Pharmacodynamics

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Pharmacodynamics (PD) bao gồm các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể. Thuốc (hay các hợp chất) có thể gây tác động trên bề mặt hay bên trong đối tượng sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm, các loại ký sinh trùng, côn trùng gây gại, thực vật, động vật) dẫn đến các biến đổi sinh lý hay hóa sinh của sinh vật. Mối tương quan giữa nồng độ của thuốc (hay hóa chất) với các biến đổi của cơ thể là một trong những nội dung chính của lĩnh vực nghiên cứu này. Một ví dụ minh họa của PD là mối quan hệ giữa nồng độ cơ chất (thuốc) với thụ quan tiếp nhận nó tại các tế bào, các cơ quan:

L + R ↔ L.R

Trong đó: L là thuốc (hay hóa chất) cần nghiên cứu (được gọi chung là cơ chất: ligand); R là thụ quan có mặt tại các tế bào hay các cơ quan của sinh vật (receptor).

Trong khi đó, pharmacokinetics (PK) nghiên cứu các tác động của cơ thể đến thuốc hay các hóa chất.

Tác động đến cơ thể sinh vật[sửa]

Các loại thuốc có khả năng bắt chước hoặc ức chế các quá trình sinh lý hay hóa sinh hoặc ức chế các quá trình bệnh lý trong cơ thể động vật. Đối với vi sinh vật, nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng, các loại thuốc tương ứng sẽ ức chế các quá trình sinh lý sinh hóa quan trọng có tác dụng quyết định sự sống của vi sinh vật và ký sinh trùng.

Bốn tác động chính của thuốc bao gồm:

(1) Tác động ức chế;

(2) tác động kích thích;

(3) phá hủy tế bào

(4) thay thế các thành phần trong cơ thể sinh vật.

Các tác động mong muốn[sửa]

- Phá huỷ màng tế bào (đối với sinh vật gây bệnh, tế bào ung thư...)

- Phản ứng với các protein bao gồm các loại: (1) các enzyme; (2) các protein cấu trúc (structural proteins); (3) các protein vận chuyển (carrier proteins); (4) các kênh ion (inon channels).

- Kết hợp với các thụ quan (receptor binding): (1) các thụ quan của hormon (hormone receptors) ; (2) các thụ quan tiếp nhận tín hiệu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố tế bào thần kinh (neuromodulator receptors); (3) các thụ quan truyền tín hiệu thần kinh (neurotransmitter receptors)

Các tác động không mong muốn[sửa]

- Gây đột biến (tác động sơ cấp hoặc thứ cấp); (carcinogenic activity)

- Các tác động tổng hợp, đa cơ quan, có hại

- Can thiệp vào quá trình trao đổi chất và các phản ứng khác của cơ thể

- Gây rối loạn các quá trình sinh lý và các phả ứng mãn tính.

Cửa sổ điều trị (therapeutic window; TW)[sửa]

TW biểu diễn độ chênh lệch về lượng của một loại dược phẩm nào đó và được tính bằng độ chênh lệch giữa liều lượng phát huy tác dụng điều trị và liều gây ảnh hưởng không mong muốn. TW là chỉ số được dùng để ước tính liều lượng thuốc dùng trong điều trị để đảm bảo phát huy tác dụng trong phạm vi an toàn. Như vậy, một loại dược phẩm có "cửa sổ" nhỏ (tức độ chênh lệch giữa liều tác dụng và liều gây ảnh hưởng phụ nhỏ) cần được cân nhắc cẩn thận hơn khi dùng. Kiểm tra nồng độ thuốc trong máu người và động vật là một trong những phương pháp được dùng để điều chỉnh liều lượng đối với những loại thuốc này.

Kết hợp thuốc - thụ quan[sửa]

Multicellular pharmacodynamics[sửa]

Liên kết đến đây