Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận ra mối quan hệ mang tính bạo hành hoặc kiểm soát
Từ VLOS
(đổi hướng từ Nhận ra Mối quan hệ mang Tính Bạo hành hoặc Kiểm soát)
Bạn có đang đánh mất chính mình trong một mối quan hệ bất thường và độc hại? Bạn có thấy bạn bè của mình thì xa lánh còn gia đình thì luôn nói rằng bạn không còn là chính mình? Trước khi bạn có thể giành lại bản thân và sức mạnh của mình, bạn cần đánh giá xem: mối quan hệ này có đang lấy mất của bạn thứ gì không, và nếu có, bạn cần phải kết thúc nó ngay.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận diện Người bạo hành[sửa]
-
Kiểm
tra
những
dấu
hiệu
của
một
người
thích
bạo
hành
người
khác
như
dưới
đây.
Bạn
phải
trả
lời
thành
thật
và
không
được
tìm
cách
bào
chữa
cho
những
hành
vi
đó
(đừng
nói
“Đâu
phải
LÚC
NÀO
cũng
thế”,
hoặc
“Chuyện
đó
mới
xảy
ra
một
hoặc
hai
lần”
-
dù
chỉ
xảy
ra
một
lần
thì
nó
vẫn
là
vấn
đề).
Chỉ
cần
trả
lời
có
hoặc
không.
Nếu
bạn
trả
lời
“có”
cho
3
đến
4
câu
hỏi,
đã
đến
lúc
bạn
cần
phải
chia
tay
và
tìm
một
người
đối
xử
với
bạn
tốt
hơn.
Liệu
người
đó
có:[1]
- Khiến bạn xấu hổ hoặc biến bạn thành trò đùa trước mặt bạn bè và gia đình của bạn?
- Xem thường những thành quả của bạn và không ủng hộ các mục tiêu của bạn?
- Khiến bạn cảm thấy mình không thể tự ra quyết định?
- Hạ nhục, buộc tội hoặc đe dọa để ép bạn nghe lời?
- Nói rằng bạn được và không được mặc gì?
- Bảo bạn phải để kiểu tóc như thế nào?
- Nói rằng bạn chẳng là gì nếu thiếu họ, hoặc họ chẳng là gì nếu thiếu bạn?
- Cư xử thô bạo với bạn – kéo, đẩy, cấu, cào hoặc đánh bạn?
- Gọi điện cho bạn vài lần một đêm để kiểm tra xem bạn có đang ở đúng nơi mà bạn nói không?
- Viện cớ say xỉn để đánh hoặc nói những câu gây tổn thương với bạn?
- Đổ lỗi cho bạn về cảm xúc hoặc hành vi của họ?
- Gây áp lực về mặt tình dục để ép bạn làm những điều bạn chưa sẵn sàng?
- Khiến bạn cảm thấy đây là mối quan hệ “không lối thoát”?
- Ngăn cản bạn làm những việc bạn muốn – ví dụ như dành thời gian cho gia đình và bạn bè?
- Ngăn không cho bạn bỏ đi sau khi cãi nhau, hoặc bỏ mặc bạn ở đâu đó để “dạy bạn một bài học”?
-
Lắng
nghe
những
lời
đồn
đại
hoặc
câu
chuyện
về
người
đó.
“Cùng”
một
câu
chuyện
mà
lại
có
nhiều
phiên
bản?
Bạn
bè
của
bạn
có
kể
ra
những
điều
mà
bạn
chưa
từng
được
nghe
không?
Hoặc
hình
tượng
của
người
đó
cực
kì
mâu
thuẫn?
Sự
thật
nửa
vời
hoặc
những
tình
tiết
chọn
lọc
đều
có
nghĩa
là
họ
đã
cắt
gọt
sự
thật.
Đây
là
tình
trạng
đáng
báo
động
và
bạn
phải
truy
sự
thật
đến
cùng.
- Khi bạn đang bị kiểm soát hoặc bạo hành, người đó thường chỉ nói với bạn một nửa sự thật hoặc bỏ qua vài chi tiết, như vậy cũng không thể coi là họ nói dối. Hành động này chỉ đủ để khiến bạn dừng lại suy nghĩ chứ chưa đủ để bạn đánh giá lại toàn bộ mối quan hệ.
