Rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ ba đến bảy ngày. Nếu chu kỳ của bạn dài hơn hoặc xuất hiện thường xuyên hơn, vậy thì có lẽ bạn sẽ muốn tìm cách để kiểm soát hoóc-môn của mình tốt hơn cũng như rút ngắn lại thời gian chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai và IUD (vòng tránh thai) là hai phương pháp đáng tin cậy nhất để rút ngắn và kiểm soát chu kỳ của bạn; tuy nhiên, một số phương pháp tự nhiên như tập thể dục, giảm cân và ngủ đủ giấc cũng đã được chứng minh là sẽ mang lại hiệu quả.

Các bước[sửa]

Tìm tới các phương pháp y học[sửa]

  1. Thử uống thuốc tránh thai. Nếu bạn muốn chu kỳ của bạn trở nên ngắn và nhẹ nhàng hơn, thuốc tránh thai có thể sẽ hữu ích. Hãy hỏi bác sỹ của bạn về việc bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai.
    • Hầu hết thuốc ngừa thai dạng uống thường được đóng dưới dạng vỉ 28 viên. 21 viên đầu có chứa 2 loại hormone sinh dục nữ là estrogen và progestin giúp ngăn chặn sự rụng trứng. 7 viên sau là thuốc giả dược không có bất cứ hoóc-môn nào.
    • Khi bạn sử dụng gần hết thuốc tránh thai, cơ thể bạn sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu tương tự như chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, quy trình sinh học của việc chảy máu này hoàn toàn khác với kinh nguyệt. Thông thường, phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn và nhẹ nhàng hơn khi sử dụng thuốc tránh thai.[1]
  2. Sử dụng một trong những loại thuốc tránh thai dạng uống mới với chu kỳ 24 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có 24 viên thuốc tiết nội tố thay vì 21 và chỉ có 4 viên giả dược. Nó sẽ giúp bạn hạn chế chảy máu ("chu kỳ") xuống còn 4 ngày hoặc ít hơn.[1]
    • Phương pháp này không được đảm bảo là sẽ mang lại hiệu quả nhưng nếu bạn duy trì nó trong nhiều tháng, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh và bắt đầu có chu kỳ ngắn đi. Quyết tâm là chìa khóa quyết định thành công bởi có rất nhiều người đều không nhận được kết quả như ý cho tới khi sử dụng thuốc liên tục trong vòng 3 tháng hoặc hơn.
  3. Tìm hiểu về thuốc tránh thai "kéo dài chu kỳ". Đây là một lựa chọn vô cùng hiệu quả khác cho phụ nữ đang gặp vấn đề với chu kỳ kinh nguyệt của mình, bởi nó có thể loại bỏ khá nhiều số chu kỳ kinh nguyệt! Hầu hết các thuốc "kéo dài chu kỳ" sẽ cho bạn thuốc có chứa tiết nội tố nữ trong vòng ba tháng, kèm theo một lần chảy máu ("chu kỳ"). Điều này đồng nghĩa với việc trung bình cứ ba tháng bạn sẽ chảy máu một lần, thay vì mỗi tháng một lần.[1]
    • Lưu ý rằng phương pháp này không hẳn sẽ rút ngắn chu kỳ của bạn nhưng nó sẽ giúp giảm bớt số lần kinh nguyệt và nó cũng là một lựa chọn đáng để bạn thử.
  4. Ý thức về các ảnh hưởng phụ của thuốc tránh thai.[1] Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai dạng uống, bạn cần phải nhận được sự "đồng ý" của bác sỹ rằng bạn không có bất cứ vấn đề sức khỏe nào khiến bạn không được phép sử dụng loại thuốc này. Bạn cũng cần lưu ý tới các ảnh hưởng phụ có thể xảy ra, đặc biệt là trong vòng một vài tháng đầu sử dụng.
    • Một trong những ảnh hưởng phụ thường gặp đó là chảy máu giữa chu kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc có thể bạn sẽ bị chảy máu vào những ngày mà bạn sử dụng thuốc, bởi cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh để tiếp nhận một nguồn cung cấp tiết nội tố nữ "ngoài". Hiện tượng này sẽ dần biến mất sau khi sử dụng thuốc trong vòng một vài tháng liên tiếp.
    • Một số ảnh hưởng phụ khác có thể xảy đến như căng ngực, buồn nôn, co thắt bụng, phù, tiêu chảy hoặc táo bón, tăng cân.
    • Lưu ý rằng, nếu bạn liên tục có những ảnh hưởng phụ ngoài ý muốn trong khi sử dụng loại thuốc tránh thai hiện tại, bạn có thể nói chuyện với bác sỹ để đổi sang một thương hiệu khác. Các loại thuốc khác nhau sẽ có tỷ lệ estrogen và progesterone khác nhau, và thông thường thì mọi người sẽ cần một vài lần thử để tìm ra được loại thuốc phù hợp với họ.
  5. Hỏi bác sỹ về việc đặt IUD. IUD là một dụng cụ tử dụng. IUD là một dụng cụ có dạng chữ T, được làm bằng đồng hoặc chất dẻo plastic được đưa vào trong tử cung của phụ nữ để ngừa thai. Tùy thuộc vào các loại IUD khác nhau sẽ có thể giúp bạn rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt của mình.[2]
    • IUD bằng đồng có giá thành rẻ hơn và tuổi thọ lâu hơn (lên tới 10 năm), nhưng nó sẽ khiến chu kỳ của bạn nhiều và co thắt nhiều hơn vì vậy đây không phải là một lựa chọn hợp lý cho bạn nếu bạn đang cố gắng rút ngắn (và/hoặc giảm nhẹ) chu kỳ của mình.
    • Tuy nhiên, IUD Mirena sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Loại vòng này có chứa progesterone (tiết nội tố nữ) và là dụng cụ ngừa thai "tiêu chuẩn vàng". Hiệu quả ngừa thai của Mirena lên tới gần 100%, tuổi thọ lên tới 5 năm và cũng giúp giảm nhẹ chu kỳ một cách đáng kể (và, đối với một vài phụ nữ, có thể chấm dứt chu kỳ hoàn toàn).
    • Nhược điểm của IUD Mirena đó là giá thành, thông thường nó sẽ có giá vài trăm đô-la. Tuy nhiên nếu bạn đủ khả năng tài chính thì đây chính là lựa chọn tuyệt vời nhất giúp bạn rút ngắn và giảm nhẹ chu kỳ.
  6. Tìm hiểu về IUD.[2] Rất nhiều người thường chọn thuốc tránh thai đơn giản là bởi vì họ không hiểu biết về IUD, và có vẻ như thuốc uống là một lựa chọn "đơn giản hơn" (và có lẽ là "ít đáng sợ hơn"), bởi bạn không cần phải đặt một dụng cụ nào đó vào trong tử cung của mình.
    • Tuy nhiên, những người có hiểu biết về IUD thường có xu hướng lựa chọn phương pháp này, bởi họ nhận ra được những lợi ích đáng kể của nó. Không chỉ giúp rút ngắn và giảm nhẹ chu kỳ, đây còn lại phương pháp tránh thai hiệu quả nhất, mặc dù giá thành khá cao, nhưng cân nhắc tới thời gian sử dụng lên tới 5 năm, thì việc sử dụng IUD sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc mua thuộc tránh thai liên tục.
  7. Tham khảo ý kiến của bác sỹ về vấn đề mà bạn đang lo lắng liên quan tới chu kỳ dài và nhiều bất thường. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cần phải được chẩn đoán và chữa trị, vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên tới gặp bác sỹ để ngăn chặn hoặc chữa trị nếu cần.[3]
    • Mặc dù thời gian và cường độ của chu kỳ kịch nguyệt của mỗi người đều khác nhau, nhưng vẫn có một số yếu tố cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Nếu bạn cần sử dụng gấp đôi băng vệ sinh so với thông thường, ra máu cục trong hơn một ngày suốt chu kỳ, băng vệ sinh hoặc tampon (băng vệ sinh dạng que) đầy tràn chỉ trong vòng một giờ, phải thay băng vệ sinh suốt cả đêm, chu kỳ kéo dài hơn một tuần hoặc có một số triệu chứng như mệt mỏi và khó thở, bạn nên đi khám bác sỹ phụ khoa.[3]
    • Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới việc chảy máu kinh nhiều một cách bất thường. Các nguyên nhân rất đa dạng từ mất cân bằng tiết nội tố lành tính, như suy giảm hoạt động tuyến giáp, hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định, nhưng chúng cũng có thể khá nghiêm trọng. Ung thư và các bệnh về buồng trứng có thể gây ra chảy máu bất thường. Bác sỹ của bạn cần tìm ra nguyên nhân bằng cách thăm khám khung chậu và xem xét bệnh án của bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sỹ của bạn phán đoán, bạn có thể sẽ cần phải xét nghiệm máu, chụp x-quang và siêu âm. [3]
    • Phương pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. Uống viên sắt, thuốc tránh thai dạng uống hoặc dụng cụ tử cung (IUD) sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng này.[3]
    • Trước ngày kinh nguyệt, hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ các kiến thức cần thiết như không ăn vào buổi tối trước đó hoặc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Bạn cũng nên có một danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, các thay đổi trong cuộc sống, các triệu chứng mà bạn đang trải qua và bất cứ thắc mắc nào mà bạn cần hỏi bác sỹ của mình.[4]

Thử các phương pháp tự nhiên[sửa]

  1. Duy trì thói quen vận động. Vận động thường xuyên và đều đặn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe toàn diện của bạn và giúp chu kỳ của bạn trở nên nhẹ nhàng và ngắn hơn.
    • Nếu bạn bị thừa cân, có thể bạn sẽ muốn nói chuyện với bác sỹ của mình về một kế hoạch giảm cân lành mạnh. Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp chu kỳ của bạn nhẹ nhàng và ngắn hơn. [5]
    • Không tính đến vấn đề cân nặng, những người ít vận đồng thường có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn. Vận động vừa phải, từ 45 phút đến một tiếng mỗi ngày sẽ giúp rút ngắn các chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể chơi môn thể thao mà bạn thích, đi bộ nhanh, tập các bài tập cardio hoặc chạy bộ.[6]
    • Hãy thật cẩn thận để không tập luyện quá sức. Đôi lúc, vận động quá mức có thể khiến kinh nguyệt của bạn chấm dứt hoàn toàn. Điều này có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là nếu bạn không có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình tập luyện. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi điều chỉnh kế hoạch luyện tập thể lực của mình.[6]
  2. Điều chỉnh chế độ ăn uống. Mặc dù vẫn còn khá nhiều tranh cãi xung quanh các vấn đề về ảnh hưởng của chế độ ăn uống với kinh nguyệt nhưng một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống ít chất béo và nhiều carb có lợi sẽ giúp rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt.
    • Một chế độ ăn vừa giàu carb phức hợp (complex carbohydrates), như gạo lứt, hoa quả và rau xanh, vừa ít chất béo và chất cồn có thể làm giảm các triệu chứng có liên quan tới kinh nguyệt như chuột rút và cảm xúc thất thường. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian chu kỳ kinh nguyệt của bạn.[7]
    • Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống ít chất béo cũng sẽ rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt, ít nhất là ở một mức độ nhỏ.[8]
    • Bởi vì việc giảm cân sẽ giúp rút ngắn chu kỳ nên việc chiều chỉnh chế độ ăn uống nếu bạn bị thừa cân cũng có thể giúp bạn giảm cân và khiến thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ngắn lại. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào về việc giảm cân.
  3. Cải thiện thời gian ngủ. Giấc ngủ gián đoạn hoặc không đủ có thể gây ra căng thẳng và điều này sẽ khiến chu kỳ của bạn kéo dài và đau đớn hơn. Thiết lập thời gian biểu ngủ lành mạnh và đều đặn sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc của bản thân hiệu quả hơn.
    • Thậm chí mất ngủ một vài tiếng cũng có thể dẫn tới stress, tức giận và lo lắng. Tất cả những điều đó có thể thay đổi lượng hooc-môn và khiến chu kỳ của bạn nhiều và kéo dài hơn.[9]
    • Cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh theo thời gian biểu này và bạn sẽ quen dần với một chế độ ngủ nghỉ đều đặn. Khi thức dậy, hãy đặt báo thức đến thời điểm mà bạn dự định sẽ tỉnh giấc. Sử dụng nút báo lại sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không thoải mái và điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]