Phản ứng khi bị lăng mạ hoặc trêu chọc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tìm hiểu cách để đương đầu khi bị trêu chọc hoặc lăng mạ có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với những tình huống xã hội không may này. Đánh giá tình huống, phản ứng một cách phù hợp, và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng bị trêu chọc hoặc xúc phạm.

Các bước[sửa]

Đánh giá tình huống[sửa]

  1. Nhận thức rõ rằng vấn đề không phải nằm ở bạn. Người trêu chọc và xúc phạm người khác là người cảm thấy bất an. Sự bắt nạt của họ thường bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, tự yêu mình quá mức, và nhu cầu muốn được kiểm soát tình huống. Bắt nạt người khác khiến họ cảm thấy mạnh mẽ. Biết rõ là vấn đề nằm ở họ, chứ không phải ở bạn, sẽ giúp bạn trở nên tự tin trong tình huống.[1]
  2. Hiểu rõ động cơ của kẻ công kích. Nỗ lực thấu hiểu lý do vì sao một người nào đó lại xúc phạm hoặc trêu chọc bạn là yếu tố quan trọng để hình thành giải pháp cho tình huống. Đôi khi, người khác trêu ghẹo bạn để khiến họ cảm thấy tốt hơn; và trong những thời điểm khác, họ thực hiện điều này vì họ không hiểu rõ bạn hoặc tình huống như khả năng của họ.
    • Ví dụ, người đồng nghiệp thường xuyên sỉ nhục về quần áo của bạn có thể có cảm giác rằng bạn nhận được nhiều tiếng tăm hơn bạn xứng đáng được nhận từ sếp của mình.[2]
    • Trong một ví dụ khác, có thể kẻ công kích bạn trêu chọc bạn vì họ không hiểu rõ rằng sự khuyết tật của bạn ngăn bạn không thể tham gia vào một hoạt động nào đó một cách toàn diện.
    • Bạn nên nhớ rằng một số hình thức trêu chọc sẽ khá vui tươi và không có ý gây tổn thương cho cảm giác của bạn. Ví dụ, người bạn thân hoặc họ hàng của bạn trêu chọc bạn về một điều gì đó, như thói quen mà họ cảm thấy khá buồn cười ở bạn.
  3. Phát triển kế hoạch tránh xa người đó hoặc một tình huống nào đó nếu có thể. Tránh mặt kẻ công kích sẽ giúp giảm thiểu sự xúc phạm và/hoặc trêu chọc mà bạn đang trải nghiệm. Mặc dù không phải lúc nào cũng khả thi, bạn nên phát triển biện pháp giảm thiểu thời gian tham gia vào sự kiện có sự hiện diện của kẻ bắt nạt hoặc tránh xa người đó hoàn toàn.
    • Nếu bạn bị trêu chọc trên đường từ trường về nhà, bạn nên phối hợp cùng cha mẹ để xây dựng tuyến đường về nhà an toàn giúp bạn tránh bị trêu chọc hoặc xúc phạm.
    • Nếu bạn bị trêu ghẹo hoặc lăng mạ trực tuyến, bạn nên cân nhắc xóa kẻ bắt nạt khỏi mạng xã hội của bạn hoặc hạn chế thời gian bạn dành cho một vài ứng dụng cụ thể nào đó.
  4. Xác định xem liệu hành động trêu chọc có phạm pháp hay không. Đôi khi, trêu chọc hoặc xúc phạm sẽ trực tiếp vi phạm pháp luật. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn thường quấy rối tình dục bạn tại công sở bằng cách buông lời nhận xét về cơ thể bạn, đây là hành vi phạm pháp và cần phải được báo cáo ngay lập tức.
    • Nếu bạn đang đi học, bạn có quyền được cảm thấy an toàn và sở hữu môi trường không có tác nhân xao nhãng để học tập. Nếu một người nào đó trêu chọc bạn theo cách khiến bạn cảm thấy không an toàn hoặc quấy nhiễu bạn tách bản thân khỏi trường học (như bằng cách làm bạn không muốn đến trường), bạn nên trò chuyện với cha mẹ hoặc giáo viên của mình.