- Nếu việc này xảy ra nhiều hơn một lần, hãy DỪNG LẠI và tự nhắc mình rằng đây không phải là lần đầu tiên bạn có phản ứng như vậy. Hãy phân tích sự khác biệt giữa những gì họ nói và những gì bạn bè của họ nói. Nếu có quá nhiều khác biệt, hãy lưu tâm tới chúng. Nếu hành động hoặc câu trả lời của họ không hợp lý, bạn nên thận trọng đánh giá lại mối quan hệ này.
-
Luôn
giữ
bạn
bè
ở
gần
mình
–
nhất
là
nếu
người
đó
đang
tìm
cách
đẩy
bạn
bè
của
bạn
ra
xa
mối
quan
hệ
này.
Chia
cắt
bạn
khỏi
bạn
bè
và
gia
đình
sẽ
làm
tăng
sự
kiểm
soát
của
họ
đối
với
bạn.
Sau
đó,
họ
còn
xấu
tính
đến
mức
khiến
bạn
nghĩ
rằng:
việc
từ
bỏ
họ
là
quyết
định
“của
bạn”.
Nếu
họ
liên
tục
nói
xấu
sau
lưng
bạn
bè
của
bạn,
đùa
cợt
gia
đình
của
bạn,
hoặc
làm
ầm
ĩ
mỗi
khi
bạn
định
đi
gặp
bạn
bè...
Hãy
từ
bỏ
mối
quan
hệ
này.
- Những người thích kiểm soát hay tạo ra sự căng thẳng và kịch tính. Họ sẽ làm mọi thứ rối tinh lên bằng cách xúi giục người khác, có hành vi xung hấn thụ động và châm ngòi cho sự mâu thuẫn. Sau đó, họ sẽ tỏ ra “ngây thơ” như trẻ con mắc lỗi và đổ tội cho bạn bè hoặc gia đình của bạn.
- Họ sẽ dễ kiểm soát bạn hơn khi bạn cảm thấy giữa họ và người thân của mình có quá nhiều căng thẳng, và sau đó, bạn sẽ chẳng còn ai để nhờ cậy ngoài người đó.
-
Họ
thể
hiện
sự
ghen
tuông
hoặc
có
tính
sở
hữu
cao.
Nếu
người
yêu
bạn
biết
bảo
vệ
bạn,
điều
đó
là
tốt.
Nhưng
nếu
họ
bao
bọc
bạn
kĩ
bất
thường
thì
sẽ
rất
đáng
sợ
và
phiền
toái.
Liệu
người
đó
có
truy
vấn
bạn
nếu
không
về
nhà
đúng
giờ
không,
hoặc
nếu
bạn
phải
ra
ngoài
vì
một
lí
do
nào
đó?
Họ
có
chất
vấn
bạn
về
lí
do
bạn
nói
chuyện
với
người
khác
không?
Người
đó
có
bảo
bạn
rằng
bạn
không
quan
tâm
tới
họ
mỗi
khi
bạn
dành
thời
gian
cho
bạn
bè
không?
- Ghen tuông một chút là bình thường, đôi khi việc đó còn đáng yêu. Nhưng ghen tuông không được phép gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ khác của bạn. Nếu họ ghen thái quá, nghĩa là họ không tin tưởng ở bạn. Và nếu họ đã không tin bạn, họ không xứng đáng để bạn hẹn hò.
- Tránh những tình huống bất công và vô lí. Người yêu của bạn có thể trễ hẹn hai tiếng, còn bạn thì trễ hẹn 5 phút cũng bị đánh ư? Họ tán tỉnh người khác thì là chuyện đương nhiên, còn bạn sẽ là kẻ có tội nếu chào ai đó? Nếu bạn chi tiêu tiết kiệm thì bạn là người ki bo, còn nếu bạn tiêu tiền thì bạn lại là người tiêu hoang? Dù bạn làm gì, bạn luôn có lỗi – và sự bất công này là chuyện không thể chấp nhận được. Đây chỉ là những trò chơi khiến bạn thêm đau đầu. Trong những mối quan hệ mang tính kiểm soát cao, những hành vi này là rất phổ biến. Bạn sẽ không bao giờ cãi thắng được họ, vì thế, đừng tham gia trò chơi này. Hãy tự giải thoát cho mình.
