Phân biệt đồng hồ Rolex thật và giả

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đồng hồ Rolex là một biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế. Đây là lý do nó có thị trường hàng fake khổng lồ. Sự khác nhau giữa đồng hồ thật và giả không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng với vài hướng dẫn đơn giản bạn đã có thể phân biệt được Rolex chính hãng và đồng hồ giả mạo rẻ tiền. Tuy nhiên đối với hàng fake loại cao cấp thì cần một con mắt chuyên nghiệp. Xem Bước 1 để bắt đầu học những mẹo hiệu quả về đánh giá chất lượng nhãn hiệu đồng hồ đắt tiền này.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Kiểm tra các sai sót chính[sửa]

  1. Lắng nghe tiếng "tick, tick, tick". Đối với đồng hồ bình thường, kim giây di chuyển giật cục và nhát gừng bởi vì đa số chúng là đồng hồ thạch anh. Kim giây nhích từng nấc một cách rõ ràng. Nếu bạn lắng nghe kỹ sẽ có tiếng "tick, tick, tick" từ chuyển động này. Mặt khác, đồng hồ Rolex (và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác) có kim giây di chuyển mượt mà hoàn hảo nhờ vào chuyển động tự động không thạch anh. Vì thế Rolex không phát ra âm thanh "tích tắc". Nếu bạn nghe thấy tiếng tích tắc chậm từ trong đồng hồ của mình, đó là dấu hiệu xấu rằng nó không phải hàng chính hãng.
  2. Nhìn vào chuyển động giật của kim giây. Như đã nói trên, kim giây của Rolex chuyển động mượt mà như lướt trên mặt đồng hồ chứ không phải giật từng chút từ giây này sang giây kia. Cẩn thận xem xét kim giây của bạn – nó có mượt mà lướt từng vòng quanh mặt đồng hồ không? Hay nó nhanh chậm thất thường, giật cục khi di chuyển? Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như vậy thì rất có thể bạn đã mua phải hàng nhái.
    • Trên thực tế nếu bạn soi thật kỹ, kim giây của Rolex thật không hẳn chuyển động trơn tru một cách hoàn hảo. Nhiều dòng có tốc độ kim giây chừng 8 khắc mỗi giây.[1] Một số mẫu khác có tốc độ chậm hơn nữa. Tuy nhiên so với mắt thường kim giây vẫn nhìn như đang lướt.
  3. Quan sát "mắt thần" của ngày. Đa số (không phải tất cả)[2] Đồng hồ Rolex có một mặt quay số nhỏ hay cửa sổ hiển thị lịch ngày. Thường thì nó nằm bên phải mặt đồng hồ (gần vị trí "3 giờ"). Để làm cho lịch ngày dễ đọc, vài mẫu Rolex có một thấu kính phóng đại (gọi là thấu kính "cyclops") nằm trên mặt kính phía trên vòng quay lịch ngày. Chi tiết này rất khó làm vì vậy nhiều đồng hồ Rolex giả vẫn có một thấu kính ngay vị trí đó nhưng nhìn kỹ bạn sẽ thấy nó chỉ là kính thông thường. Nếu mặt kính lồi này không làm cho số ngày trông to hơn thì có thể đó là hàng nhái.
    • Trên thực tế, thấu kính của Rolex phóng to ngày lên đến 2,5 lần – lịch ngày sẽ chiếm gần bằng cửa sổ kính lồi.[3] Hàng fake cao cấp sẽ phóng to được ngày nhưng không to được gần bằng cửa sổ. Số ngày cũng không nằm ngay chính giữa. Hãy thận trọng với những thấu kính có vẻ mờ hay không cân xứng.
  4. Đồng hồ Rolex chính hãng thường được làm từ những kim loại hoặc tinh thể cao cấp. Chính vì thế, nó tạo nên sự bền vững và cảm giác nặng, chắc tay. Nếu bạn cầm trong tay một chiếc đồng hồ Rolex và cảm thấy nhẹ, có thể nó thiếu một số kim loại quý được sử dụng trong các mẫu Rolex hay nó được làm từ vật liệu không đạt tiêu chuẩn.br>
