Rối loạn mỡ máu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Rối loạn mỡ máu (đôi khi còn được gọi là máu nhiễm mỡ, thuật ngữ này không chính xác), thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, nguyên nhân có thể là tiên phát (do di truyền) hoặc thứ phát do các bệnh khác.

Sự rối loạn này bao gồm: tăng loại lipoprotein có phân tử lượng thấp (LDL—c), giảm loại có phân tử lượng cao (DHL-c), tăng Triglycerid, sự thay đổi này đồng thời làm cho Cholesterol toàn phần tăng, (lượng mỡ toàn phần trong máu tăng cho nên có tên gọi là bệnh mỡ máu cao).

I – CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ RỐI LOẠN MỠ MÁU[sửa]

+Một là :

Nhóm đối tượng thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao ( rối loạn mỡ máu). Người gầy nhưng nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật cũng có khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

Cholesterol được sản xuất ở gan (khoảng 80 %) từ các axit béo bổ xung từ thực phẩm hoặc từ các khâu chuyển hóa khác và 20 % là cung cấp trực tiếp từ những thức ăn có hàm lượng chlesterol cao như: mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt lợn), tôm, lòng lợn, lòng bò, óc, trứng, dầu dừa (là dầu thực vật nhưng lại có nhiều acid béo bão hòa).

Ở nhóm đối tượng này do có thói quen ăn uống vô độ , lượng acid béo (Nguyên liệu để sản xuất cholesterol) cũng như cholesterol được đưa vào cơ thể quá nhiều, làm tăng quá trình thấm vào màng trong của động mạch mặc dù đôi khi nồng độ LDL-c chưa phải là ở mức cao. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng giảm thực phẩm có chứa nhiều cholesterol và tập thể dục thường xuyên có hiệu quả tốt ngăn chặn bệnh rối loạn mỡ máu.

+ Hai là:

Nhóm đối tượng mắc các bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan mãn. Ở nhóm này việc điều trị tích cực, kiểm soát tốt các triệu chứng và biến chứng có tác động tốt đến sự rối loạn mỡ máu.

- Ở bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrat (đường), có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ) và protein (đạm). Trong cơ thể sinh vật sống sự chuyển hóa đường - đạm - mỡ có mối liên quan mật thiết tương hỗ với nhau. Sự rối loạn chuyển hóa lâu dài của một chất đều kéo theo sự rối loạn chuyển hóa của 2 chất còn lại. Ở trường hợp này, sự rối loạn chuyển hóa lipid thường là suy thoái và giảm tất cả các loại lipoproten trong máu, nhưng đôi khi các loại khác giảm nhưng LDL-c lại không giảm, hoặc tăng nên gây ra bệnh rối loạn mỡ máu.

- Ở hội chứng thận hư: Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, được đặc trưng bởi phù, protein niệu (protein trong nước tiểu) cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể đái ra lipid, do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên. Ở đây rối loạn mỡ máu là một triệu chứng của hội chứng thân hư.

- Trong bệnh suy tuyến giáp: Tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ gây nên tổn thương các mô và các rối loạn chuyển hóa, trong đó có chuyển hóa lipid. Các xét nghiệm sinh hóa trong suy giáp thường thấy: thiếu máu, tăng cholesterol, tăng Triglycerid, Glucoza giảm, natri máu giảm....

+ Ba là:

Nhóm đối tượng bị bệnh mãn tính sử dụng thuốc điều trị lâu dài không đúng cách: Một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, thuốc tránh thai lâu dài, nghiện rượu, - Ở người nghiện rượu: Nghiện rượu là nghiện Ethanol, biểu hiện là lệ thuộc vào các triệu chứng xuất hiện khi không uống rượu, người nghiện bắt buộc phải uống rượu để cắt các triệu chứng này.

Ethanol khi có nồng độ cao thường xuyên trong máu gây tổn thương các mô, ethanol xen vào giữa hai lớp lipid làm giảm thứ tự phân tử của các chuỗi acyl của phospholipid làm thay đổi cấu trúc màng từ đó làm gia tăng quá trình thấm cholesterol vào màng trong động mạch làm gia tăng xơ vữa động mạch. Rượu không trực tiếp gây bệnh rối loạn mỡ máu, chúng là yếu tố làm tăng biến chứng của rối loạn mỡ máu. Rượu liên quan đến rối loạn mỡ máu là do chúng gây viêm gan mạn và xơ gan do rượu, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất trong đó có rối loạn chuyển hóa lipid.

- Ở người sử dụng các thuốc chẹn bê ta (Beta-blockers) lâu dài:

Các thuốc chẹn beta được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh tim mạch, mắt ( bệnh thiên đầu thống), run vô căn, nhiễm độc tuyến giáp,cao huyết áp kịch phát,... . Một số thuốc chẹn bêta tan trong mỡ và chúng tăng đề kháng insulin do đó dễ kích hoạt đái tháo đường tiềm tàng dẫn đến bị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa đường và liên quan là chuyển hóa lipid. Do vậy, bệnh nhân khi phải điều trị lâu dài các thuốc này phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình do bác sĩ đặt ra, không tự ý mua thuốc về điều trị vì tin rằng mình bị bệnh lâu năm có kinh nghiệm về bệnh.

- Ở người sử dụng thuốc tránh thai lâu dài, do thuốc là tổ hợp các hoc môn nội tiết sinh dục, sử dụng lâu dài thường kèm theo các biến chứng như: tăng sắc tố ở gò má (nám da), sỏi mật, rối loạn chuyển hóa trong đó có chuyển hóa lipid.

II - DẤU HIỆU VÀ BIỂU HIỆN NGƯỜI BỊ MỠ MÁU CAO[sửa]

Người bị mỡ máu cao không có triệu chứng rõ rệt, không chỉ người béo mới bị bệnh mỡ máu cao mà bệnh có thể có ở cả người gầy; tuy nhiên người béo, thừa cân, béo phì thì nguy cơ cao hơn. Việc phát hiện bệnh chủ yếu là do khám sức khỏe, do nhập viện vì những bệnh khác xét nghiệm thấy rối loạn mỡ trong máu, hoặc khi có biến chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp, xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh. Bệnh diễn biến âm thầm, khi có dấu hiệu và biểu hiện nghĩ đến bị mỡ máu cao, tức là đã có biến chứng, khi đó thường có một số dấu hiệu nhận biết như:

- Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ, khó thở có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực, có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

- Có dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn đau đầu, choáng hoa mắt bứt rứt trong người; thở ngắn hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi. - Một số trường hợp có ban vàng dưới da: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực…to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh mỡ máu cần đi xét nghiệm các thành phần lipid để chẩn đoán xác định, với các kết quả:

- Tăng Cholesterol toàn phần

- Tăng LDL-Cholesterol

- Tăng Triglyceride

- Giảm HDL-Cholesterol.

Bản đánh giá mức độ rối loạn lipid trong máu : + Cholesterol toàn phần (lúc đói)

Các mức đánh giá Kết quả Đánh giá
Mức: < 5,17 mmol/L Bình thường
Mức: Từ: 5,17 – 6,18 mmol/L Giới hạn cao
Mức: ≥ 6,20 mmol/L Cao

+ LDL-cholesterol (lúc đói) (loại Lipoprotein phân tử lượng thấp có hại cho cơ thể)

Phân mức đánh giá Kết quả Đánh giá
Mức: < 2,58 mmol/L Tối ưu (tốt)
Mức: Từ: 2,58 – 3,33 mmol/L Gần tối ưu
Mức: Từ: 3,36 – 4,11 mmol/L Giới hạn cao (bắt đầu cao)
Mức: Từ: 4,13 – 4,88 mmol/L Cao
Mức ≥ 4,91 mmol/L Rất cao

- Ở người sử dụng thuốc tránh thai lâu dài, do thuốc là tổ hợp các hoc môn nội tiết sinh dục, sử dụng lâu dài thường kèm theo các biến chứng như: tăng sắc tố ở gò má (nám da), sỏi mật, rối loạn chuyển hóa trong đó có chuyển hóa lipid.

III- MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU TRỊ BỆNH MỠ MÁU[sửa]

Bệnh mỡ máu là rối loạn lipid (mỡ) máu, là tình trạng tăng cholesterol, triglycrid huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao ( HDL-cholesterol) , tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-cholesterol) làm gia tăng quá trình vữa xơ động mạch .

+ HDL-cholesterol (có tỷ trọng cao) có tác dụng đem cholesterol ra khỏi động mạch trở về gan và sau đó bài tiết ra khỏi cơ thể. HDL-c đưa cholesterol ứ thừa trong các mảng xơ vữa động mạch và làm chậm sự phát triển của những mảng này. Vì thế, HDL-c là có ích. HDL-c càng thấp thì cơ hội bị bệnh tim mạch càng cao.

+ LDL-cholesterol (có tỷ trọng thấp), khi có quá nhiều LDL-c, cholesterol bị đưa vào các màng của động mạch, kết hợp với chất khác tạo thành mảng xơ vữa, làm hẹp đường kính của mạch. Động mạch hẹp và không nhẵn dễ tạo thành cục máu đông làm tắc mạch. Hẹp hoặc tắc động mạch vành tim dẫn đến thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim , hiện tượng này diễn ra ở động mạch não gây tai biến mạch máu não.

+ Vì vậy cần phải giảm LDL-c (tỉ trọng thấp) là loại có hại cho cơ thể. Rối loạn lipid máu tiên phát không chữa khỏi cho nên mục tiêu điều trị là kiểm soát nồng độ LDL-c trong máu hợp lý để đề phòng , hạn chế, ngăn chặn, hoặc giảm thiểu các biến chứng của rối loạn lipid máu.

+ Kiểm soát nồng độ LDC-cholesterol là mục tiêu của điều trị, tùy thuộc vào các nhóm bệnh nhân mà chỉ tiêu hạ nồng độ LDL-cholesterol ở các mức khác nhau:

+ Bệnh nhân rối loại mỡ máu kèm theo bệnh: Động mạch vành ( suy mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh, có nhiều yếu tố nguy cơ bị tim mạch. Mục tiêu điều trị là hạ nồng độ LDL-c <2,6mmol/L ( <100mg/dL)

+Bệnh nhân rối loạn mỡ máu kèm theo bệnh : Động mạch vành, đồng thời bị đái tháo đường hoặc huyết áp cao. Mục tiêu là hạ nồng độ LDL-c < 1,8 mmol/L ( <70mg/dL)

Nhóm bệnh nhân Áp dụng biện pháp điều trị Mục tiêu cần phải đạt được
Nguy cơ thấp: không có bệnh mạch vành (hoặc bệnh tương đương), có dưới 1 yếu tố nguy cơ khác kèm theo Điều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 4,1mmol/L

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 4,9mmol/L( xem xét dùng thuốc nếu LDL-C từ 4,13- 4,88mmol/L) (.≥160mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 4,1mmol/L(160mg/dL)
Nguy cơ trung bình: không có bệnh mạch vành ( hoặc bệnh tương đương) và có thêm 2 yếu tố nguy cơ khác kèm theo Điều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 3,4mmol/L (≥130 mg/dL)

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 4,1 mmol/L (≥160mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 3,4 mmol/L(130 mg/dL)
Nguy cơ trung bình cao: không mắc bệnh mạch vành ( hoặc bệnh tương đương) có trên 2 yếu tố nguy cơ và dự kiến có nguy cơ bệnh trong vòng 10 năm tới Điều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c thấp hơn hoặc bằng: 3,4mmol/L ( ≥130 mg/dL)

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 3,4mmol/L ( ≥130 mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 2,6 mmol/L(100 mg/dL)
Nguy cơ cao: Bệnh mạch vành hoặc bệnh tương đương kèm theo huyết áp cao hoặc đái tháo đường Điều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c thấp hơn hoặc bằng: 2,6 mmol/L (≥100mg/dL)

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 2,6 mmol/L (≥100mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 1,8 mmol/L(70 mg/dL)