-
Lờ
đi
những
hành
động
làm
lành
giả
tạo.
Họ
đã
làm
những
chuyện
không
chấp
nhận
được
rồi
xin
bạn
tha
thứ.
Bạn
hãy
để
ý
xem,
những
hành
động
xấu
đó
sẽ
tái
diễn
vì
họ
tin
là
bạn
đã
chấp
nhận
và
tha
lỗi
cho
họ.
- Lúc này, người đó có thể rất ăn năn và nói rằng họ mong bạn giúp đỡ họ thay đổi, nhất là khi bạn đã thể hiện rằng bạn không thể chấp nhận được những chuyện đó nữa. Họ có thể tặng bạn những món quà và cố gắng thao túng bạn lần nữa. Bạn có thể cho họ thêm một cơ hội nữa, hoặc không. Nếu họ lại phản bội niềm tin của bạn, hãy dẹp hết những chuyện khó chịu đó đi và chia tay họ.
Đặt Bản thân Lên trước[sửa]
-
Hãy
thành
thật
với
bản
thân,
dù
việc
đó
có
thể
khiến
bạn
đau
khổ.
Việc
này
sẽ
không
vui
–
những
mối
quan
hệ
bạo
hành
không
bao
giờ
là
vui
cả.
Nhưng
bạn
cần
phải
vượt
qua
những
cảm
giác
tồi
tệ
và
những
nỗi
lo
lắng
của
mình,
nếu
không,
bạn
sẽ
không
thể
hiểu
được
mọi
chuyện.
Mối
quan
hệ
này
có
lành
mạnh
hay
không?
Hãy
khách
quan
khi
phân
tích
những
điều
đã
thay
đổi
từ
khi
bạn
bắt
đầu
mối
quan
hệ
này.
- Thành thật mà nói: tình dục có thể khiến bạn mù quáng. Tình dục không bao giờ nên là lí do khiến bạn phải ở bên ai đó, dù họ có là người nóng bỏng đến đâu đi nữa.
-
Nghĩ
về
những
cảm
giác
mà
người
đó
tạo
ra
cho
bạn.
Bạn
chính
là
người
quan
trọng
nhất
trong
cuộc
đời
mình,
đúng
không?
Đừng
coi
những
cảm
xúc
của
mình
là
vô
giá
trị,
thành
kiến
hoặc
thái
quá.
Nếu
bạn
cảm
thấy
mình
không
đáng
được
tôn
trọng
trong
mối
quan
hệ
này,
bạn
sẽ
bị
đối
xử
đúng
như
vậy.
Hết
chuyện
–
hãy
thoát
ra
khỏi
đó.
Việc
này
cũng
rất
chính
xác
nếu
bạn:
- Cảm thấy sợ cách người yêu mình cư xử hoặc phản ứng.
- Cảm thấy có trách nhiệm với những cảm xúc của người yêu.
- Bào chữa cho hành vi của người yêu với những người khác.
- Tin rằng tất cả là lỗi của mình.
- Tránh tất cả mọi thứ có thể gây ra bất đồng hoặc khiến người yêu nổi giận.
- Cảm thấy người đó không bao giờ hạnh phúc khi ở bên bạn.
- Luôn làm mọi việc mà người đó muốn bạn làm thay vì những gì bạn muốn làm.
- Ở lại với họ vì bạn sợ những gì họ sẽ làm nếu bạn nói chia tay.
-
Hãy
đánh
giá
những
mối
quan
hệ
khác.
Mối
quan
hệ
với
người
thân
và
bạn
bè
của
bạn
có
bị
căng
thẳng
mỗi
khi
nhắc
tới
tên
người
yêu
bạn
không?
Điều
tương
tự
có
xảy
ra
khi
người
yêu
bạn
nghe
chuyện
về
gia
đình
và
bạn
bè
của
bạn
không?
Tình
trạng
sẽ
trở
nên
đáng
báo
động
nếu
“tất
cả
mọi
người”
thân
thiết
với
bạn
đều
lo
lắng
hoặc
bị
người
yêu
của
bạn
đẩy
ra
xa.
- Người đó giúp bạn trở nên tốt hơn hay tồi tệ đi? Ai cũng luôn tự hào về chính mình – vì bản thân ai cùng là người tuyệt vời. Nếu bạn không cảm thấy thế, có thể bạn đã bị sự tiêu cực của họ dìm xuống ngang hàng.