  5. Quan sát mặt sau trong suốt. Một số mẫu đồng hồ Rolex giả thiết kế nắp vỏ sau bằng kính trong suốt cho phép bạn thấy bộ máy bên trong. Lớp case trong suốt này có khi nằm bên dưới một nắp kim loại tháo rời được. Trên thực tế, không có dòng Rolex nào có thiết kế này cả, vì thế nếu trên tay bạn là chiếc đồng hồ Rolex với vỏ sau trong suốt, đây chắc hẳn là đồ giả. Chỉ vài mẫu Rolex được làm với mặt sau nhìn thấu được bên trong, nhưng chúng chỉ dừng lại ở mô hình triển lãm.[4]
    • Có thể nhà sản xuất đồng hồ giả cố tình làm vỏ sau trong suốt để giúp các nhà cung cấp bán được đồng hồ cho khách bằng cách cho họ thấy sự vận hành bên trong đồng hồ. Khách hàng thiếu kinh nghiệm sẽ thấy nó rất hay ho và họ không mảy may cảnh giác.
  6. Tìm những cấu trúc không phải kim loại. Lật đồng hồ của bạn lên. Kiểm tra mặt sau – nó nên được làm từ kim loại chất lượng cao, mịn và không chạm khắc. Nếu dây đồng hồ không phải dây da thì phải là cấu trúc dây kim loại cao cấp. Bất kỳ chi tiết nào trong thiết kế của đồng hồ được làm từ nhựa hay kim loại mỏng, trông rẻ tiền như nhôm thì hẳn đó là hàng giả. Những góc cạnh kém sắc sảo trong quá trình chế tác bằng máy cho thấy đây là hàng gia công số lượng lớn. Rolex được làm từ những kim loại tốt nhất. Không có bất kỳ chi tiết thừa nào trên sản phẩm.
    • Ngoài ra nếu vỏ sau đồng hồ bằng kim loại nhưng có thể tháo ra để lộ lớp vỏ nhựa bên trong thì nó không phải hàng chính hãng.
  7. Kiểm tra khả năng chống nước. Cách chắc chắn để xác định liệu chiếc đồng hồ có phải Rolex thật hay không là xem độ kín nước. Tất cả đồng hồ Rolex được làm kín bưng – nếu đồng hồ của bạn bị thấm dù chỉ một ít thì nó không phải hàng thật. Lấy một cốc nước, đảm bảo ốc vặn đã chặt, thả chiếc đồng hồ vào đó vài giây rồi lấy ra. Nó nên hoạt động một cách hoàn hảo và mặt kính không đọng nước. Nếu không thì đó là hàng nhái.
    • Tuy nhiên nếu đồng hồ của bạn giả thì cách kiểm tra này có thể làm hỏng nó. Sau khi xác định được đồng hồ của bạn là hàng fake rồi thì hẳn bạn phải mang nó đi sửa hoặc mua cái mới luôn, vì thế, nếu không tự tin bạn nên dùng cách thử khác.
    • Lưu ý rằng Submariner là mẫu Rolex duy nhất kháng nước sâu – những dòng khác chịu nước tốt trong bồn tắm và vòi hoa sen, chúng có thể bị ảnh hưởng trong các điều kiện thủy văn nghiêm trọng. [5]
  8. Khi mọi cách đều thất bại, so sánh trực tiếp với hàng thật. Nếu bạn vẫn băn khoăn về chiếc đồng hồ của mình, sẽ hữu ích nếu so sánh hình dáng bên ngoài của nó với tiêu chuẩn.Trang chủ của Rolex có catalog tất cả sản phẩm với nhiều hình ảnh đi kèm. Chọn mẫu mà bạn đang có và so sánh nó với những hình ảnh "tham chiếu". Đặc biệt chú ý vào mặt đồng hồ - mọi thứ có nằm đúng vị trí của nó? Nếu đồng hò của bạn có thêm vòng quay như tính thời gian hay lịch ngày, liệu nó có nằm đúng chỗ? Kiểu số có giống nhau? Những dòng chữ liệu có sai khác?
    • Nếu câu trả lời là "không" cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên thì có thể đó là hàng kém chất lượng. Thương hiệu Rolex nổi tiếng bởi chất lượng hàng thủ công của nó – vì thế lỗi dễ nhận ra là rất hiếm.

