Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết khả năng ca hát của bạn
Từ VLOS
(đổi hướng từ Nhận biết Khả năng Ca hát của Bạn)
Trong nhà tắm hay trong ô tô, giọng ca của bạn có thể ví với một ngôi sao ca nhạc, nhưng làm thế nào để bạn biết được mình có thực sự hát được hay không? Với mong muốn đánh giá giọng hát của mình, bạn có thể thấy khó khăn khi biểu diễn trước mọi người mà không biết chắc điều gì sẽ xảy ra. May mắn thay, bạn có thể biết được giọng hát của mình có tốt hay không bằng cách lắng nghe bản thân thật chính xác và tìm kiếm những lời góp ý mang tính chất xây dựng từ người khác.
Mục lục
Các bước[sửa]
Lắng nghe bản thân[sửa]
-
Hãy
thu
âm
lại
giọng
hát
của
mình.
Khoang
xoang
mũi
của
bạn
có
thể
khiến
giọng
hát
mà
bạn
nghe
được
khác
rất
nhiều
so
với
giọng
hát
mà
mọi
người
nghe
được.
Điều
này
có
nghĩa
là
nếu
bạn
muốn
nghe
giọng
mình
theo
cách
mà
những
người
khác
nghe,
bạn
phải
ghi
âm
để
tự
mình
nghe
lại.[1]
Đây
là
cách
dễ
dàng
nhất,
riêng
tư
và
nhanh
nhất
để
biết
được
bạn
có
thể
hát
một
cách
tự
nhiên
hay
không.
- Bạn không cần dùng đến những chiếc micro hay công nghệ thu âm quá hiện đại để biết được mình có hát hay hay không. Phần lớn các máy tính và điện thoại thông minh đều có sẵn micro và phần mềm thu âm. Một cách khác là bạn có thể quay về thời kì tín hiệu analog và sử dụng thiết bị thu âm băng cassette đơn giản hay làm theo cách cực kì cổ điển là thu âm giọng mình trên máy trả lời tự động của người khác.
- Nếu bạn lo lắng khi phải hát trước mặt người khác thì đây là một cách rất tốt để vượt qua nỗi sợ biểu diễn. Chỉ mình bạn nghe bản thu âm đó, bạn có thể hát hết mình mà không sợ ai đánh giá.
-
Chọn
một
đoạn
nhạc
nền.
Dù
bạn
có
tin
những
màn
thử
giọng
trên
American
Idol
hay
các
chương
trình
tìm
kiếm
tài
năng
khác
đến
thế
nào
thì
việc
hát
chay
(mà
không
có
nhạc
đệm)
không
phải
là
cách
tốt
nhất
để
biết
được
giọng
hát
của
bạn
có
hay
hay
không.
Việc
tìm
cho
mình
một
bài
nhạc
đệm
như
một
bản
karaoke
là
rất
quan
trọng
để
xác
định
khả
năng
hát
đúng
tông
và
đúng
giai
điệu
của
bạn.
Những
bản
karaoke
đều
có
sẵn
trên
mạng,
đặc
biệt
là
trên
YouTube.
- Bạn có thể tìm thấy trên mạng phiên bản MIDI giản lược và miễn phí của những bài hát nhạc pop hay những ca khúc kinh điển trong quá khứ mà mình muốn thể hiện. Chúng có thể không được như các bản nhạc nổi tiếng nhưng cũng giúp bạn có giai điệu để luyện tập. Bạn cũng có thể tìm đến những bài hát đã được cài sẵn ở đàn óc-gan Casio hay những bản nhạc nền của các bài hát trong album mà bạn có.
-
Hát
ở
nơi
riêng
tư.
Khi
đã
chọn
được
bài
hát
và
thiết
bị
thu
âm
cho
mình,
hãy
tìm
một
nơi
thật
yên
tĩnh
để
thử
khả
năng
ca
hát
của
bạn.
Làm
cách
này
bạn
sẽ
không
phải
lo
lắng
xem
có
ai
nghe
thấy
giọng
mình
và
đánh
giá
mình
hay
không.
Cho
chạy
bài
hát
và
nhấn
nút
thu
âm.
- Nếu bạn có tầng hầm hay ga-ra, hãy trốn vào đó hoặc đợi đến khi bạn được ở một mình. Bạn cũng có thể ngồi trong xe một lúc và thu âm giọng hát mình ở đó.