- Hãy để ý cách họ đối xử với gia đình và bạn bè, nhất là khi người đó luôn chống đối, cãi cọ họ, hoặc thường xuyên nói xấu họ.
- Nếu bạn quyết định rằng lờ bạn bè và người thân của mình đi sẽ “dễ hơn”, bạn đã để kẻ bạo hành đó chiến thắng. Đã đến lúc bạn kết thúc mối quan hệ độc hại này.
-
Hãy
lờ
đi
những
lời
biện
hộ
của
chính
mình
dành
cho
họ
–
bạn
bênh
họ
là
vì
bạn
đang
yêu.
Để
tình
cảm
lấn
át
lí
trí
cũng
không
phải
là
điều
xấu,
nhưng
bạn
không
nên
bỏ
rơi
lí
trí
của
mình
quá
lâu.
Những
mộng
mơ
trong
tình
yêu
có
thể
khiến
bạn
nhắm
mắt
làm
ngơ
trước
những
cảnh
báo,
ngay
cả
khi
bạn
bè
và
gia
đình
đã
cố
thức
tỉnh
bạn.
Bạn
cần
có
thời
gian
“riêng
tư”
để
phân
định
rành
rọt
mọi
chuyện.
Hãy
tạm
gác
mối
quan
hệ
này
sang
một
bên
trong
vài
ngày,
rồi
tự
hỏi
chính
mình:
- Bạn có tự thấy mình có lỗi hoặc cố bào chữa cho những hành vi xấu của họ đối với mình không? Bạn không bao giờ nên kiếm cớ để duy trì một mối quan hệ nào đó – họ phải đối xử với bạn đủ tốt để bạn tự nguyện muốn ở lại bên họ.
- Bạn có giấu mọi người điều gì không? Tất nhiên là ai cũng có những chuyện riêng tư, nhưng bạn không nên giấu một con quái vật dưới gầm giường. Vấn đề không phải là chuyện bạn giữ bí mật, vấn đề chính là bạn đã hẹn hò với một con người tồi tệ đến mức bạn không dám kể với ai ngay từ đầu.
- Bạn có luôn làm những gì họ muốn thay vì những gì bạn muốn không? Bạn không cần phải có thêm một vị sếp nữa trong đời mình. Bạn có quyền bày tỏ ý kiến của mình và được người khác tôn trọng những ý kiến đó – hãy quên những người thích sai khiến đi.
- Bạn có mất liên lạc với bạn bè và gia đình của mình không? Dù bạn có yêu ai đó cỡ nào đi nữa, bạn cũng không nên có cảm giác bị cắt đứt liên lạc với bạn bè chỉ vì người yêu của mình. Họ có thể cô lập bạn bởi vì khi đó, bạn sẽ dễ bị sai khiến hơn – nhất là khi họ luôn tỏ thái độ xấu với bạn bè và gia đình của bạn.
-
Ngừng
căm
ghét
chính
mình
vì
đã
yêu
ai
đó;
hãy
chia
tay
họ
càng
sớm
càng
tốt.
Bạn
nên
nhận
ra:
việc
bạn
thích
vẻ
ngoài
hấp
dẫn
của
họ
cũng
không
có
gì
đáng
để
tự
dằn
vặt
bản
thân.
Những
người
thích
điều
khiển
người
khác
thường
khá
thông
minh
và
quyến
rũ
–
và
đó
là
lí
do
khiến
họ
có
thể
thao
túng
người
khác
dễ
dàng.
Cách
xử
lý
tốt
nhất
là
hãy
tiễn
họ
ra
khỏi
cuộc
sống
của
mình.
Những
người
đó
rất
nông
cạn
và
không
xứng
đáng
để
bạn
dành
thời
gian
quan
tâm,
và
đó
là
lỗi
của
họ,
không
phải
của
bạn.
Lý
do
duy
nhất
để
họ
thao
túng
bạn
là
vì
bạn
tốt
đẹp
hơn
họ
–
vì
thế,
hãy
tự
tin
lên
và
bước
ra
khỏi
cuộc
sống
của
họ.