Tìm những chi tiết nhỏ không hoàn hảo[sửa]

  1. Kiểm tra số serial. Với Rolex super fake thì rất khó để bạn xem xét bên ngoài đồng hồ. Để phát hiện chiếc đồng hồ đó có giả hay không, bạn cần kiểm tra tìm hiểu về những chi tiết nhỏ của đồng hồ. Để bắt đầu, bạn hãy thử tìm số serial của đồng hồ. Điều nay đòi hỏi bạn phải tháo dây ra. Bạn có thể đẩy khớp nối dây đồng hồ khỏi vị trí của nó với đinh bấm hay dụng cụ có kích thước tương tự. Tuy nhiên nếu không tự tin bạn có thể nhờ chuyên gia. Số serial sẽ nằm giữa "vấu lồi" tại vị trí 6 giờ, bên dưới kiếng và niềng.
    • Trên đồng hồ Rolex chính hãng, dây đồng hồ được khắc số serial bằng mũi cắt kim cương, chính vì thế, các dãy số và chữ đều đặc, sắc nét và có độ sâu nhất định xuống nền khắc, màu sắc cũng khá sáng. Trong khi đó, đồng hồ giả dùng axit khắc nên có phần này khá mờ nhạt, do đó, các chữ mờ, nông và không đều nhau.[4]
    • Trên niềng phía đối diện sẽ có một dãy số tương tự. Đây là số tham chiếu vỏ và đi kèm với dòng chữ, "ORIG ROLEX DESIGN."[6]
    • Một chiếc đồng hồ Rolex tiêu chuẩn có những chạm khắc sắc sảo và chi tiết nằm giữa các vấu lồi. Những người làm giả sẽ cố gắng để bắt chước những chi tiết này, nên số serial trông như được khắc sâu vào vỏ.
    • Số serial thật có thể cho bạn biết ngày sản xuất đồng hồ - các nguồn trực tuyến (như trang này) có thể giúp bạn.
  2. Tìm kiếm vương miện ở vị trí 6 giờ. Bắt đầu từ đầu những năm 2000, Rolex bắt đầu khắc dấu logo vương miện thương hiệu vào trong tinh thể đồng hồ đeo tay.[3] Nếu đồng hồ của bạn được chế tác trong thập kỷ qua hoặc hơn, bạn có thể thấy được dấu hiệu xác thực nhỏ bé này. Sử dụng kính lúp hoặc thấu kính của thợ kim hoàn để kiểm tra cẩn thận kính tại vị trí sáu giờ của đồng hồ đeo tay. Tìm logo Rolex vương miện - cùng kiểu dáng với logo lớn hơn ở đầu đối diện của mặt số. Chạm khắc này rất nhỏ và khó thấy. Bạn có thể thấy rằng dễ nhìn thấy nếu bạn phản chiếu ánh sáng lên mặt đồng hồ theo một góc.
    • Một số kẻ làm hàng giả cố gắng sao chép bản khắc này, nhưng rất khó để làm lại với độ chính xác của một chiếc Rolex thực sự.[7] Nếu logo này đủ lớn để dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, đó có thể là đồ giả.
