Nhận diện kẻ thái nhân cách

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

The Hare Psychopathy Checklist (Bảng Kiểm tra Thái nhân cách Hare) ban đầu được phát triển nhằm đánh giá tình trạng tâm lý của tội phạm, và thường được sử dụng để chẩn đoán những người biểu hiện các đặc điểm và xu hướng của một kẻ thái nhân cách. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe tâm thần xác định kẻ thái nhân cách là thú săn mồi cùng loài, lợi dụng người khác bằng sự quyến rũ, lừa dối, bạo lực và cách khác để có được thứ mà chúng muốn. Bạn có thể nhận diện loại người này bằng The Hare Psychopathy Checklist và tin vào trực giác của chính mình.

Các bước[sửa]

  1. Nhìn vào sự quyến rũ giả tạo mang tính chất bên ngoài. Kẻ thái nhân cách thường mang trên mình bộ mặt dễ mến đáng yêu và luôn thoải mái.[1] Ví dụ, kẻ thái nhân cách thường làm điều tốt để có được sự tin tưởng của nạn nhân.[2]
  2. Nhìn vào sự nhận thức mang tính phô trương.[3] Kẻ thái nhân cách thường tin rằng chúng thông minh hay mạnh mẽ hơn bất kỳ ai khác, trong khi thực tế không phải như vậy.
  3. Nhìn vào nhu cầu muốn được kích thích liên tục. Kẻ thái nhân cách không thích sự tĩnh lặng, yên ắng và suy tư. Chúng cần được giải trí và hoạt động liên tục.
  4. Xác định biểu hiện nói dối bệnh hoạn. Kẻ thái nhân cách thường hay nói dối, từ chuyện nhỏ nhặt đến to lớn khiến cho người khác hiểu nhầm.
  5. Đánh giá mức độ thao túng. Kẻ thái nhân cách thường rất xảo quyệt và khiến người khác làm theo yêu cầu của mình. Chúng lợi dụng cảm giác tội lỗi, ép buộc và cách khác nhằm điều khiển nạn nhân.
  6. Nhìn vào cảm giác tội lỗi. Nếu một người không hề có cảm giác này thì đó là dấu hiệu của chứng thái nhân cách. Loại người này không có cảm giác tội lỗi với những người xung quanh.[4]
    • Kẻ thái nhân cách thường giả vờ biểu hiện cảm giác tội lỗi về hành vi xấu mà chúng gây ra để người đối diện không giận dữ. Ví dụ, chúng sẽ giả vờ cảm thấy tội lỗi về hành động làm tổn thương người khác, khi đó nạn nhân lại trở thành người đi an ủi chúng.
  7. Xem xét tác động hoặc phản ứng cảm xúc của một người. Các nghiên cứu cho thấy kẻ thái nhân cách thường không có phản ứng về mặt tình cảm đối với các khái niệm gợi nên cảm xúc tích cực hay tiêu cực của người khác, ví dụ như “yêu” hoặc “giận dữ”. Chúng thường biểu hiện cảm xúc điển hình đối với các trường hợp có người chết, bị thương, hoặc trường hợp khác làm cho người đối diện phản ứng tiêu cực.[5]
    • Sự khác nhau giữa phản ứng tự kỷ và thái nhân cách đó là người tự kỷ ban đầu sẽ chết lặng đi, nhưng sau đó thể hiện sự đau buồn hoặc tìm mọi cách để giúp đỡ.[6][7] Kẻ thái nhân cách không hề có cảm xúc sâu sắc ẩn giấu bên trong.
  8. Nhìn vào sự thiếu hụt cảm thông và lòng trắc ẩn. Kẻ thái nhân cách thường chai sạn về mặt cảm xúc và không giống với người bình thường tự nhiên.[2]
    • Nghiên cứu chỉ ra rằng chứng thái nhân cách không chỉ đơn giản là thiếu sự cảm thông. Chúng không đồng cảm một cách tự phát, nhưng có thể thực hiện theo ý muốn để quyến rũ người khác, và có khả năng đồng cảm nhận thức (khả năng đọc và hiểu cảm xúc của người đối diện) nhưng sự cảm thông về mặt tình cảm bị suy yếu (khả năng cảm nhận loại cảm xúc này).[8][9][10]
    • Đây là một cách để phân biệt kẻ thái nhân cách và người tự kỷ; loại người thứ hai có thể thiếu sự đồng cảm và hầu như bị trơ về mặt cảm xúc, nhưng họ thật sự quan tâm người xung quanh và thể hiện lòng cảm thông sâu sắc.
  9. Nhìn vào phong cách sống. Kẻ thái nhân cách thường sống ký sinh, có nghĩa là sống nhờ vào người khác. Chúng lợi dụng người xung quanh để có được sức mạnh và nguồn lực, và bước vào đời sống của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng.[2]
  10. Quan sát hành vi. The Hare Checklist bao gồm các đặc điểm hành vi như: thiếu kiểm soát hành vi, tình dục bừa bãi, và các vấn đề hành xử ban đầu.
  11. Đề cập về mục tiêu. Kẻ thái nhân cách thường có mục tiêu lâu dài không thực tế. Chúng không hề có mục tiêu, hoặc không thể đạt được và dựa trên ý thức phóng đại về thành tích cũng như khả năng riêng.
  12. Nhìn vào dấu hiệu bốc đồng lẫn vô trách nhiệm. Hai đặc điểm này thường minh chứng cho trường hợp thái nhân cách.
  13. Xem xét dấu hiệu một người không nhận trách nhiệm. Kẻ thái nhân cách sẽ không bao giờ thừa nhận là mình sai hay nhận lỗi và sai sót. Khi được hỏi, chúng sẽ thừa nhận đã gây ra lỗi lầm, nhưng lại thao túng người khác để tránh hậu quả.
    • Bất kỳ lời buộc tội nào cũng sẽ có thể bị đánh bật trở lại người tố cáo, làm cho người đó cảm thấy rằng họ là người độc ác hoặc không công bằng khi đưa ra khiếu nại hợp lý. Nạn nhân sẽ bắt đầu xem xét lại vấn đề muốn đưa ra.[11]
  14. Tìm hiểu đời sống hôn nhân. Một vài kẻ thái nhân cách thường không có mối quan hệ lâu dài. Chúng hay đổ lỗi cho chồng/vợ cũ về các vấn đề hôn nhân, và không bao giờ tự nhận mình làm cho mối quan hệ thất bại.
  15. Nhìn vào tiền sử phạm tội vị thành niên. Kẻ thái nhân cách thường thể hiện hành vi phạm pháp trong độ tuổi thanh thiếu niên, bao gồm hành vi hung hăng với người xung quanh.
  16. Nhìn vào khả năng phạm nhiều loại tội ác. Kẻ thái nhân cách có thể thực hiện nhiều loại hành vi phạm pháp, và trong khi chúng có thể bị bắt ở một vài trường hợp, thì khả năng luồn lách và chạy trốn là một dấu hiệu của chứng thái nhân cách.
  17. Nhìn vào dấu hiệu thường xuyên sử dụng “hình ảnh người bạn đáng thương”. Kẻ thái nhân cách là chuyên gia trong việc thao túng cảm xúc và sự bất an làm người khác xem chúng là “người bị đối xử bất công tội nghiệp”, vì thế sẽ giảm đề phòng và dễ bị lợi dụng trong tương lai. Nếu điều này kết hợp với cá hành động không thể chấp nhận được và xấu xa, thì đây là dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất về bản chất thật sự của kẻ thái nhân cách.
    • Chúng thường thể hiện cảm xúc giả tạo.[12]
    • Sự khác biệt giữa điều này và sự lo lắng đó là những người lo âu sẽ có cảm giác tội lỗi tuyệt vọng sâu sắc, trong khi kẻ thái nhân cách chỉ thể hiện bằng vẻ bên ngoài. Người hay lo lắng sẽ biểu hiện các triệu chứng đôi khi gây ảnh hưởng lên họ, trong khi đó kẻ thái nhân cách có thể diễn xuất hoặc ngừng theo ý muốn.
  18. Chú ý đến cách đối xử với những người mà chúng cho rằng không có giá trị lợi dụng. Kẻ thái nhân cách có thể xem thường, nhục mạ, sỉ nhục, nhạo báng, và làm tổn thương về mặt thể chất (hoặc thậm chí tiêu diệt, trong trường hợp nặng) những người không mang lại lợi ích hoặc ngăn cản chúng, chẳng hạn như cấp dưới, người tàn tật, những người có địa vị kinh tế xã hội thấp, người già, trẻ em, và thậm chí cả động vật.
    • Ghi nhớ lời của Arthur Schopenhauer: “Một kẻ làm hại hay giết chết động vật không bao giờ là người tốt”. Một câu nói liên quan khác từ bài phát biểu của Mahatma Gandhi: “Bạn biết được người nào là tốt thông qua cách hành xử đối với động vật”.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy tin vào bản năng và trực giác của bạn. Nếu tin rằng ai đó biểu hiện đặc điểm của một kẻ thái nhân, bạn cần giữ khoảng cách với người đó để không bị thao túng hoặc bị kéo vào mối quan hệ có thể khiến bạn đau đớn.
  • Suy xét cẩn thận để tránh nhầm lẫn giữa chứng thái nhân cách với các rối loạn khác như lo lắng hay tự kỷ.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên xếp người bạn không thích vào loại mắc chứng thái nhân cách chỉ vì biểu hiện 1 hoặc 2 đặc điểm trong bảng kiểm tra Hare. Chứng thái nhân cách rất phức tạp và không dễ dàng nhận diện được.[13] Chỉ có chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần có trình độ mới có thể chẩn đoán chính xác liệu một người có bị thái nhân cách hay không.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây