Quá trình sinh tinh ở giun đến vô sinh ở người

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Giun C. elegans – sinh vật thường được dùng trong nghiên cứu y sinh học. Hình trích từ nguồn Wikipedia® Author: Altun Z. F., www.wormatlas.org).

Vô sinh ở nam giới là vấn đề đang được y học quan tâm nhưng chỉ có một ít gen được biết đến là có liên quan đến vô sinh. Sự thiếu hụt các chromatin trong tinh dịch là dấu hiệu cho biết vô sinh nam trên lâm sàng. Xác định các protein quan trọng đến cấu trúc của chromatin tinh dịch cũng như quá trình đóng gói chromatin có thể sẽ khám phá ra nguyên nhân gây vô sinh một cách đầy đủ nhất. Nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu Chu S.D., Đại học Bang San Francisco, Hoa kỳ đã đưa ra danh sách đầy đủ nhất các protein liên quan đến quá trình sinh tinh trùng trên mô hình giun C. elegans. Hầu hết các protein được tìm thấy này cũng được chứng minh là cần thiết cho khả năng sinh sản ở chuột đực. Do đó, danh sách các protein này sẽ rất có lợi cho mở rộng thêm sự hiểu biết ở mức độ phân tử của khả năng sinh sản ở nam giới nhằm tìm ra các nguyên nhân gây vô sinh ở phái nam cũng như là tìm ra các thuốc tránh thai khác. Nghiên cứu này công bố trên tạp chí Nature tập 443 số 7107 trang 101-105 ngày 7.9.2006 (http://dx.doi.org/10.1038/nature05050).

Bước đầu tiên, Chu và cộng sự đã phân lập được hơn 1000 protein liên quan tới chromatin của tế bào sinh tinh (tinh bào). Sau đó, 132 protein được lựa chọn để nghiên cứu tiếp theo dựa trên tiêu chí là đạt ngưỡng về hàm lượng cũng như không hiện diện ở các chromatin noãn bào.

Các tác giả tiếp tục dùng kỹ thuật RNA can thiệp (RNA interference) trên tất cả các gen đã mã hoá ra các protein đó. Khoảng 40% trong 132 gen là được cho cần thiết cho quá sinh sản vì liên quan đến sự biệt hoá và chất lượng tinh dịch. Điều quan trọng là khoảng 1/3 trong số 132 protein của C. elegans có các gen mã hoá ra protein tương ứng ở chuột. Nhiều trong số các gen này này được biết là nguyên nhân gây ra vô sinh trên mô hình ở chuột, đồng thời trên mô hình giun thì khi thiếu một trong số gen này cũng làm giảm khả năng sinh sản. Các protein này có vai trò trong nhiều hoạt động khác nhau của quá trình sinh tinh từ việc bao gói các protein cho tới sự chia tách chromosome cũng như khả năng sinh sản.

Kết quả này đã đưa ra một tư liệu quý giá cho quá trình tìm hiểu về vô sinh cũng như là điều trị nó. Các 2/3 số gen mã hoá ra các protein tìm thấy trong nghiên cứu này có các gen tương ứng đồng dạng trên người. Hai trong số các gen trùng lắp ở người là gen tổng hợp ra topoisomerase và helicase được biết đến như là liên quan đến vô sinh.

Điều lý thú hơn nữa là trong số các protein liên quan đến quá trình sinh tinh ở giun nhưng vẫn có các dạng đồng dạng ở người mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa rõ chức năng của chúng. Cơ sở dữ liệu này sẽ là nguồn để các nhà khoa học nghiên cứu tiếp theo nhằm các định các gen gây vô sinh ở người và tìm ra biện pháp tránh thai an toàn từ nam giới.

Abundance-correlated subtractive proteomic strategy to identify spermatogenesis-enriched proteins. Nature®

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này