Phương pháp đóng vai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định

Bản chất[sửa]

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Quy trình thực hiện[sửa]

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

  • Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
  • Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
  • Các nhóm lên đóng vai
  • Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
    • Vì sao em lại ứng xử như vậy?
    • Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai)
  • Lớp thảo luận, nhận xét:
    • Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?
    • Chưa phù hợp ở điểm nào?
    • Vì sao?
  • Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

Ưu điểm[sửa]

  • Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
  • Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
  • Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
  • Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
  • Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng[sửa]

  • Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
  • Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép
  • Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
  • Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.
  • Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
  • Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai
  • Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
  • Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
  • Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
  • Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
  • Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này