- Hãy nhớ rằng không phải bạn đang cố gắng thu âm một bản hit để phát hành trên đài. Bạn chỉ đang cố gắng đánh giá xem giọng hát của mình hay đến đâu thôi. Đừng lo lắng về việc hát đúng cả bài hay chất lượng bản thu âm.
- Hãy hát một cách tự nhiên. Một giọng hát hay không cần thiết phải theo các kĩ thuật thanh nhạc như Mariah Carey. Nếu bạn không làm được như vậy thì cũng đừng lo lắng. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn có thể hát đơn giản và đúng giai điệu. Hãy quên đi việc luyến láy tạo độ rung hay để giọng mình bay bổng khắp nơi. Bạn chỉ cần thể hiện ca khúc theo cách đơn giản nhất hoặc hát thật thoải mái là được.
-
Nghe
bản
thu.
Đây
là
thời
điểm
quyết
định
của
bạn!
Sau
khi
bạn
đã
thu
âm
xong,
hãy
hít
một
hơi
thật
sâu
và
nhấn
nút
bật
bản
thu.
Hãy
lắng
nghe
cách
bạn
chuyển
giữa
các
thay
đổi
hợp
âm
trong
bài
hát,
nghe
xem
bạn
có
thể
theo
kịp
giai
điệu
và
hát
đúng
các
nốt
mà
bài
hát
yêu
cầu
hay
không.
- Nghe bản thu bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể nghe trên bộ loa máy tính rẻ tiền của bạn, sau đó cắm bản thu vào và lắng nghe trên loa ô tô rồi nghe thử bằng tai nghe. Một vài bản thu nghe không hay trên những bộ loa rẻ tiền nhưng lại hay hơn nhiều khi nghe bằng những tai nghe chất lượng cao. Hãy lắng nghe thật kĩ một vài lần.
-
Tìm
một
ca
khúc
trong
quãng
giọng
của
bạn
nếu
bạn
không
thích
những
gì
mình
nghe
được.
Các
giọng
hát
không
giống
nhau,
và
chúng
ta
không
thể
hát
các
ca
khúc
ở
cùng
một
quãng
giọng.
Đó
là
lí
do
các
hợp
âm
được
sáng
tạo
nên
từ
các
kiểu
giọng
khác
nhau,
và
các
bài
hát
được
viết
cho
những
quãng
giọng
khác
nhau.
Nếu
bản
thu
của
bạn
nghe
không
hay,
có
lẽ
là
vì
bạn
đã
chọn
bài
hát
mình
thích
thay
vì
chọn
bài
hát
nằm
trong
quãng
giọng
của
mình.
- Lời khuyên nho nhỏ: tải về một ứng dụng phát hiện âm đơn giản có khả năng phân tích giọng hát của bạn rồi hát lên trong quãng giọng bình thường của mình. Khi hát một mình, quãng giọng nào khiến bạn thấy thoải mái nhất? Hãy hát theo quãng đó. Kiểm tra xem giọng hát đó nằm trong khoảng âm nào của ứng dụng phát hiện âm.
- Sau đó hãy thử hát nốt thấp nhất và nốt cao nhất của bạn, rồi ghi lại trên giấy. Tìm xem có bao nhiêu nốt giữa nốt thấp nhất và nốt cao nhất và bạn sẽ phần nào nắm bắt được quãng giọng của mình. Chọn một ca khúc phù hợp với quãng giọng đó.
- Làm một bài kiểm tra điếc âm. Điếc âm là một hiện tượng có thật. Một số người không thể vừa nghe giai điệu vừa hát khớp với giai điệu đó, trong khi đây đương nhiên là một kĩ năng bắt buộc để hát đúng. Sau khi thu âm và lắng nghe giọng của mình, hãy làm một bài kiểm tra điếc âm nhanh chóng và miễn phí trên mạng [1].
Thử giọng của bạn trước những người khác[sửa]
-
Hãy
biểu
diễn
cho
gia
đình
của
bạn.
Bạn
đã
thử
những
cách
tốt
nhất
để
xác
định
xem
mình
có
thể
hát
được
hay
không:
bạn
chọn
một
bài
hát
trong
quãng
giọng
của
mình,
học
cách
hát
theo
đúng
kĩ
thuật
và
luyện
tập
đến
khi
bạn
đã
hoàn
toàn
ghi
nhớ.
Giờ
đã
đến
lúc
thử
giọng
của
bạn
trước
gia
đình.
