Nhận biết nếu mối quan hệ đã đến hồi kết

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn nhận ra rằng mối quan hệ tình cảm của bạn đã còn không tốt đẹp như nó đã từng. Đã qua rồi cảm giác hồi hộp, bồn chồn và giờ bạn lại thấy sợ hãi khi đối phương trở về nhà. Thật khó khăn để thừa nhận rằng mối quan hệ của bạn có thể đã đến hồi kết, nhưng điều quan trọng là phải chấm dứt một mối quan hệ không còn cảm xúc và khiến bạn không hạnh phúc. Có thể bạn nghĩ rằng hai bạn chỉ đang trải qua giai đoạn khó khăn, cũng có khả năng như vậy, nhưng có một vài dấu hiệu quan trọng để bạn biết có lẽ đã đến lúc kết thúc mối quan hệ này.

Các bước[sửa]

Suy ngẫm về Cách Hai bạn Giao tiếp với nhau[sửa]

  1. Ghi chú việc bạn thường tranh cãi với người yêu ra sao. Cãi nhau có thể được xem là một cách lành mạnh và hiệu quả để chia sẻ và giải quyết xung đột. Tuy nhiên, cãi nhau liên tục và dành hầu hết thời gian ở bên nhau để cãi nhau có thể là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang trên đà kết thúc.
    • Cãi nhau vì chuyện vụn vặt có thể là lời cảnh báo cần phải chú ý hoặc là một cách để gây sự, và cũng là một dấu hiệu kết thúc.
    • Sau cuộc tranh cãi nếu bạn cảm thấy tức giận, bực bội, đau khổ, và không muốn làm hòa thì đó chính là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang đổ vỡ.[1]
  2. Quan sát để biết mức độ thường xuyên mà bạn chia sẻ cảm xúc của mình. Nền tảng quan trọng của một mối quan hệ là trò chuyện, chia sẻ nhu cầu và cảm xúc riêng của bạn và thấu hiểu nhu cầu và cảm xúc của người yêu.[2] Nếu bạn cảm thấy người yêu không hiểu được cảm xúc trong bạn, và bạn cũng không tài nào hiểu được anh ấy/cô ấy cảm thấy như thế nào, thì mối quan hệ giữa hai bạn đang gặp phải khó khăn thực sự.
    • Sự thất bại trong giao tiếp, chia sẻ có thể bắt đầu từ việc nhỏ nhặt như là không hỏi thăm nhau về những gì đã xảy ra trong ngày. Tuy vậy, điều này có thể dẫn đến sự thờ ơ, không quan tâm cảm giác của nhau.
    • Nếu bạn nhận ra bản thân đang không muốn lắng nghe người yêu của mình hoặc anh ấy/cô ấy không thèm lắng nghe khi bạn trò chuyện, thì hai bạn không thể giao tiếp một cách hiệu quả được, và đó chính là vấn đề.[3]
  3. Chú ý cách bạn nói về tương lai cùng nhau. Từ chối bàn bạc về những việc sắp tới của hai bạn có thể là một phương pháp tránh né sự thật là bạn không thể tưởng tượng ra cảnh sống cùng với anh ấy/cô ấy lâu hơn nữa. Điều này có thể cũng có nghĩa là bạn không thể hình dung ra được một tương lai ở bên cạnh người yêu của mình, và đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc nói lời chia tay.[4]
    • Nếu bạn chưa từng nói về việc kết hôn hoặc con cái, thì có thể là bạn nghĩ rằng anh ấy/cô ấy không phải là đối tượng dành cho bạn.
    • Nếu bạn trì hoãn trả trả lời thiệp cưới, do dự lên kế hoạch du lịch cùng nhau, hoặc không hứng thú dành kỳ nghỉ bên nhau bởi vì bạn không biết liệu mối quan hệ này có lâu dài không, thì đây là lúc nên kết thúc mối quan hệ này.
  4. Cân nhắc mức độ thể hiện sự yêu thương qua lời nói của bạn dành cho người yêu. Sự giao tiếp trìu mến, nhiệt tình là một nền tảng quan trọng để phát triển và duy trì một mối quan hệ. Khi bạn thôi không bày tỏ tình yêu qua lời nói, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn không thể nghĩ ra bất cứ điều gì tốt đẹp để nói với anh ấy/cô ấy hoặc là bạn không muốn nói lời ngọt ngào với họ nữa. Sự vắng mặt của ngôn ngữ yêu thương và giao tiếp chính là dấu hiệu nguy hiểm báo động nguy cơ một mối quan hệ đã đến hồi kết.[5][6]
    • Thiếu đi câu nói “Anh yêu em”, những mẫu tin ngắn dễ thương và tin nhắn yêu thương bất ngờ là tất cả dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang có vấn đề.
  5. Chú ý cách bạn chia sẻ về người yêu của mình với người khác. Những người có mối quan hệ tốt đẹp thường thích thú chia sẻ điểm tích cực hoặc thành tích của người mình yêu với người khác. Nếu bạn nói về người yêu một cách tiêu cực khi đang ở cùng bạn bè, thì đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này khiến bạn buồn phiền. Nói về người yêu theo cách tiêu cực thể hiện sự không tôn trọng và thường chỉ ra một số vấn đề rạn nứt nghiêm trọng hơn mà hai bạn đang gặp phải.[7]
    • Việc tâm sự với bạn thân về vấn đề của mối quan hệ và việc kể lể với bạn bè rằng bạn đang chán ngán hoặc không hạnh phúc với người yêu hiện tại là khác nhau. Nhưng nếu bạn tin vào người bạn thân đó và thường xuyên kể cho họ nghe về mối quan hệ khiến bạn không hạnh phúc, thì đây là lúc nên kết thúc mọi chuyện.

Tìm hiểu Suy nghĩ và Cảm giác của bạn Dành cho Người yêu[sửa]

  1. Thừa nhận mức độ mà bạn thích thú ở đối phương. Anh ấy đã từng khiến bạn hồi hộp, nôn nao trong lòng, nhưng bây giờ bạn không còn cảm thấy phấn khích khi anh ấy ở bên cạnh. Nếu bạn luôn cảm thấy buồn chán khi ở cùng với người mình yêu, hoặc thậm chí chán với suy nghĩ phải gặp gỡ hay hẹn hò với anh ấy, thì có nghĩa là trái tim của bạn không còn đặt vào mối quan hệ này nữa.
    • Mối quan hệ giữa bạn và anh ấy sẽ không phải lúc nào cũng luôn thú vị. Nhưng bạn vẫn có chút mong đợi khi anh ấy về nhà vào buổi tối hoặc khi cùng nhau hẹn hò.
  2. Đánh giá sự hấp dẫn của bạn trong mắt người yêu. Sức hút cơ thể là điều quan trọng đối với cả nam và nữ, nhất là khi ở bên nhau trong 7 năm đầu.[8] Nét hấp dẫn ở cơ thể thường là điều đầu tiên thu hút hai bạn lại với nhau. Nhưng nếu bạn tự thấy bản thân đang sao lãng hoặc cảm thấy bị chán ghét hoặc bị cự tuyệt bởi người yêu, thì mối quan hệ của bạn sẽ không thể kéo dài được.
  3. Hình dung tương lai của bạn khi không có đối phương. Vạch ra hy vọng và mơ ước cho tương lai và nghĩ xem liệu anh ấy/cô ấy có đang đứng bên cạnh bạn khi bạn hiện thực hóa mọi giấc mơ. Việc tưởng tượng một tương lai tốt đẹp hơn khi không có đối phương hoặc một viễn cảnh mà họ vắng mặt chính là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang trên đà thất bại.
  4. Quyết định nếu bạn vẫn muốn chia sẻ sở thích và mục tiêu với nhau. Có thể hai bạn có chung nhiều điểm khi lần đầu gặp mặt, nhưng giờ đây bạn nhận ra rằng bạn không còn chia sẻ các mục tiêu, sở thích, hoặc niềm tin với nhau nữa. Khi mối quan hệ tiến triển, cả hai bạn sẽ trưởng thành hơn và kết quả là những lý tưởng và mục tiêu của hai bạn sẽ dần khác nhau. Dành thời gian đánh giá lại xem bạn và người yêu có hiểu nhau và có chung mục tiêu sống không.[9]
    • Cuộc trò chuyện bị giới hạn hoặc khiến bạn không thể chịu nổi hoặc không tài nào đồng ý với nhau về một số mục tiêu quan trọng và niềm tin cá nhân chính là dấu hiệu nói lên rằng bạn không còn chia sẻ mục tiêu sống với nhau nữa.
    • Có mục tiêu và sở thích riêng giúp bạn phát triển mối quan hệ tốt đẹp mỹ mãn. Vấn đề bắt đầu khi giá trị và niềm tin của hai bạn trở nên bất đồng và bạn không thể tìm thấy bất cứ điểm chung nào để chia sẻ.[10]

Đánh giá Nền tảng của Mối quan hệ[sửa]

  1. Đánh giá tần suất và niềm đam mê của bạn dành cho chuyện chăn gối. Nếu bạn không có hứng thú, lãnh đạm với những điều tưởng chừng như mãi mãi và thậm chí không khao khát chuyện chăn gối, thì đó có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của một mối quan hệ đang rạn nứt.
    • Cố gắng ghi nhớ lần cuối cùng mà bạn đã quan hệ, và có phải bạn đã trải qua cuộc yêu chỉ vì đó là việc cần làm, và nhớ lại xem bạn có hài lòng hay vui vẻ vì chuyện đó hay không. Nếu chuyện đó đã xảy ra cách đây khá lâu và giống như một nhiệm vụ phải làm hơn là việc bạn tự nguyện, thì mối quan hệ này sẽ không thể tiếp tục được nữa.
    • Đến gặp bác sĩ để biết liệu tần suất chuyện chăn gối thấp là bởi vì sự mất cân bằng hóc môn do có thai hoặc thời kỳ mãn kinh đối với nữ, hoặc đối với nam, thì có thể là do bạn đang trải qua giai đoạn hóc môn nam testosterone thấp.[11]
  2. Đánh giá lòng chung thủy giữa hai bạn. Sự không chung thủy có thể hủy hoại một mối quan hệ bởi vì điều đó đập tan lòng tin và lòng trung thành mà bạn đã cố gắng để gây dựng. Người ta có thể tha thứ cho sự phản bội, nhưng nếu nó trở thành thói quen của một trong hai bạn hoặc cả hai, thì đó là lúc nên kết thúc mối quan hệ này.[12]
    • Trừ phi bạn đã quyết định muốn có một mối quan hệ thoáng, rất khó để vượt qua sự phản bội. Khi một trong hai bạn hoặc cả hai thường xuyên phản bội nhau, và chấp nhận chuyện đó bình thường và theo đúng mong ước, thì mối quan hệ này đã đến hồi kết.
    • Tùy vào ý định, tán tỉnh cũng là một hình thức ngoại tình. Nếu bạn tán tỉnh, ve vãn người khác thường xuyên bởi vì bạn đang khao khát yêu thương và mơ ước được ở cùng người đó, thì bạn đang lừa dối người yêu về phương diện tình cảm, và bạn cần phải tìm ra được nguyên nhân.[13]
  3. Nghiên cứu cách mà đối phương đang cải thiện cuộc sống của bạn. Giống với việc bạn nên lựa chọn bạn bè một cách sáng suốt để bản thân luôn sống tích cực, mối quan hệ của bạn cũng nên nâng đỡ và giúp bạn cải thiện cuộc sống.[14] Nếu bạn đang cảm thấy chùn chân hoặc xem đối phương là gánh nặng, và họ không giúp bạn cải thiện cuộc sống, thì bạn nên thực sự cân nhắc kết thúc mọi chuyện.
  4. Nhận biết bạn bè và gia đình bạn có thường xuyên dành thời gian ở bên bạn và người yêu. Bạn bè và gia đình hiểu bạn nhất và muốn điều tốt đẹp nhất cho bạn. Nếu bạn nhận ra rằng họ đang tránh dành thời gian ở bên bạn và người yêu, thì mối quan hệ của bạn có nguy cơ sớm kết thúc. Có được mạng lưới ủng hộ của bạn bè và gia đình sẽ giúp nâng cao chất lượng của một mối quan hệ.[15]
    • Gia đình và bạn bè thường có yêu cầu cao đối với người yêu của bạn hoặc có thể có tính cách xung đột với anh ấy/cô ấy. Quan trọng là bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa việc chỉ hơi không thích với ấn tượng xấu đi kèm với cảm giác thực sự không thích và không sẵn lòng để thích anh ấy/cô ấy.
  5. Cân nhắc liệu hai bạn đang cùng nhau đóng góp vào cuộc sống của nhau nhiều ra sao. Dù điều quan trọng là duy trì tính độc lập thậm chí trong một mối quan hệ, nếu cuộc sống của hai bạn không hề gắn bó với nhau, thì cả hai đang gặp phải vấn đề. Khi bạn luôn luôn đi chơi với bạn bè mà không có người yêu đi cùng, không ý thức được cuộc sống hàng ngày và thói quen của đối phương, tạo kế hoạch dịp cuối tuần mà không có anh ấy/cô ấy, hoặc không hề cố gắng thêm họ vào trong kế hoạch, thì mối quan hệ của bạn đang trên bờ vực kết thúc.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn thực sự muốn tiếp tục theo đuổi mối quan hệ này bất chấp một số vấn đề, thì bạn sẽ có thể làm được! Bạn có thể nhờ đến chuyên gia tư vấn tình yêu hoặc bác sĩ chuyên khoa, nhưng nếu cả hai bạn sẵn lòng tiếp tục duy trì mối quan hệ này, thì bạn chắc chắn có thể vượt qua mọi giai đoạn khó khăn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn biết rằng bạn nên kết thúc mối quan hệ tình cảm này nhưng bản thân không thể làm được bởi vì bạn cảm thấy có lỗi với người mình đã từng yêu, hoặc nghĩ rằng họ sẽ không tìm được một ai khác, thì bạn chỉ kéo dài nỗi đau thôi. Bạn không thể dự đoán được tương lai của người khác, và mỗi người phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của riêng họ sau khi chia tay.
  • Một khi bạn nhận ra mối quan hệ đã đến hồi kết, bạn nên nói lời chia tay ngay lập tức. Mặc dù điều này nghe có vẻ đau lòng, nhưng nếu bạn chia tay càng sớm, thì bạn sẽ càng cảm thấy nhẹ nhõm hơn, và càng có thể buông bỏ mọi thứ đã qua nhanh hơn.
  • Tất cả các điểm trong bài viết này chỉ ra vấn đề bất thường trong một mối quan hệ rạn nứt, và nếu cả hai bạn không sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cùng nhau, thì tốt hơn là nên chia tay sớm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây