Nhóm máu ở người và động vật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hệ thống ABO[sửa]

Một người trưởng thành luôn có khoảng 4–6 lít máu tuần hoàn. Máu chứa một số loại tế bào "trôi nổi" trong phần dịch được gọi là huyết tương. Các hồng cầu (red blood cell) vận chuyển oxy đến các mô và lấy đi khí CO2. Bạch cầu (white blood cell) có chức năng chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể. Các tiểu cầu (platelet) giúp quá trình đông máu (như trong trường hợp bị thương). Trong huyết tương (plasma) có muối và nhiều loại protein khác nhau. Nguồn Nobelprize.org

Trong truyền máu và các thành phần khác của máu từ người này sang người khác, việc xác định nhóm máu là bước bắt buộc. Tên của các nhóm máu (A, B, O hoặc AB) được xác định dựa trên sự hiện diện của kháng nguyên (KN) có trên bề mặt hồng cầu. Hệ thống nhóm máu ABO là hệ thống được dùng phổ biến nhất đến ngày nay.

Hệ thống ABO (nhóm máu A, B và O) được phát hiện vào năm bởi Karl Landsteiner, nhà miễn dịch học người Áo [1]. Với đóng góp này ông được trao giải Nobel Y học-Sinh lý học năm 1930[2]. Một năm sau phát hiện của Karl Landsteiner, Decastrello và Sturli phát hiện nhóm máu AB[3].

Hồng cầu có thể mang KN A và B còn huyết thanh (phần dịch của máu) có hai loại kháng thể (KT) kháng A (gọi tắt là KT A) và KT kháng B (gọi tắt là KT B).

KN và KT là hai thành phần đối nghịch và "triệt tiêu nhau" nên KN và KT cùng tên không thể có mặt đồng thời. Chính vì vậy:

Nếu hồng cầu mang KN A thì huyết thanh chứa KT B.

Ngược lại: Hồng cầu mang KN B thì huyết thanh chứa KT A.

Thú vị: Hồng cầu mang KN AB nhưng trong huyết thanh không có cả hai loại KT A và B.

Hồng cầu mang KN O thì huyết thanh có cả hai loại KT A và B.

Nhận và cho[sửa]

Ta không quyết định được nhóm máu của mình. Nhóm máu do yếu tố di truyền quy định. Hiện nay có 20 hệ thống xác định nhóm máu nhưng hệ thống ABO và Rh là thông dụng nhất. VLOS sẽ có bài viết giới thiệu cụ thể hơn về hệ thống Rh. Nguồn Nobelprize.org

Nhóm máu A có thể nhận nhóm A và O

Nhóm máu B có thể nhận của nhóm B và O

Nhóm máu AB có thể nhận của tất cả các nhóm A, B, AB và O. Nhóm máu AB là nhóm "nhận được tất".

Nhóm máu O chỉ có thể nhận được từ người mang nhóm máu O. Nhóm máu O là nhóm "cho được hết" nhưng "chỉ nhận của người giống mình".

Quy định nhóm máu[sửa]

Nhóm máu A: KN A trên bề mặt hồng cầu và KT B trong huyết tương có KT B
KN H là tiền thân của hệ thống KN ABO. Gene mã hóa KN H nằm trên NST 19 và chứa 3 đoạn DNA với kích thước 5kb mã hóa cho enzym fucosyltransferase tham gia vào quá trình tổng hợp KN H của hống cầu. KN H bao gồm chuỗi carbohydrat liên kết với protein.
Nhóm máu B: KN B trên bề mặt hồng cầu, KT A trong huyết tương có KT B
Gene mã hóa KN ABO nằm trên NST 9 và chứa 7 đoạn trình tự với kích thước 18 kb. Đoạn thứ 7 có kích thước lớn và quan trọng nhất. ABO có 3 allele là A, B và O. Allele A mã hóa enzym glycosyltransferase có tác dụng nối α-N-acetylgalactosamine với đầu tận cùng D-galactose của KN H để hình thành KN A. Allele B may hóa enzym glycosyltransferase có tác dụng nối α-D-galactose với đầu D-galactose của KN H để hình thành KN B. Trong trường hợp đoạn trình tự số 6 bị thiếu một nucleotide Guanine ở vị trí 261 dẫn đến các enzym được tổng hợp không có hoạt tính vì vậy KN H không bị biến đổi. Máu mang hồng cầu với KN H "không biến đổi" này chính là máu nhóm O.
Nhóm máu AB: KN A và B trên bề mặt hồng cầu, không có KT A và B trong huyết tương

Khi vừa mới sinh ra trong máu không có KT kháng A và KT kháng B. Những KT này hình thành trong năm đầu tiên của cuộc đời. do tác động của các yếu tố môi trường (thực phẩm, vi khuẩn, vi rút). Người ta cho rằng các yếu tố bên ngoài tương tự như KN A và KN B có thể kích thích cơ thể hình thanh KT chống lại chúng. Cũng như vậy sự hiện diện của các KN tương tự này cũng có thể gây "phản ứng nhầm lẫn" trong quá trình truyền máu.

