Nhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cũng giống như con người, chó rất dễ bị trầm cảm. Trầm cảm thường là do thay đổi trong thói quen sống, chẳng hạn như mất bạn đồng hành, chuyển nhà hoặc có thêm thành viên mới trong nhà. Chó bị trầm cảm có thể thay đổi cả về hành vi (thiếu sức sống, đi tới đi lui, chán ăn) lẫn ngôn ngữ cơ thể (rũ đuôi và cụp tai). Bạn cần nhận biết dấu hiệu trầm cảm để áp dụng phương pháp giúp chó hồi phục tinh thần.

Các bước[sửa]

Xác định những thay đổi trong hành vi[sửa]

  1. Chú ý dấu hiệu sống thu mình của chó. Thông thường, chó khỏe mạnh sống rất hòa đồng và vui vẻ. Nếu chó không hào hứng đón bạn về nhà (chậm chạp, ít vẫy đuôi, ít di chuyển) hoặc không còn hứng thú với hoạt động yêu thích thường ngày, chó có thể đang bị trầm cảm.
    • Thay vì chạy ra cửa để đón khách, chó bị trầm cảm có thể lẻn đi hoặc tìm một góc cuộn tròn vào và ngủ.
    • Bạn nên đặc biệt chú ý nếu chó né tránh bạn. Chó né tránh thường là do bị thương, ốm, hoặc trầm cảm.[1]
    • Mặt khác, chó bị trầm cảm có thể đi theo chủ khắp mọi nơi nhưng tuyệt nhiên không muốn giao tiếp với chủ.[2]
  2. Chú ý nếu chó ham hoạt động trở nên biếng nhác. Chó vui vẻ bình thường lúc nào cũng dồi dào năng lượng. Bạn đi được một quãng đường, chó có thể đi gấp 4 lần quãng đường đó rồi trở lại và cứ thế tiếp tục. Chó có thể hối thúc bạn ném bóng liên tục và đến lúc tay bạn rã rời thì chó vẫn chưa thấy mệt.
    • Tuy nhiên, khi bị trầm cảm, chó không còn vểnh tai lên nghe mệnh lệnh của bạn nữa. Thay vì hào hứng đi dạo công viên, chó sẽ chúc đầu xuống và bước đi chậm chạp theo chân bạn. Khi bạn dừng lại để nói chuyện người khác, chó có thể ngồi, thậm chí nằm xuống.
    • Nếu bị trầm cảm, chó có thể chuyển từ ham hoạt động và tràn đầy năng lượng sang lười hoạt động và trở nên thờ ơ.[3]
  3. Chú ý nếu chó tới đi lui. Đi lang thang từ phòng này sang phòng nhưng vẫn không thể tìm được một nơi để nằm xuống có thể là dấu hiệu chó bị trầm cảm.[2]
  4. Quan sát những thay đổi trong giấc ngủ. Chó thường ngủ nhiều, đặc biệt khi chủ không có nhà. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm nếu chó tiếp tục ngủ khi bạn về nhà hoặc thích cuộn tròn lại thay vì tiếp cận thứ gì đó thu hút chó ngoài cửa như người đưa thư hoặc chó lạ.[1]
  5. Lưu ý sự thay đổi trong chế độ ăn của chó. Chó bị trầm cảm có thể ăn ít lại và sụt cân.[4] Mặt khác, giống như con người, chó bị trầm cảm cũng có thể ăn nhiều hơn bình thường để cảm thấy thoải mái. Bạn nên chú ý nếu chó:[1] Watch for:
    • Không chịu ăn món yêu thích.
    • Tăng cân hoặc sụt cân.
  6. Xác định xem hành vi phá hoại hoặc tai nạn trong nhà của chó có phải do trầm cảm hay không. Chó cắn xé giày, nhai tường, sách, đồ đạc hoặc gối thường là dấu hiệu thiếu hoạt động và có thể dẫn đến trầm cảm. Chó bị trầm cảm cũng có thể dễ bị tai nạn trong nhà. Bạn không nên nổi giận với chó mà nên đưa chó ra ngoài nhiều hơn để chó có thời gian đi vệ sinh.[4]
  7. Chú ý nếu chó trở nên dữ dằn. Nếu chó bắt đầu giơ nanh, gầm gừ hoặc trở nên dữ dằn khi bạn tìm cách tiếp xúc, chó có thể đang bị trầm cảm. [5]

Quan sát ngôn ngữ cơ thể của chó[sửa]

  1. Quan sát mắt chó. Chó thường thu nhỏ đôi mắt bằng cách nheo mắt khi bị đau đớn, căng thẳng hoặc trầm cảm.[6] Chó bị trầm cảm cũng có thể miễn cưỡng tiếp xúc bằng mắt với bất cứ ai, ngay cả với chủ.
    • Tuy nhiên, một số con chó có đôi mắt "buồn" bẩm sinh chứ không phải trầm cảm, vì vậy bạn nên dùng cảm giác để chẩn đoán trầm cảm cho chó.
  2. Quan sát dấu hiệu rũ tai hoặc tai dựng ngược.[4] Chó bị trầm cảm thường thiếu nhạy cảm với âm thanh xung quanh. Ví dụ, chó sẽ không vểnh tai lên khi nghe những âm thanh thu hút như tiếng gọi tên, tiếng vòng cổ và trở nên trì trệ với cuộc đi dạo.
  3. Theo dõi dấu hiệu liếm chân. Chó bị trầm cảm có thể liếm hoặc gặm chân để tìm sự thoải mái.[1]
  4. Chú ý cách chó dựng đầu. Chó bị trầm cảm có xu hướng hạ thấp đầu khi đứng hoặc ngồi. Khi nằm, chó thường thích đặt cằm lên sàn nhà hoặc hiếm khi dựng đầu lên để phản ứng với hoạt động xung quanh.
  5. Theo dõi cách chó dựng đuôi. Khi chó bị trầm cảm, đuôi chó có thể chúc xuống, thò xuống 2 chân[4] và không còn vẫy dễ dàng như trước. Khi bạn khuyến khích chó vẫy đuôi, chó chỉ chuyển động đuôi một cách vu vơ và nửa vời.[7]
  6. Chú ý tư thế tổng thể của chó. Chó bị trầm cảm có xu hướng đi đứng thụ động, cúi đầu, rũ đuôi và lười phản ứng với hành động của bạn. Bạn sẽ thấy chó trở nên chậm chạp và không còn thích thú với những gì xảy ra xung quanh.
  7. Chú ý dấu hiệu rụng lông. Chó căng thẳng thường bị rụng nhiều lông. [6] Nếu lông dính đầy tay khi bạn vuốt ve chó hoặc lông chó vương vãi khắp sàn nhà, chó rất có thể đang bị trầm cảm.

Biết nên làm gì tiếp theo[sửa]

  1. Đảm bảo chó không bị bệnh. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu chó cư xử khác thường. Dấu hiệu trầm cảm và bệnh tật thường rất khó phân biệt vì cùng có những triệu chứng chung như chán ăn và lười hoạt động. [8]
  2. Hiểu nguyên nhân gây trầm cảm. Chó khỏe mạnh sẽ không bị trầm cảm mà không có lý do. Vì vậy, bạn nên cân nhắc xem tình trạng xuống tinh thần của chó có liên quan đến sự kiện gần đây hay không. Chó thường bị thói quen chi phối, vì vậy, nguyên nhân trầm cảm thường là do một thay đổi trong cuộc sống hằng ngày. [9] Những thay đổi trong thói quen thường gây trầm cảm cho chó là:
    • Căng thẳng: Bất cứ thứ gì ngăn cản chó nhận được sự quan tâm như bình thường đều khiến chó căng thẳng.
    • Chủ làm việc ở nhà bỗng dưng ra ngoài làm việc.
    • Có thêm thành viên mới (em bé hoặc chó con) trong nhà.
    • Sự ra đi đột ngột của bạn đồng hành (người hoặc chó).
    • Chuyển nhà.
    • Quay về nhà cũ.
    • Nâng cấp và đổi mới cấu trúc nhà.
  3. Dành nhiều thời gian hơn cho chó. Bạn nên tăng cường đi dạo với chó và chơi các trò chơi mà chó thích (ném gậy, kéo co). Bạn cũng có thể thử các môn thể thao giúp chó tăng cường tính linh hoạt, dạy chó pha trò hoặc dắt chó đến công viên dành cho chó. Khi xem TV, bạn nên ngồi trên sàn nhà cùng với chó thay vì ngồi trên ghế. Dù làm gì, bạn cũng nên đảm bảo cả người và chó đều vui vẻ. Dành nhiều thời gian chơi với chó là cách giúp chó vượt qua trầm cảm hiệu quả nhất.
  4. Giúp chó hòa nhập. Nếu chó vừa mới mất đi người bạn chó thân thiết nhất, bạn có thể cân nhắc cho chó làm quen với bạn mới. Nếu chó phải ở nhà một mình hàng tiếng đồng hồ, bạn có thể nhờ dịch vụ chăm sóc chó vài ngày trong tuần hoặc nhờ người dắt cho đi dạo. Bạn cũng nên lên kế hoạch dẫn chó đi chơi công viên để chó hòa nhập hơn.[10]
  5. Khen thưởng nếu chó cư xử đúng mực. Chủ thường cuống quýt lên khi chó cư xử bất thường và đây chính là sai lầm nhiều người thường mắc phải.
    • Ví dụ, tỏ ra cuống quýt khi chó không chịu ăn là bạn đang vô tình khiến chó hiểu lầm không ăn là một hành động thông minh.
    • Cách xử lý tình huống này tốt nhất là đặt bát thức ăn xuống và bỏ mặc chó cho đến khi chó quyết định ăn. Sau khi chó ăn một miếng, bạn có thể động viên chó tiếp tục bằng cách khen ngợi chó.
    • Bạn nên khuyến khích nhưng hành vi tích cực thay vì tiêu cực để giúp chó vượt qua trầm cảm.
  6. Mang lại cảm giác an toàn cho chó bằng cách duy trì thói quen bình thường. Bạn nên cố gắng cho chó bị trầm cảm hoạt động bình thường như mọi ngày để chó cảm thấy an toàn và ổn thỏa với mọi thứ xung quanh.
  7. Bạn nên đưa chó đi khám chuyên gia hành vi động vật nếu chó bị trầm cảm không dứt. Chó có thể bị mất cân bằng hóa chất và cần uống một số thuốc điều trị như Prozac, cũng như tham gia chương trình điều chỉnh hành vi để vượt qua trầm cảm.

Lời khuyên[sửa]

  • Khi tìm dấu hiệu trầm cảm của chó, bạn nên ghi nhớ ngôn ngữ cơ thể và thói quen bình thường của chó. Bạn không cần phải bận tâm nếu chó ngoan nhưng thường không chịu đứng dậy sủa người lạ. Tuy nhiên, nếu chó hòa đồng và thích đi chơi bỗng dưng lười đứng dậy, chó có thể đang bị trầm cảm.
  • Chó bị trầm cảm khi bạn đang ở nhà không phải là dấu hiệu tốt. Thiếu quan tâm, lười dắt chó đi dạo hay để mặc chó một mình ngoài sân là dấu hiệu bạn không thực sự biết điều gì là tốt nhất cho chó. Chó vốn dĩ là động vật sống theo bầy đàn nên việc để mặc chó không chăm sóc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, thậm chí cả cuộc đời được xem là hành động ngược đãi chó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]