- Cần nhận ra rằng họ lợi dụng tình yêu của bạn dành cho họ để giam hãm bạn trong mối quan hệ này. Bạn không có lỗi gì khi yêu họ. Họ đã sai khi lợi dụng tình cảm của bạn.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng trở nên xấu tính. Bạn không cần phải trở nên giống họ để thoát khỏi chuyện này. Đây không phải là một trận đấu, và bạn cũng không nên tiếp tục mối quan hệ này nữa. Đừng cố chỉ ra cho họ thấy những cảnh báo như đã đề cập ở trên. Những người này không nhận ra đó là họ đâu. Việc này cũng giống như đàn gảy tai trâu – vừa tốn thời gian vừa tốn công sức.
- Nếu người đó đe dọa bạn, hãy nghiêm túc chuẩn bị kế hoạch tự vệ. Đừng xem thường những gì người đó có thể làm để giữ bạn trong tầm kiểm soát. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi điện hoặc tìm tới những trung tâm hỗ trợ.
- Thú nhận với bạn bè và người thân – xin lỗi “họ” vì đã xa lánh và xem thường những ý kiến của họ về người yêu mình. Hãy nói rằng bạn ước gì bạn đã chịu nghe lời họ. Hãy xả hết những nỗi bực dọc và đau khổ trong lòng ra – họ sẽ sẵn lòng chia sẻ với bạn. Họ sẽ rất mừng khi bạn thông báo mình đã chia tay người kia.
- Đừng bỏ qua những ý kiến của người thân và bạn bè; họ “luôn” coi trọng những lợi ích của bạn. Bạn có thể lờ một người đi – nhưng nếu nhiều người cùng có ý kiến như nhau thì không. Họ có nói rằng dạo này bạn cư xử rất kì không? Họ có nhận xét rằng bạn rất khác lạ – không theo nghĩa “tích cực” không? Có người nào mà bạn rất yêu quý và tôn trọng thể hiện rằng họ không thích người yêu của bạn không?
- Sự áp đặt của những người thích bạo hành rất “khôn khéo” và thường diễn ra từ từ. Mục đích của bài viết này là giúp bạn nhận ra những dấu hiệu cảnh báo trong mối quan hệ của mình. Những dấu hiệu đó có thể rất tinh vi nên việc xem xét một loạt các dấu hiệu sẽ có ích cho bạn; nếu chỉ có một dấu hiệu thì không có gì đáng lo.
- Nếu họ nói một đằng, làm một nẻo, đừng nghe những gì họ nói mà hãy quan sát những gì họ làm. Hãy quyết định dựa vào hành vi thay vì lời nói. Những lời xin lỗi của họ thường không chân thành, và điều họ thật sự muốn nói là “Xin lỗi vì em không thích thế, nhưng anh vẫn sẽ làm thế”.
Cảnh báo[sửa]
- Tính kiểm soát và thích thao túng người khác của họ thường bắt nguồn từ việc bị cha mẹ bạo hành hoặc họ bị mắc các chứng rối loạn tâm lý. Bạn không thể thay đổi hoặc chữa bệnh cho họ, dù bạn có quan tâm đến đâu đi nữa; sự giúp đỡ tốt nhất mà bạn có thể dành cho họ là (A) từ chối trở thành nạn nhân của họ và (B) đưa họ đến gặp bác sĩ.
- Hãy đề phòng những kẻ đeo bám, thô bạo hoặc đe dọa bạn – bao gồm cả việc đe dọa làm hại bạn và những người bênh vực bạn, hoặc đe dọa tự tử. Đừng chỉ dựa vào phán đoán của riêng mình để đánh giá mức độ nguy hiểm. Hãy thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Người đó “có thể” chỉ xấu tính chứ không nguy hiểm, nhưng “đừng bao giờ mạo hiểm”. Nếu cần, hãy đề nghị ban lệnh cách ly đối với họ và gọi cảnh sát “mỗi lần” họ vi phạm lệnh đó.
- Họ không hiểu hoặc chấp nhận được khái niệm lòng trắc ẩn, sau cùng, cả hai bạn đều sẽ bị tổn thương nhiều hơn vì họ có thể lợi dụng lòng trắc ẩn để chống lại bạn. Chia tay họ có thể là việc tàn nhẫn, nhưng nó sẽ chấm dứt mọi sự đối đầu và bắt họ phải sống tiếp hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ.