm thanh, v.v… Thực hiện phương pháp này mỗi ngày.[26]
Thử các Liệu pháp Trị Rụng tóc Quen thuộc hơn[sửa]
-
Thử
dùng
thuốc
ức
chế
5-alpha-reductase.
Thuốc
dùng
trong
điều
trị
rụng
tóc
ở
nam
giới
là
các
loại
thuộc
nhóm
ức
chế
5-alpha-reductase,
tên
thương
mại
là
Proscar
và
Propecia.
Nhóm
ức
chế
5-alpha-reductase
là
các
chất
chống
androgen
và
ngăn
chặn
hoạt
động
của
androgen
trên
các
nang
tóc
để
ngăn
chặn
bệnh
hói
đầu
nam
và
nữ.[27]
- Nhóm ức chế 5-alpha-reductase dùng trong điều trị cho nam thường ít dùng cho nữ vì tác dụng ngược giảm mức androgen ở nữ giới. Các loại thuốc này không bao giờ được kê toa cho phụ nữ dự định mang thai do có ảnh hưởng lên bào thai.
-
Thử
dùng
minoxidil.
Một
loại
thuốc
khác
giúp
tóc
tăng
trưởng
là
minoxidil
(Loniten,
Vitadil-2A),
vốn
được
sử
dụng
để
điều
trị
huyết
áp
thấp.
Nói
chung
minoxidil
ít
hiệu
quả
hơn
finasteride,
nhưng
có
thể
dùng
trực
tiếp
lên
vùng
tóc
rụng.[27]
- Minoxidil 2% thường được dùng cho phụ nữ hơn vì loại thuốc này có thể bôi lên vùng tóc rụng và có ít tác dụng phụ hơn. Trong thực tế, minoxidil có hiệu quả đối với phụ nữ hơn nam giới.[7] Nhiều bác sĩ da liễu còn dùng thuốc bôi minoxidil 5% ngoài hướng dẫn để điều trị rụng tóc cho phụ nữ vì loại này có tác dụng giúp tóc mọc dày hơn loại thuốc bôi minoxidil 2%.
- Thử dùng liệu pháp hormone thay thế để điều trị rụng tóc ở nữ. Liệu pháp điều trị rụng tóc cho nữ bằng hormone thay thế estrogen và progestin có thể giúp ích (progestin là một dạng progesterone tổng hợp). Ở châu Âu có một loại estrogen tổng hợp gọi là ethinyloestradiol được kết hợp với cyproterone acetate trong việc điều trị rụng tóc ở nữ. Thuốc này không có sẵn ở Mỹ, nhưng có một dạng hormone thay thế an toàn nhất là hormone đồng nhất sinh học estrogen và progesterone được dùng như liệu pháp thiên nhiên.[28]
-
Dùng
các
cách
thay
thế
không
phẫu
thuật.
Về
việc
thay
thế
bằng
tóc
giả
(đầu
tóc
giả,
nối
tóc,
đan
tóc,
bím
tóc
giả
và
chỏm
tóc
giả),
hầu
hết
các
chuyên
gia
đều
khuyên
nên
cẩn
thận
với
những
dịch
vụ
sẵn
có.
Một
khảo
sát
gần
đây
cho
thấy
hơn
70%
số
người
không
hài
lòng
với
các
dịch
vụ
ở
các
salon
làm
tóc.[29]
- Tóc giả được gắn trên polymer, lưới hoặc kết hợp cả hai chất liệu. Tóc giả có nhiều dạng khác nhau về giá cả, sự thoải mái, kiểu dáng và cách sử dụng. Chất liệu để dùng làm tóc giả có thể là tóc thật của người, lông động vật hoặc các loại sợi tổng hợp.
- Tóc giả cũng có thể được gắn thêm vào tóc bằng cách dán hoặc đan vào tóc thật, nhưng cách này thường không được khuyến khích vì bạn không thể làm sạch da đầu bên dưới đúng cách, trừ khi nhờ dịch vụ chuyên nghiệp gỡ ra và gắn lại. Ít nhất sau 5-7 ngày là lại phải thực hiện một lần nên cách này khá tốn kém và mất thời gian.
- Khi dùng cách gắn tóc giả có nghĩa là bạn cần hai bộ tóc để thay đổi – một bộ để dùng trong lúc bảo dưỡng bộ kia.[30]
- Những phương pháp khác được khuyên dùng trong việc gắn tóc giả là dùng băng keo hai mặt hoặc kẹp kim loại. Trường hợp này chỉ cần chăm sóc và bảo dưỡng ở nhà.
- Tìm hiểu cách thay thế tóc bằng phẫu thuật. Hiện giờ chỉ có duy nhất cách thay thế tóc bằng phẫu thuật được Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ (AHLA) khuyến nghị là thu thập sợi tóc kháng androgen của chính bạn và cấy vào vùng tóc rụng. Việc cấy tóc từ người hiến tặng đòi hỏi phải dùng thuốc chống thải ghép và điều này khá rủi ro.[31]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ Paus R. Principles of hair cycle control. J Dermatol 1998; 25: 793–802.
- ↑ Buffoli,BA., Guanziroli, E.,Rezzani,R., Rodella, LF.The human hair: from anatomy to physiology. Intl J Dermatol ., Rinaldi, F. Labanca, M.,Sorbellini,E, Trink, 2013. 1-9.
- ↑ Krause K, Foitzik K. Biology of the hair follicle: the basics. Semin Cutan Med Surg 2006; 25: 2–10.
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/script/main/art.asp?articlekey=138446&ref=126920
- ↑ http://www.americanhairloss.org/types_of_hair_loss/introduction.asp
- ↑ http://www.americanhairloss.org/Types_of_Hair_Loss/congenital_hypotrichosis.asp
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 http://www.americanhairloss.org/Types_of_Hair_Loss/effluviums.asp
- ↑ http://www.americanhairloss.org/Types_of_Hair_Loss/alopecia_areata.asp
- ↑ 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.emedicinehealth.com/causes_of_hair_loss_diseases-health/article_em.htm
- ↑ 10,0 10,1 10,2 http://www.americanhairloss.org/Types_of_Hair_Loss/infectious_agents.asp
- ↑ http://www.americanhairloss.org/Types_of_Hair_Loss/scarring_alopecia.asp
- ↑ http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/hair-loss/causes-risk-factors.html
- ↑ 13,0 13,1 http://www.fda.gov/Cosmetics/ProductsIngredients/Products/ucm228898.htm
- ↑ http://greatist.com/health/complete-vegetarian-proteins
- ↑ http://whfoods.org/genpage.php?tname=news&dbid=61
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12190640
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/zinc/evidence/hrb-20060638
- ↑ 18,0 18,1 18,2 Lourith, N., & Kanlayavattanakul, M. (2013). Hair loss and herbs for treatment. Journal Of Cosmetic Dermatology, 12(3), 210-222.
- ↑ http://www.vidasalon.com/how-often-should-i-shampoo-and-condition-my-hair
- ↑ http://positivemed.com/2013/12/11/often-use-conditioner/
- ↑ 21,0 21,1 Bureau JP, Ginouves P, Guilbaud J, Roux ME. Essential oils and low-intensity electromagnetic pulses in the treatment of androgen-dependent alopecia. Adv Ther 2003; 20: 220–9.
- ↑ 22,0 22,1 22,2 22,3 22,4 Hay IC, Jamieson M, Ormerod AD. Randomized trial of aromatherapy: successful treatment of alopecia areata. Arch Dermatol 1998; 134: 1349–52.
- ↑ Esfandiari A, Kelley P. The effects of tea polyphenolic compounds on hair loss among rodents. J Natl Med Assoc 2005; 97: 816–8.
- ↑ Sharquie KE. Onion juice (Allium cepa L.), a new topical treatment for alopecia areata. J Dermatol 2002; 29:343–6.
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/StressManagement/FourWaystoDealWithStress/Four-Ways-to-Deal-with-Stress_UCM_307996_Article.jsp
- ↑ 26,0 26,1 http://childdevelopmentinfo.com/family-living/stress/
- ↑ 27,0 27,1 http://www.americanhairloss.org/men_hair_loss/treatment.asp
- ↑ http://www.askdrray.com/treating-menopausal-symptoms/
- ↑ http://journal.thehairsociety.org/hair-market-update/
- ↑ http://www.americanhairloss.org/hair_replacement/basics.asp
- ↑ http://www.americanhairloss.org/surgical_hair_restoration/