  3. Nhìn vào những đường vân quanh viền mặt số. Một dấu hiệu khác là những đường vân mịn màng thường nằm quanh viền mặt đồng hồ. Dùng kính lúp hoặc kính của thợ kim hoàn để kiểm tra. Chạm khắc này nên mềm mại, chính xác, thanh lịch và không có khiếm khuyết. Thêm nữa, vân này phải được khắc vào rìa kim loại. Nếu nó trông như được vẽ hoặc in vào đồng hồ thì có thể là hàng kém chất lượng.
    • Lưu ý rằng, thông thường tất cả đồng hồ từ bộ Oyster của Rolex đều có những vân khắc này. Đồng hồ đeo tay Cellini thường có thiết kế phi tiêu chuẩn (khuôn mặt hình chữ nhật, v.v…) do đó không có vết khắc này.
  4. Tìm kiếm logo vương miện chất lượng cao trên mặt số. Hầu hết (mặc dù không phải tất cả) đồng hồ Rolex có logo vương miện thương hiệu nằm ở phía trên cùng của mặt số gần vị trí 12 giờ. Dùng kính phóng đại quan sát kỹ có thể phát hiện được sai sót. Logo thật được chế tác bằng kim loại chất lượng cao. Phần cuối của vương miện sẽ có độ cong vòng cung. Đường viền của vương miện thật lấp lánh ánh kim khác với bên trong.[8] Nếu logo vương miện của bạn có vẻ rẻ tiền hoặc không có độ cong và sự lấp lánh, đây có thể là sản phẩm từ bàn tay khéo léo của công nhân nghèo (nhiều khả năng là hàng giả).
  5. Nhìn vào những chữ cái hoàn hảo chính xác trên mặt số. Rolex nổi tiếng về sự hoàn hảo của họ. Ngay cả những khiếm khuyết nhỏ, tương đối khó phát hiện có thể là những đầu mối cho thấy chiếc Rolex của bạn không phải là chất lượng hàng đầu. Kiểm tra chữ cái trên đồng hồ đeo tay của bạn bằng kính lúp hoặc thấu kính của thợ kim hoàn. Mỗi con chữ cần phải hoàn hảo, chính xác với đường thẳng và đường cong trơn tru. Khoảng cách giữa các từ và chữ phải nhất quán. Nếu bạn nhận thấy rằng bất kỳ chữ nào có vẻ hơi không đồng đều hoặc bị mờ, đây là một dấu hiệu cho thấy đồng hồ đã được sản xuất bằng công nghệ in tối ưu và có lẽ không phải là một chiếc Rolex đúng nghĩa.
    • Nếu có bất kỳ lỗi chính tả nào thì đó là dấu hiệu rõ ràng của sự giả mạo.

Đánh giá tính xác thực của người bán[sửa]

  1. Cẩn thận với bao bì nhỏ. Nói đến Rolex thì mọi thứ phải thanh lịch, trang nghiêm, và hoàn hảo. Điều này thậm chí bao gồm hộp đựng. Đồng hồ Rolex đi kèm trong các hộp nữ trang cao cấp thường bao gồm một khe để giữ và cố định đồng hồ cũng như một miếng vải nhỏ để làm sạch và đánh bóng nó. Tất cả bao bì đều có tên và logo Rolex. Hộp đi kèm với một giấy tờ hướng dẫn sử dụng và bảo hành.[9] Nếu đồng hồ của bạn thiếu bất kỳ thứ gì trong số này, nó có thể không xác thực.
    • Mua đồng hồ trên đường là một sự mạo hiểm lớn – vì không có bao bì, không có gì chứng thực.
  2. Coi chừng những nơi bán mờ ám. Khi mua đồ đắt tiền bạn cần vận dụng những giác quan của mình. Một nhà trang sức hay đại lý lớn trông sẽ đáng tin hơn một cửa hiệu ven đường. Sản phẩm của Rolex có giá đến hàng ngàn đô la, vì thế bạn có cơ sở để cho rằng bất kỳ ai bán chúng nên có nguồn lực lớn và sở hữu một doanh nghiệp. Nếu bạn không chắc về địa chỉ tin cậy, tham khảo danh sách trực tuyến về những nhà bán lẻ có chứng nhận ở đây.
    • Tiệm cầm đồ là một nơi khó đoán – có thể họ có Rolex thật, cũng có thể không, tùy thuộc vào những người đã bán lại cho họ. Một số cửa hàng nỗ lực để đảm bảo rằng họ chỉ bán hàng chính hãng trong khi số khác lại làm ngơ, Nếu bạn phân vân về mức độ tin cậy của tiệm cầm đồ, tìm đọc những bài review trên mạng trước khi thực hiện giao dịch.
  3. Cẩn thận với giá rẻ bất thường. Nói đến Rolex là nói đến những chiếc đồng hồ được chế tác hoàn hảo – chúng không bao giờ rẻ. Một cái giá dường như là quá tốt cho một chiếc đồng hồ như vậy thì có thể là không tốt chút nào. Chiếc đồng hồ Rolex đắt nhất trên thế giới được bán với giá hơn một triệu đô la (tương đương hơn 20 tỷ đồng), rẻ nhất cũng đến hơn 4000 đô la (hơn 80 triệu đồng).[10][11] Nếu bạn được chào mua một chiếc đồng hồ Rolex với giá chỉ tầm 2 triệu đồng thì không quan trọng lời giải thích của người bán là gì – có điều gì đó sai nằm ở chiếc đồng hồ hay nó không phải hàng thật.
    • Không chấp nhận lời bào chữa của người bán vô đạo đức. Nếu họ nói nó rẻ với lý do nhặt được hay đó là một món quà, hãy bỏ đi. Không có chuyện may mắn từ trên trời rơi xuống và chỉ với số tiền nhỏ mà bạn mua được một chiếc Rolex.
  4. Khi tất cả đều thất bại, mang đồng hồ của bạn đến với một nhà trang sức giàu kinh nghiệm. Đôi khi cho dù bạn biết phải xem xét những gì, tuy nhiên không có gì là chắc chắn cả. Trong trường hợp này, một nhà trang sức hay người bán đồng hồ giàu kinh nghiệm và đáng tin cậy có thể giúp bạn thẩm định những chi tiết mà người bình thường không thể nắm bắt. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với những người này thì có thể không phải tốn phí. Dịch vụ thẩm định trang sức là không hề rẻ, tuy nhiên nó vẫn đáng bỏ ra so với giá trị một chiếc đồng hồ Rolex.
    • Tại một số nước, dịch vụ thẩm định trang sức có giá lên đến hơn 180 đô la một giờ.[12] Do tính chất dịch vụ như vậy, bạn nên mang theo nhiều món đồ để kiểm tra sẽ có lợi hơn.
    • Chỉ sử dụng dịch vụ này nếu nó tính theo giờ, tính theo sản phẩm hay một hợp đồng dựa trên thời gian dự kiến. Đừng bao giờ tin nếu họ nói phí dịch vụ tính theo phần trăm giá trị món đồ trang sức – đây là một hình thức lừa đảo.[12]
  5. Vậy là xong.

Lời khuyên[sửa]

  • Mang chúng đến thợ chuyên nghiệp và nhờ họ phân biệt.
  • Tìm trên Google dòng máy và số serial và so sánh với đồng hồ trên tay bạn.
  • Hộp đồng hồ giả thường làm bằng gỗ rẻ tiền và lớp đệm giống như da lộn chất lượng kém.
  • Một chi tiết nữa cần xem xét đó là người bán. Hãy cảnh giác nếu họ nói đây là đồng hồ mua bên nước ngoài hay một món quà tặng, đó là những dấu hiệu đáng ngờ.

Chú ý[sửa]

  • Không nên mang đồng hồ đi ngủ, chơi thể thao hay vận động mạnh vì có thể làm trầy mặt kính.
  • Nhận diện những kẻ mối lái thông qua những chương trình quay số trúng thưởng v.v… Rolex không có những dịch vụ đó.
  • Tránh làm thất lạc đồng hồ của bạn.
  • Nên tháo đồng hồ ra trước khi tắm trừ khi đồng hồ của bạn có khả năng chống thấm nước.
  • Đừng nên tự mở nắp lưng đồng hồ vì bạn có thể làm hỏng nó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này