Nhóm máu O: Không có KN A và B trên bề mặt hồng cầu nhưng huyết tương có cả hai loại KT A và B
.

KT kháng A và KT B thường là các globulin miễn dịch (các IgM). Chúng không có khả năng qua được nhau thai để vào hệ tuần hoàn của bào thai.

Hệ thống ABO cũng có mặt ở khỉ, tinh tinh, gôrila

Nhóm máu ở chó[sửa]

Cũng như cách gọi tên nhóm máu ở người, cách đặt tên nhóm máu ở chó căn cứ vào sự hiện diện của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của chó (Dog Erythrocyte Antigen; viết tắt DEA).

Hơn 13 nhóm máu của chó đã được xác định trong đó 8 nhóm (1. 1, 1.2, 3, 4, 5, 6, 7 được công nhận chính thức. DEA 7 tương tự KN A ở người. Tuy vậy các KN DEA khác cũng mang nhiều đặc điểm của KN A. Trong khi đó KT B là loại KT hay gặp ở chó [4][5][6].

Phản ứng KN-KT giữa DEA 1.1 và DEA 1.2 có thể gây dung huyết cấp tính khi truyền máu. Trong khi đó phản ứng giữa DEA 3, 5 và 7 có thể dẫn đến giảm hồng cầu trong khi phản ứng KN-KT DEA 4 không gây ảnh hưởng.

Kháng nguyên DEA4 và DEA6 xuất hiện trên bề mặt hồng cầu của 98% chó. Máu của chó mang một trong hai KN DEA4 hoặc 6 có thể cho hầu hết những cá thể khác.

Bất cứ loại DEA nào cũng có thể kích thích đáp ứng miễn dịch ở chó nhận trong đó phản ứng với DEA 1.1+ là nghiêm trọng nhất. Như vậy việc xác định DEA 1.1+ được chú trọng trong truyền máu.

Hiện trên thị trường có 3 hệ thống khác nhau để xác định DEA 1.1+. Hệ thống ID GEL TEST (của DiaMed) có thể cho kết quả trong 20 phút trong đó 10 phút ủ KN-KT và 10 phút ly tâm. Hệ thống Alvedia QUICK TEST dựa trên nguyên lý sử dụng kháng nguyên đơn dòng kết hợp trên màng trong đó hồng cấu mang DEA 1.1+ sẽ được giữ lại và hiện một băng màu đỏ ở vị trí trung gian của màng phản ứng. Trong khi đó Quick Test dễ sử dụng và không yêu cầu các nguyên liệu khác cho quá trình xét nghiệm và cho kết quả sau vài phút. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi hơn (xem thêm www.alvediavet.com).

Theo DMS Laboratories, Inc [7], DEA 1.1+ là nhóm máu được chú trọng nhất. 33 đến 45% chó mang KN DEA 1.1+ thuộc nhóm "nhận của bất cứ ai" (nghĩa là chúng có thể nhận máu của bất cứ "người bạn nào" mà không lo phản ứng dung huyết truyền máu (Hemolytic Transfusion Reaction: "HTR"). Chó có kiểu DEA 1.1- có thể xem như nhóm "cho ai cũng được".

Không bao giờ đem truyền máu DEA 1.1+ cho chó DEA 1.1- (có thể gây chết trong vóng ít giờ).

Tham khảo[sửa]

  1. Landsteiner K (1900). "Zur Kenntnis der antifermentativen, lytischen und agglutinierenden Wirkungen des Blutserums und der Lymphe". Zentralblatt Bakteriologie 27: 357–62.
  2. Giải Nobel Y học 1930[1]
  3. von Decastello A, Sturli A (1902). "Ueber die Isoagglutinine im Serum gesunder und kranker Menschen". Mfinch med Wschr 49: 1090–5.
  4. Symons M, Bell K. Expansion of the canine A blood group system. Anim Genet 1991;22(3):227-35.
  5. Symons M, Bell K. Canine blood groups: description of 20 specificities. Anim Genet 1992;23(6):509-15.
  6. Andrews GA, Chavey PS, Smith JE. Reactivity of lichen lectins with blood typed canine erythrocytes. Res Vet Sci 1992 Nov;53(3):315-9.
  7. Xác định nhóm máu DEA 1.1+ theo DMS Laboratories, Inc. [2]

Đang viết tiếp. Xem các bài khác

Liên kết đến đây