Phản ứng trước việc bị trêu chọc hoặc lăng mạ[sửa]

  1. Chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống. Nếu bạn muốn dành thời gian với người thường xuyên sỉ nhục hoặc trêu chọc bạn, bạn nên thiết lập kế hoạch để giải quyết tình hình. Suy nghĩ kỹ về cách bạn có thể phản ứng và nhập vai sẽ giúp bạn đối phó với tình huống.[3]
    • Luyện tập nhập vai với người bạn hoặc người thân mà bạn tin tưởng. Bạn có thể nhờ người bạn thân của bạn nói một điều gì đó như “An à, kiểu tóc của cậu xấu tệ”. Bạn có thể hồi đáp bằng câu nói “Cảm ơn ý kiến của cậu, nhưng tớ thích nó và đây mới là điều quan trọng”.
    • Nếu sếp của bạn xúc phạm bạn theo cách xem thường bạn, bạn nên phát triển kế hoạch đối phó. Cố gắng nói theo kiểu “Bảo, sự trêu chọc của ông thật không chuyên nghiệp, gây tổn thương, và gây trở ngại cho năng suất làm việc của tôi. Nếu điều này còn tiếp diễn, tôi sẽ báo cáo với phòng nhân sự”.
  2. Giữ bình tĩnh. Bạn cần phải giữ bình tĩnh khi bị trêu ghẹo hoặc xúc phạm, ngay cả khi bản năng của bạn đang bảo bạn phải nổi giận hoặc khóc lóc. Người trêu chọc và lăng mạ người khác thường tìm kiếm sự phản ứng. Bạn nên giữ bình tĩnh và thấu hiểu rõ mọi chuyện.[4]
    • Khi một ai đó xúc phạm bạn, bạn nên cố gắng hít thở sâu trước khi hồi đáp.
  3. Trở nên quyết đoán. Trở nên tự tin và rõ ràng với kẻ công kích về ảnh hưởng mà sự xúc phạm của họ đem lại cho bạn. Sử dụng giọng điệu chắc chắn, nhưng bình tĩnh và giải thích lý do vì sao bạn cảm thấy bị làm phiền với sư trêu chọc của họ.[5]
    • Cố gắng nói với bạn học đang trêu chọc đôi giày của bạn rằng “Nó khiến tôi tức giận khi bạn xúc phạm tôi trước cả lớp. Vì vậy, bạn hãy ngừng lại đi”.
    • Nếu đồng nghiệp của bạn đang chất vấn bạn trong công ty theo cách phân biệt giới tính, bạn có thể nói “Sự trêu chọc và xúc phạm của bạn thuộc diện quấy rối tình dục. Nếu điều này còn tái diễn, tôi sẽ báo cáo với người giám sát ngay lập tức”.
  4. Phớt lờ sự lăng mạ. Đôi khi, lời phản hồi tốt nhất đối với sự sỉ nhục là phớt lờ nó. Bạn có thể giả vờ như thể bạn không nghe thấy gì hoặc chuyển sang chủ đề khác biệt hoàn toàn. Phớt lờ lời trêu ghẹo hoặc xúc phạm của kẻ công kích thay vì phản ứng với nó sẽ ngăn bạn đổ thêm dầu vào lửa.[4]
    • Nếu bạn bị sỉ nhục hoặc trêu chọc trực tuyến, đừng đáp trả.
    • Nếu bạn bị lăng mạ bởi một thành viên trong gia đình, bạn nên cố gắng phớt lờ lời xúc phạm và rời khỏi phòng.
  5. Phản ứng bằng sự hài hước. Sử dụng sự hài hước để phản ứng khi bị trêu chọc hoặc xúc phạm là lời phản hồi hiệu quả nhất. Óc hài hước có thể xoa dịu tình huống căng thẳng, khiến kẻ công kích nguôi giận, và thậm chí là làm suy yếu sự lăng mạ. Bạn nên cố gắng bông đùa khi một người nào đó sỉ nhục hoặc trêu ghẹo bạn.[6]
    • Nếu đồng nghiệp của bạn sỉ nhục tấm áp phích bạn đem đến hội nghị, hãy cố gắng nói theo kiểu “Bạn nói đúng. Tấm áp phích này tệ thật. Tôi không nên để đứa con năm tuổi của tôi làm việc thay tôi”.
    • Một tùy chọn khác sẽ là hành động như thể bạn bị sốc và tham gia vào một số trò đùa cợt vui tươi với người đó. Ví dụ, bạn có thể nói rằng “Ôi trời ơi! Bạn nói đúng! Cảm ơn vì đã cho tôi thấy được ánh sáng!”.
  6. Báo cáo hành vi trêu chọc và lăng mạ dựa trên giới tính, tình dục, tôn giáo, hoặc sự khuyết tật. Bạn cần phải báo cáo những loại quấy rối này ngay lập tức. Loại trêu chọc này thường là hành vi phạm pháp. Bạn nên trực tiếp đến gặp cơ quan chức năng nếu bạn đang bị trêu ghẹo hoặc xúc phạm theo cách này.
  7. Trò chuyện với kẻ công kích. Ví dụ, nếu bạn không ngừng bị cha/mẹ hoặc thành viên trong gia đình lăng mạ, đã đến lúc bạn cần phải ngồi xuống trò chuyện về sự bạo hành. Bạn cần phải thẳng thắn về cảm giác mà sự trêu chọc đem lại cho bạn và ảnh hưởng của sự quấy rối đến cuộc sống của bạn.
    • Nếu mẹ bạn thường xuyên sỉ nhục ngoại hình của bạn, bạn nên nói “Mẹ, con cảm thấy bị tổn thương khi mẹ buông lời nhận xét về quần áo, tóc tai, hoặc cách trang điểm của con. Nó khiến con đau lòng. Từ giờ trở đi, xin mẹ hãy ngừng nêu lên những lời nhận xét như tương tự”.
    • Ngay cả khi hành động trêu chọc không cố tình gây hại cho bạn, bạn vẫn có thể nói một điều gì đó với người đó nếu nó làm phiền bạn, như "Tôi thích giao du với bạn và thỉnh thoảng, trêu chọc nhau là hành động khá vui, nhưng chủ đề sau đây gây tổn thương cho cảm giác của tôi và bây giờ, chúng hoàn toàn vượt quá giới hạn cho phép: quần áo, chồng, con cái, v.v.”

Cảm thấy tốt hơn về bản thân[sửa]

  1. Cải thiện lòng tự trọng. Sở hữu lòng tự trọng thấp sẽ khiến bạn khó có thể đối phó với việc bị trêu chọc, cho dù là nó có xấu xa hay không. Cải thiện lòng tự trọng đòi hỏi phải có thời gian, nhưng bạn có thể làm điều này bằng cách thực hiện hành động đơn giản như: [7]
    • Tự khen ngợi bản thân. Cố gắng soi gương vào mỗi buổi sáng và nói một điều tích cực về ngoại hình của mình chẳng hạn như “Hôm nay, đôi mắt của bạn trông vô cùng long lanh và xinh đẹp”.
    • Thiết lập danh sách về điểm mạnh, thành tựu, và về yếu tố mà bạn ngưỡng mộ ở bản thân. Cố gắng thiết lập danh sách có ít nhất năm yếu tố trong từng cột. Cất giữ danh sách này và đọc lại chúng mỗi ngày.
  2. Tự chăm sóc bản thân. Chăm sóc bản thân là chiến thuật quan trọng và khá tốt để đối phó với việc bị xúc phạm hoặc trêu ghẹo. Cố gắng ngâm mình thật lâu trong bồn tắm, đi dạo một cách tĩnh lặng, hoặc thực hiện một điều tử tế gì đó cho bản thân như đi làm móng. Chúng sẽ giúp bạn xây dựng lòng tự trọng và cảm thấy tốt hơn về chính mình.
  3. Phát triển tính kiên cường. Trở nên kiên cường có nghĩa là bạn dễ dàng hồi phục sau khi bị trêu ghẹo, lăng mạ, và những trở ngại khác. Cố gắng cải thiện sự kiên cường để tăng cường khả năng vực dậy sau những lời trêu ghẹo và xúc phạm mà bạn đã gánh chịu. Một vài hành động bạn có thể thực hiện để xây dựng sự kiên cường gồm có: [8]
  4. Tìm hiểu cách để trở nên quyết đoán hơn. Có khả năng thể hiện bản thân theo cách quyết đoán cũng sẽ giúp bạn đối phó với sự trêu chọc. Để có thể trở nên quyết đoán, bạn cần phải cảm thấy thoải mái trong việc nói “Không” với người khác và bộc lộ nhu cầu của bản thân theo cách rõ ràng, trực tiếp.[9]
    • Nói ra điều đang làm phiền bạn theo cách cụ thể. Ví dụ, “Bạn thường trêu chọc mái tóc của tôi, như gọi tôi là chó lông xù hoặc quả bóng tóc xù”.
    • Thể hiện cảm giác của bạn về sự trêu ghẹo. Ví dụ, bạn có thể nói theo kiểu “Tôi cảm thấy tức giận khi bạn nói ra những điều này vì tôi nghĩ rằng mái tóc của mình rất tuyệt”.
    • Nói về điều mà bạn muốn sẽ xảy ra. Ví dụ, “Tôi muốn bạn ngừng trêu chọc mái tóc của tôi. Nếu bạn còn tiếp tục, tôi sẽ quay mặt bước đi”.

Tìm kiếm sự trợ giúp[sửa]

  1. Trò chuyện với cha mẹ. Nếu bạn là trẻ em hoặc trẻ vị thành niên đang bị trêu chọc hoặc lăng mạ, bạn cần phải cho cha mẹ biết chuyện đang diễn ra. Hãy cho họ biết tình hình và nhờ họ giúp bạn giải quyết.[10]
    • Cố gắng nói một điều gì đó chẳng hạn như "Mẹ/Cha, con đang bị một người trong trường trêu ghẹo và con đã cố gắng khiến họ ngừng lại, nhưng nó không đem lại kết quả".
  2. Tìm đến với thầy cô hoặc chuyên gia khác mà bạn tin tưởng. Nếu một người nào đó trong trường đang lăng mạ hoặc trêu chọc bạn, bạn nên thông báo cho thầy cô, tư vấn viên học đường, hoặc thậm chí là y tá của trường được biết. Những chuyên gia giáo dục này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược đối phó với tình huống.
    • Cố gắng nói theo kiểu "Con đã bị một người trêu chọc/xúc phạm trong trường học và con không biết mình nên làm gì".
  3. Tìm đến với nguồn trợ giúp phù hợp tại công sở. Nếu bạn đang bị sỉ nhục hoặc trêu ghẹo tại công sở, bạn cần phải ghi chép lại hành vi bạo hành và tìm đến với nguồn trợ giúp phù hợp. Bạn có thể thảo luận về tình huống với sếp hoặc trực tiếp đến gặp phòng nhân sự và báo cáo về nó.
    • Cố gắng nói một điều gì đó chẳng hạn như "Môt đồng nghiệp đang trêu chọc/lăng mạ tôi mỗi ngày và nó đang ảnh hưởng đến tôi. Tôi muốn tìm kiếm một vài sự giúp đỡ trong việc giải quyết tình huống".

Nguồn và Trích dẫn[sửa]