Nhận biết người khác thích bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Để nhận biết một người thích mình, bạn có thể quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Lưu ý sự tiếp xúc ánh mắt. Chú ý đến hành động tiếp xúc cơ thể nhiều hoặc thiếu tự tin, đặc biệt nếu đó là bạn bè. Nhận biết dấu hiệu cơ thể của người e dè, chẳng hạn như ngồi gần bạn hoặc vô tình đụng chạm. Không nên bỏ qua dấu hiệu rõ ràng xuất phát từ tình cảm hiển nhiên.

Các bước[sửa]

Quan sát ngôn ngữ cơ thể[sửa]

  1. Tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể. 93% hình thức giao tiếp đều là không lời.[1] Điều này thể hiện ở tông giọng, nét mặt, cơ thể, và cuối cùng là nội dung lời nói. Nam và nữ đều có chung một vài hành vi ngôn ngữ cơ thể, nhưng vẫn có những tín hiệu tiềm thức đặc biệt mà họ thể hiện khi thích người khác.
  2. Nhận biết dấu hiệu ở nữ giới. Phái nữ có khả năng bộc lộ hơn năm mươi dấu hiệu thông qua ngôn ngữ cơ thể. Bạn không thể nhận biết hết toàn bộ dấu hiệu, nhưng có thể lưu ý những điều sau khi đang hẹn hò hay nói chuyện:
    • Kéo tay áo và để lộ cổ tay. Đây là tín hiệu tốt, và hầu hết phụ nữ không nhận thức được điều này. Đây là hành động để lộ một trong những bộ phận mềm yếu và nhạy cảm của cơ thể.
    • Nàng sẽ cố gắng thu hẹp khoảng cách bằng việc di chuyển đồ uống hoặc thực đơn lại gần bạn.[2]
    • Cô ấy sẽ tìm cách để chạm vào bạn. Một số người thực hiện điều này một cách êm ái. Ví dụ nàng sẽ nói “lại đây” và cho bạn thấy ứng dụng trên điện thoại. Sau đó khi bạn lại gần thì hai cơ thể sẽ chạm nhau.
  3. Nhận biết dấu hiệu ở nam giới. Phái nam thường không thể hiện ngôn ngữ cơ thể nhiều. Một tín hiệu mà bạn nên lưu ý đó là khi chàng trai đẩy vai ra sau và đưa hơi thở xuống lồng ngực. Một dấu hiệu độc đáo khác đó là anh ta đưa ngón tay xuống khóa nịt giống anh chàng cao bồi.[2]
  4. Nhận biết ánh mắt. Ánh mắt là dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể phổ biến chứa đựng nhiều điều. Cả nam và nữ đều dùng ánh mắt khi thích người khác. Không nên nhìn quá lâu, nếu không bạn sẽ phá vỡ điều thần bí xung quanh. Dấu hiệu lớn nhất đó là chàng nhìn bạn và cả hai đều nhìn nhau trong chốc lát và đột nhiên quay đi.[2]

Nhận biết cảm giác của bạn bè[sửa]

  1. Lưu ý rằng tình bạn có thể phát triển. Đây là điều thường hay xảy ra. Đôi khi người ta chỉ xem nhau là bạn, trong đó một bên sẽ có tình cảm sâu đậm đối với người còn lại.
  2. Lưu ý một vài dấu hiệu rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy người bạn đã thích mình:
    • Chạm vai và muốn được ôm.
    • Cho mượn áo khoác một cách ân cần.
    • Nói đùa về người mà bạn đang hẹn hò.
    • Thường xuyên mời bạn đi chơi.
    • Hôn lên má hoặc đề nghị hôn lên má bạn.
    • Hỏi nhiều về những người mà bạn thích.
  3. Quan sát thái độ thiếu tự tin. Dấu hiệu này có thể bắt gặp ở tất cả hành vi hấp dẫn, nhưng đặc biệt xảy ra khi có sự thân mật giữa bạn bè. Họ có thể liên tục để ý đến phản ứng của bạn với mọi thứ xung quanh. Ví dụ, họ sẽ nhìn bạn nếu bạn cười khi họ chọc ghẹo.
    • Cẩn thận nếu bạn nghe họ nói đến sự thiếu tự tin về ngoại hình. Họ có thể tự xem thường và so sánh bản thân với người mà bạn thích.
  4. Trò chuyện. Nếu nhận thấy mình cũng thích đối phương, đây là điều tốt và bạn nên nói cho họ biết. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn làm bạn bè, bạn cần hết sức lưu ý.
    • Cách tốt nhất là nên thành thật. Không nên nói chuyện vòng vo. Bạn nên bộc lộ cảm xúc của mình và thái độ trân trọng tình bạn.

Nhận biết kiểu người nhút nhát và không thoải mái[sửa]

  1. Lưu ý người nhút nhát. Kiểu người này không cởi mở và thừa nhận rằng họ thích bạn. Họ thường đối thoại ngắn và ngắm nhìn bạn một lúc lâu.
    • Những người này thường không hẹn hò nhiều. Nếu có, họ thường hay duy trì mối quan hệ lâu dài.
    • Bạn có thể nhận ra kiểu người này thông qua hành vi của họ khi tiếp xúc với bạn bè và người mình thích.[3]
  2. Nhận biết dấu hiệu đối phương thích bạn. Những người này không cố tình nhút nhát mà họ không tự tin nhiều. Bạn không nên từ chối họ vì điều này. Người nhút nhát hoặc không thoải mái sẽ thể hiện cảm xúc đối với bạn khi:
    • Thỉnh thoảng họ thường nói này, nhưng với âm lượng thấp khiến bạn khó nghe rõ.
    • Họ có thể đỏ mặt khi bạn nói chuyện hay chạm vào họ.
    • Bạn có thể bắt gặp họ nhìn chằm chằm vào mình. Nếu họ quay đi khi thấy bạn nhìn, điều này có nghĩa đối phương đang nhìn bạn.
    • Họ có thể nhờ bạn trợ giúp trong khi họ đã biết rõ câu trả lời.[3]
  3. Lưu ý hành động tìm kiếm sự chú ý. Người phải lòng bạn sẽ làm những điều khiến bạn phải chú ý họ. Quan sát liệu đối phương có nói lớn khi bạn ở bên cạnh, hoặc cười với bạn bè khi bạn ở gần đó.
    • Có thể họ không trò chuyện với bạn trên internet, nhưng lại "thích" tất cả hoạt động trực tuyến của bạn.
  4. Nhận biết rằng một số người sợ bị từ chối. Một vài người hầu như không làm bất kỳ điều gì để thể hiện rằng họ thích bạn vì sợ bị từ chối và đau khổ.
    • Trường hợp này thường xảy ra đối với những người trẻ tuổi không nhận thức được rằng sự từ chối là một phần trong cuộc sống.
  5. Lưu ý dấu hiệu. Mặc dù kiểu này không thể hiện rõ ràng, nhưng bạn vẫn có thể nhận ra liệu họ có thích mình hay không. Chú ý những dấu hiệu sau đây:
    • Đụng nhẹ vào bạn chỉ để được chạm vào bạn.
    • Ngồi bên cạnh bạn mặc dù vẫn còn nhiều chỗ trống khác. Nếu can đảm, theo thời gian họ thậm chí có thể ngồi gần bạn.
    • Là người đầu tiên nhận biết cảm xúc của bạn khi buồn bã, vì họ luôn chú ý đến bạn.[3]

Nhận biết kiểu người thể hiện tình cảm hiển nhiên[sửa]

  1. Nhận biết đặc điểm. Một số người không từ chối quanh co mà đi thẳng vào vấn đề. Họ không hề cảm thấy ngại ngùng! Đây là kiểu người giỏi trong việc ăn nói khiến bạn thích thú.[4]
    • Nếu cảm thấy họ đang cố kiểm soát mình, bạn nên hết sức cảnh giác.
  2. Quan sát dấu hiệu. Cho dù có muốn đối phương thích mình hay không, bạn vẫn nên tôn trọng họ. Không ai thích kẻ ngớ ngẩn. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy họ thích bạn:
    • Họ liên tục nói chuyện với bạn, thậm chí khiến bạn bắt đầu khó chịu.
    • Họ ngại ngùng với bất kỳ hành động hay lời nói nhỏ nhặt của bạn với đối phương.
    • Bạn có thể bắt gặp họ nhìn chằm chằm vào mình và sau đó mỉm cười hoặc làm mặt cười khi bạn nhìn thấy.
    • Họ không ngại bắt chuyện.
    • Họ có thể rủ bạn đi chơi và cho bạn số điện thoại của họ.[4]
  3. Quyết định xem ai là người bước đi đầu tiên. Không nên chờ đợi khi thích ai đó. Việc chờ người kia chủ động hẹn hò không mang lại hiệu quả gì. Bạn nên tận dụng cơ hội và mời họ đi uống cà phê hoặc xem phim.
    • Nếu không có hứng thú và biết đối phương thích mình, bạn không nên phớt lờ họ! Cởi mở và thành thật về cảm giác của mình. Tôn trọng đối phương và không làm họ ảo tưởng.[4]

Lời khuyên[sửa]

  • Tin vào bản năng của mình. Nếu bản năng mách bảo đối phương thích mình, có thể sự thật là vậy. Họ có thể không bộc lộ nhiều dấu hiệu "cần thiết", nhưng bản năng có thể nhận biết liệu họ có cảm giác với mình hay không.
  • Nếu họ xin lời khuyên về người khác, có thể họ thích bạn và muốn tìm hiểu tính tình cũng như cách mà bạn muốn được đối xử ở vị trí người yêu, nhưng nên cẩn thận nếu bạn thích họ vì trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng.
  • Ghi nhớ rằng: nếu nhút nhát, họ thường không thể hiện cảm xúc của bản thân. Nếu thích họ và khẳng định rằng họ thích mình, bạn không nên e ngại mà nên nói chuyện với họ.
  • Nếu đối phương khiến mình khó chịu, bạn nên trao đổi với họ. Không nên tức giận mà chỉ nên nói chuyện rõ ràng. Họ thường sẽ nói cho bạn biết về cảm xúc của mình và bạn không nên tỏ ra thô lỗ và làm tổn thương họ trong lúc này.
  • Nếu đối phương là bạn của mình, bạn nên tránh gặp gỡ nhiều cho dù có cho rằng như vậy là nhiều hay ít, hoặc sau đó hai bên vẫn có thể là bạn bè.
  • Không nên ngần ngại tiếp xúc cơ thể nhiều với đối phương nhưng nên tránh hành động không phù hợp. Bạn có thể thúc nhẹ để chọc ghẹo đối phương hoặc đi hay ngồi gần họ để hai vai chạm nhau. Nếu cảm thấy tự tin hơn, bạn có thể ôm đối phương khi họ kể cho bạn nghe về thành tích của bản thân. Xem phản ứng của họ khi đụng chạm, chẳng hạn như đối phương có đáp lại hay không.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu chỉ dựa vào bản năng, bạn nên cẩn thận không để ý kiến chủ quan tác động đến nhận thức của bản thân về cảm xúc của người khác. Bằng cách này bạn sẽ không phải thất vọng quá nhiều.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]