Mục tiêu điều trị ở bệnh nhân tăng Triglycerid:

- Nồng độ Triglycerid trong máu Từ:1,695 – 2,249 mmol/L. Mục tiêu điều trị chính vẫn là giảm LDL-C (theo chỉ số LDL-C trong máu)

- Từ : 2,26 – 5,639 mmol/L Điều trị làm giảm LDL-C bằng Statin hoặc kết hợp thêm Nicotinic acid hoặc thêm Fenofibrat một cách thận trọng

- Nồng độ trong máu ≥ 5,56 mmol/L Cần điều trị giảm nhanh để tránh viêm tụy cấp, sau khi Triglycerid < 5,65mnol/L thì mục tiêu điều trị chính lại là chỉ số LDL-C trong máu

Trong đó khái niêm  :

+ Bệnh tương đương: tức là bệnh có giá trị để phân nhóm bệnh nhân như mắc bệnh mạch vành, đó là: Bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh.

+ Khái niệm nguy cơ : Đó là các yếu tố làm tác động đến rối loạn mỡ máu , đó là: Hút thuốc lá, tăng huyết áp ( huyết áp > 140/90) , nồng độ HDL thấp < 1,03mmol/L , gia đình có người mắc bệnh động mạch vành

IV- YẾU TỐ GÂY RA BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH MỠ MÁU CAO[sửa]

Bản thân Lipid (mỡ) không phải là chất độc, khi nồng độ của chúng trong máu cao cũng không gây độc cho cơ thể. Cholesterol không phải là chất độc hại, cholesterol có vai trò trong sự sản xuất các tế bào mới và kích thích tố của cơ thể; ngoài ra nó còn đóng vai trò lớp màng bảo vệ các tế bào thần kinh. Cholesterol là một chất cần thiết và không thể thiếu cho cơ thể, nó có tác động xấu khi nồng độ dư thừa quá cao và rối loạn thành phần: tăng loại có tỉ trọng thấp ( LDL-c) và giảm loại có tỉ trọng cao (HDL-c).

Biến chứng của bệnh mỡ máu cao là gây xơ mỡ động mạch làm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, các bệnh về tim mạch, sỏi túi mật, đái tháo đường. Quá trình xơ mỡ động mạch diễn ra từ từ trong nhiều năm, các động mạch thường bị là: Động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng, động mạch vành tim...

Yếu tố gây ra biến chứng của bệnh mỡ máu là : Do loại lipoprotein có tỉ trọng thấp (LDL-c) tăng cao. Nhóm tỷ trọng thấp LDL (Low density Lipoprotein) chuyên chở chủ yếu là approteines B, đây là dạng mà Cholesterol được mang đến các tế bào, khi có quá nhiều LDL, cholesterol bị đưa vào các màng của động mạch nhiều hơn, dần dần làm hẹp đường kính của mạch. Sau đó, kết hợp với các chất khác trong màng của thành động mạch tạo thành những mảng xơ vữa (atherosclerosis). Những mảng này có thể bị rạn nứt làm cho thành động mạch không được trơn tru dễ hình thành cục máu đông. Các mảng xơ vữa phát triển thành nhiều lớp chồng lên nhau có thể làm nghẽn động mạch. Nếu trường hợp này xảy ra trong động mạch vành tim thì kết quả là nghẽn mạch tim, gây chứng nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp cục máu đông bị rời ra khỏi thành động mạch, trôi theo dòng máu cho đến khi kẹt vào một mạch có đường kính nhỏ và hơn làm nghẽn mạch ấy. Nếu là mạch dẫn máu của não thì kết quả là chứng tai biến mạch máu não. Ngoài ra, nếu chỉ số Triglycerid cao và chỉ số HDL-c ( loại có tỉ trọng cao) thấp sẽ làm tăng độ nguy hại của LDL-c.

Như vậy: Tăng LDL-cholesterol (LDL-c) là nguyên nhân chính của chứng xơ vữa làm nghẽn mạch, và là yếu tố gây ra biến chứng của bệnh mỡ máu.