- Chọn một căn phòng giúp thể hiện tốt nhất giọng ca của bạn. Một căn phòng rộng với trần nhà cao sẽ khiến cho giọng của bạn nghe hay hơn là một tầng hầm trải thảm có trần thấp.
- Nếu bạn lo lắng hay xấu hổ, hãy dừng lại và bắt đầu lại từ đầu. Không phải bạn đang ở trên sân khấu, việc này là để tập trung vào giọng hát chứ không phải nỗi sợ sân khấu của bạn. Những nỗi sợ đó sẽ được đề cập sau.
- Khi bạn đã hoàn thành phần trình diễn của mình, hãy nhờ gia đình bạn nói lên ý kiến chân thành của họ. Dù họ có nói gì, bạn cũng đừng quá coi trọng vì có thể họ sẽ cố gắng không làm bạn buồn hay trêu chọc nhẹ nhàng như một số gia đình vẫn thường làm. Tuy nhiên, phản ứng của họ sẽ cho bạn đôi chút gợi ý về giọng hát của bạn. Nếu bạn đủ tự tin để tiếp tục, đã đến lúc chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
-
Biểu
diễn
ở
nơi
công
cộng.
Có
rất
nhiều
cơ
hội
để
bạn
biểu
diễn
ở
chỗ
đông
người:
bạn
có
thể
đến
hát
tự
do
buổi
tối
ở
một
câu
lạc
bộ
hay
longue,
đăng
kí
thi
tài
năng
hoặc
hát
karaoke.
Tìm
địa
điểm
phù
hợp
với
bạn
và
chuẩn
bị
hát
một
ca
khúc
trước
mặt
những
người
lạ.
- Khi hát, hãy quan sát phản ứng của đám đông. Họ sẽ không cố gắng nâng đỡ lòng tự trọng của bạn như gia đình bạn, vì vậy bạn có thể biết được giọng hát của mình có dễ nghe hay không một cách rõ ràng hơn.
- Nhờ một người bạn trong đám đông để hỏi những người lạ xem họ có nghĩ bạn là một người hát hay không. Những người lạ ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng thích bị hỏi ý kiến, nên bạn cũng đừng đặt tương lai ca hát của mình trong tay họ, chỉ cần thu thập các ý kiến và tiếp tục thực hiện các bước để xác định giọng hát của bạn có khả năng ca hát hay không.
-
Hãy
thử
hát
rong.
Một
cách
khác
để
nhận
được
phản
hồi
từ
công
chúng
là
hát
rong
ở
một
ga
tàu
hay
một
khu
mua
sắm.
Nếu
có
thể,
hãy
chuẩn
bị
một
chiếc
micro
và
một
chiếc
amply
nhỏ
để
thu
hút
mọi
người
đến
nghe
giọng
ca
của
bạn.
Bạn
có
thể
hát
miễn
phí
hoặc
đặt
một
cái
mũ
hay
chiếc
bát
trước
mặt
để
kiếm
chút
tiền
khi
thực
hiện
thí
nghiệm
cá
nhân
này.
- Chọn một ca khúc nổi tiếng và đang gây sốt để thu hút mọi người.
- Nếu mọi người có vẻ như cố tránh xa khỏi khu vực của bạn thay vì đi đến gần hơn, giọng hát của bạn có thể không lôi cuốn lắm. Điều này có thể là do amply của bạn kém, vì vậy đừng để điều đó làm bạn chán nản.
- Đừng dựa vào số tiền kiếm được hay số người đến xung quanh để đưa ra kết luận. Những người đang trên đường đi làm hay những người mua sắm bận rộn thường không dành thời gian để dừng lại và khen ngợi những người hát rong, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thích giọng hát của bạn.
Cải thiện khả năng ca hát của bạn[sửa]
-
Học
cách
chấp
nhận
những
lời
phê
bình
mang
tính
chất
xây
dựng.
Nếu
bạn
có
một
giọng
hát
hay
thì
hẳn
là
bạn
đã
biết
rõ
điều
này.
Nếu
không
thì
rồi
bạn
sẽ
biết.
Nhưng
cũng
như
một
người
chơi
ghi-ta
phải
trải
qua
giai
đoạn
lóng
ngóng
gảy
các
dây
đàn,
các
ca
sĩ
cũng
phải
luyện
tập
chăm
chỉ
để
cải
thiện
giọng
hát
của
mình.
Đó
không
phải
là
năng
khiếu.
Đó
là
thứ
mà
bạn
có
thể
cải
thiện
nếu
chuyên
tâm
dành
thời
gian
và
luyện
tập.
- Nếu ai đó nói với bạn rằng bạn không thể hát nhưng bạn vẫn có niềm đam mê ca hát thì hãy tiếp tục luyện tập thật chăm chỉ và cải thiện giọng hát của mình. Đừng lắng nghe những lời xì xào. Kể cả như vậy, một số người không bao giờ hát được dù họ có luyện tập chăm chỉ cỡ nào. Nếu đây là trường hợp của bạn thì chắc hẳn bạn đã biết rõ điều đó.
- Theo học các khoá thanh nhạc. Trả tiền cho ai đó để dạy bạn cách sử dụng giọng hát như một nhạc cụ có thể tạo nên thay đổi rất lớn đối với chất lượng giọng hát của bạn. Chọn một người hướng dẫn mà bạn có thể tin tưởng để cho bạn những phản hồi chân thực về khả năng của mình.
- Gắn bó với nó. Nếu bạn đã kết luận được rằng mình không có năng khiếu ca hát thiên bẩm nhưng vẫn thích ca hát thì hãy tiếp tục luyện tập. Người hướng dẫn có thể giúp bạn tận dụng được hết khả năng ca hát tự nhiên của bạn. Niềm vui ca hát dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ dành cho những ai có năng khiếu bẩm sinh.
-
Hãy
thử
gia
nhập
dàn
đồng
ca
trong
khu
vực.
Hát
trong
một
dàn
đồng
ca
là
cách
tuyệt
vời
để
xác
định
chất
lượng
giọng
hát
của
bạn.
Bạn
sẽ
nhận
được
nhận
xét
từ
người
chỉ
huy
dàn
đồng
ca
cùng
các
thành
viên
khác,
và
biết
đâu
bạn
sẽ
có
cơ
hội
lắng
nghe
giọng
hát
của
mình
trong
một
bản
thu
âm
chuyên
nghiệp.
- Nắm lấy cơ hội được hát một mình. Bạn sẽ được chỉ huy dàn nhạc hướng dẫn riêng nhiều hơn và khi biểu diễn, bạn sẽ nhận được nhiều nhận xét hơn so với khi đứng trong dàn đồng ca.
- Nói chuyện với người chỉ huy dàn đồng ca về những cách tăng cường khả năng ca hát của bạn. Bạn có thể hỏi trực tiếp người chỉ huy xem bạn có tài năng ca hát hay không.
Lời khuyên[sửa]
- Luôn khởi động giọng hát của bạn, nếu không bạn có thể phá hỏng nó và không thể hát trong nhiều ngày!
- Hát với một người bạn có cùng quãng giọng để tìm hiểu cách họ hát cũng như những kĩ thuật mà họ sử dụng. Hãy áp dụng những kĩ thuật đó và thử nghiệm trên máy thu âm của bạn. Một số thiết bị thu âm không chính xác khiến cho giọng hát của bạn nghe thật kinh khủng, vì vậy hãy dùng một thiết bị có chất lượng tốt.
- Cố gắng tìm một bài hát để bắt đầu và sau đó luyện tập hát cả ngày lẫn đêm. Sau đó, hãy hát trước đám đông hay trước một vài người. Nếu rụt rè, bạn có thể quay phim bản thân và đưa phần thu âm lên YouTube.
- Cố gắng tìm một phong cách âm nhạc phù hợp nhất với bạn. Khi viết nhạc, bạn cũng đừng sợ sáng tạo. Nhớ rằng nguyên tắc duy nhất trong âm nhạc chỉ cần có các nốt nhạc, có lời hát hoặc một âm thanh nào đó.
- Bạn cũng có thể hát và đeo tai nghe. Đừng đeo quá chặt nhưng đủ chắc chắn để không rơi ra hay đủ để bạn không phải nghe những âm thanh bên ngoài. Hoặc bạn chỉ cần nhét ngón trỏ vào một bên lỗ tai.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng để giọng hát của bạn bị quá sức và hãy uống thật nhiều nước.
- Chuẩn bị tinh thần lắng nghe những lời chỉ trích.
- Đừng tự làm mình xấu hổ! Nếu bạn thực sự không thể hát, có lẽ bạn hãy tự luyện tập cho đến khi sẵn sàng. Đừng biểu diễn trước đám đông với giọng hát như mèo cào!