Ngoài ra còn một tác nhân nữa là: Lipoprotein(a) là một chất giống như LDL-c nhưng có chất apoprotein đặc biệt đính vào. Đây là một chứng bệnh di truyền, không thể điều trị bằng thay đổi cách ăn uống hay tập thể thao, và chưa có thuốc trị công nghiệm.

V- YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH MỠ MÁU NGƯỜI CAO TUỔI[sửa]

Các bệnh: Thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, gut, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,.... là các bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Trong đó rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành) thường hiện hữu đồng hành với nhau, khó phân định bệnh nào bị trước và là nguyên nhân sinh ra bệnh nào?

Yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi thường là:

1, Bệnh đái tháo đường:

Ở người cao tuổi đái tháo đường thường ở tup II, diễn biến thầm lặng hơn, các triệu chứng lâm sàng không rầm rộ, thường hay bị bỏ qua. Bệnh diễn biến lâu dài, không được điều trị, hoặc có điều trị nhưng mang tính chất nửa vời, không kiểm soát được nồng độ đường trong máu và xuất hiện những rối loạn mỡ máu. Để đề phòng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân đái đường tuổi trưởng thành (người cao tuổi) nên kiểm tra định kỳ lipid máu hàng năm. Mục tiêu kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi bị đái đường là: chỉ số LDL-cholesterol nhỏ hơn 2,6 mmol/L, Triglycerid nhỏ hơn 1,7 mmol/L. Đồng thời duy trì huyết áp ở mức tối đa dưới 130mm Hg, đường máu lúc đói ở mức 3,9- 7,2 mmol/L (70-130 mg/L).

2, Thói quen nghiện rượu, bia, thuốc lá:

Người cao tuổi thường có thói quen nghiện rượu, bia, thuốc lá, nhất là các cụ ông. Khi đã nghiện thường thì mức độ sử dụng càng ngày càng tăng dần, con cháu hoặc người ngoài không dám hoặc can ngăn không hiệu quả.

Nghiện rượu là nghiện Ethanol, biểu hiện là lệ thuộc vào các triệu chứng xuất hiện khi không uống rượu, người nghiện bắt buộc phải uống rượu để cắt các triệu chứng này. Ethanol khi có nồng độ cao thường xuyên trong máu gây tổn thương các mô, ethanol xen vào giữa hai lớp lipid làm giảm thứ tự phân tử của các chuỗi acyl của phospholipid làm thay đổi cấu trúc màng từ đó làm gia tăng quá trình thấm cholesterol vào màng trong động mạch làm gia tăng xơ vữa động mạch. Rượu không trực tiếp gây bệnh rối loạn mỡ máu, chúng là yếu tố làm tăng biến chứng của rối loạn mỡ máu. Rượu liên quan đến rối loạn mỡ máu là do chúng gây viêm gan mạn và xơ gan do rượu, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất trong đó có rối loạn chuyển hóa lipid.

Hút thuốc lá gây nhiều tác hại, chất nicotin và monoxid carbon thâm nhập vào cơ thể do hút thuốc gây rối loạn mỡ máu: lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL-c) giảm, đồng thời fibrinogen ( có chức năng trong cơ chế đông máu) tăng từ đó làm gia tăng bệnh xơ vữa động mạch

3, Lối sống tĩnh tại, ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Tham gia rèn luyện thể dục (nhất là các bài tập thể dục chữa bệnh, thể dục dưỡng sinh) thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất. Rèn luyện thể dục thường xuyên có tác dụng điều hòa và hạ chỉ số cholesterol trong máu.

Về chế độ dinh dưỡng: Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên khẩu phần dinh dưỡng cho người cao tuổi nên chú ý vào thành phần các chất được bổ xung hàng ngày phải cân đối hợp lý , nhất là các vi- ta- min, và còn phải tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của từng người nữa.

4, Dùng thuốc quá nhiều, nhất là các thuốc tim mạch:

Người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như: các bệnh tim mạch sử dụng nhiều các thuốc chẹn bê ta có thể gây nguy cơ kích hoạt bệnh đái tháo đường tiềm tàng và theo đó là rối loạn mỡ máu.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này