Ranh giới trên biển và vấn đề Biển Đông

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Giới thiệu[sửa]

Từ những bài vỡ lòng, người Việt chúng ta đã được học "Nước Việt Nam hình cong chữ S". Chúng ta ai ai cũng có thể hình tượng bản đồ nước ta. Dường như chúng ta đều biết ranh giới đất nước ở đâu. Nhưng sự thật có lẽ không phải vậy. Hình ảnh trong đầu óc chúng ta chỉ bao gồm nửa trên bộ của ranh giới đất nước. Nửa kia nằm trên Biển Đông. Nửa trên biển cũng là ranh giới đất nước, tương đương với nửa trên bộ. Thế nhưng phần lớn chúng ta không biết ranh giới trên biển, tức là phân nửa ranh giới đất nước chúng ta, ở đâu. Thậm chí phần lớn chúng ta không biết về các loại ranh giới quốc gia trên biển và ý nghĩa của chúng.

Figure 1: Việt Nam và Biển Đông*

Sự mất mát đau lòng trên biển vì bão Trân Châu nhấn mạnh Biển Đông rất quan trọng đối với nước ta. Vì chúng ta cần tôm, cá, mực mà mỗi này hàng trăm ngàn người sẵn sàng dấn thân ra biển. Dầu hoả Từ Biển Đông là một trong những rường cột trong ngành xuất khẩu của nước ta. Để buôn bán với Nhật, Hàn Quốc và Bắc Mỹ, quyền tự do đi qua Biển Đông cho tàu thyền nước ta không thể lệ thuộc vào nước khác.

Song, các quyền lợi và thẩm quyền trên Biển Đông đã, đang và sẽ bị tranh chấp giữa nhiều nước, trong đó có nước ta. Tranh chấp quyền lợi đồng nghĩa với tranh chấp các loại ranh giới. Trong quá khứ, nước ta đã đi tới thoả thuận về ranh giới với Thái Lan trong Vịnh Thái Lan, Indonesia trong vùng Nam Côn Sơn – Natuna, và với Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, còn tồn tại tranh chấp về ranh giới giữa nước ta, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Kết quả của những tranh chấp này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi và thẩm quyền trên biển của nước ta. Thêm vào đó, kết quả của những tranh chấp này có ý nghĩa trên diện công lý và công bằng giữa nước ta và các nước láng giềng.

Nếu không đủ ý thức về ranh giới đất nước trên biển, không đủ dân trí về các loại ranh giới trên biển và quy định quốc tế, chúng ta dễ bị thiệt thòi trên diện quyền lợi cũng như công lý. Vì vậy, chúng ta cần phát triển ý thức và nâng cao dân trí về ranh giới đất nước trên biển.

Mong rằng bài này đem tới bạn đọc một số khái niệm và chi tiết về các ranh gới đất nước trên biển.

Luật quốc tế về ranh giới biển[sửa]

Ðể hiểu thêm về ranh giới trên biển, chúng ta hãy so sánh ranh giới trên biển và ranh giới trên bộ. Ranh giới trên biển có hai khác biệt căn bản đối với ranh giới trên bộ.

Khác biệt thứ thứ nhất: ranh giới trên bộ là ranh giới giữa hai nước, trong khi ranh giới trên biển có thể là ranh giới giữa hai nước hay, thông thường hơn, là ranh giới giữa một nước và cộng đồngquốc tế. Ý nghĩa của khác biệt này như sau:

Nếu một nuớc có ranh giới trên biển quá tham vọng thì không những nước láng giềng bị thiệt thòi mà tất cả những nước có quyền lợi trên biển đều bị thiệt thòi. Ðiều này tương tự với một người chiếm lòng đường: không chỉ láng giềng của người đó bị thiệt thòi mà tất cả mọi người khác đều bị thiệt thòi. Trong tường hợp đó, không chỉ những nước láng giềng mà những nước khác có quyền lợi trên đều cần và đều sẽ phản đối ranh giới quá tham vọng đó. Vì vậy, trong khi ranh giới trên bộ là thoả thuận song phương giữa hai nước, ranh giới trên biển nằm dưới quy tắc quốc tế. Quy tắc này là United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS)* .

Chúng ta hãy dùng một thí dụ. Tuy nước ta không chung ranh giới biển với Ethiopia, nếu ranh giới trên biển của Ethiopia quá tham vọng thì quyền lợi trên biển của nước ta cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể là ranh giới đó cho Ethiopia thẩm quyền gây khó khăn cho tàu thuyền nước ta ra vào biển Hồng Hải nếu họ muốn, mà biển Hồng hải có thể sẽ là một tuyến giao thông quan trọng cho tàu thuyền nước ta. Vì vậy, nước ta cần và có quyền phản đối, dựa trên sở luật biển quốc tế trong UNCLOS, ranh giới quá tham vọng của Ethiopia.

Khác biệt thứ hai là cấu trúc của ranh giới trên biển. Ranh giới trên bộ là một lằn ranh. Bên trong lằn ranh đó, tất cả quyền lợi và thẩm quyền thuộc về nước ta. Bên ngoài lằn ranh đó, tất cả quyền lợi và thẩm quyền thuộc về nước láng giềng. Khác với sự đơn giản của ranh giới trên bộ, ranh giới trên biển được cấu trúc bởi nhiều loại ranh giới bọc ngoài nhau như các lớp vỏ củ hành. Từ trong ra ngoài, ở mỗi lớp, tức là ở mỗi loại ranh giới, nước ta có những thẩm quyền và quyền lợi khác nhau.

Ý nghĩa của khác biệt này như sau:

Khi nói về ranh giới trên biển, nhất là đối với các cơ quan truyền thông hay cơ quan nhà nước, ta phải hiểu rõ các loại ranh giới, khoảng cách của chúng từ bờ biển, thẩm quyền và quyền lợi của nước ta cũng như các nước khác ở mỗi loại ranh giới. Nếu không quen thuộc với cấu trúc của ranh giới trên biển, thí dụ như ta không ý thức những khác biệt với ranh giới trên bộ, ta sẽ không hiểu rõ những thẩm quyền hay quyền lợi mà nước ta có thể có được hay bị mất đi.

Cấu trúc của ranh giới trên biển và thẩm quyền cũng như quyền lợi ở mỗi loại ranh giới, được quy định trong luật biển quốc tế trong UNCLOS như sau:

Biển quốc tế [1][sửa]

Trước khi nói về các loại ranh giới, cần nói về biển quốc tế. Biển quốc tế là vùng biển nằm ngoài tất cả các loại ranh giới được miêu tả sau đâỵ Trên biển quốc tế, tàu thuyền, máy bay dân sự và quân sự mọi nước có quyền tự do hoạt động và khai thác kinh tế [2] . Trên biển quốc tế, tàu thuyền quân sự được quyền bất khả xâm phạm [3]. Tàu thuyền dân sự chỉ có thể bị xét trong một số trường hợp giới hạn, như không treo cờ quốc gia, cướp biển, hay buôn nô lệ [4]. Tàu thuyền dân sự chỉ có thể bị truy đuổi nếu cuộc truy đuổi đó bắt đầu tư trong lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải của nước chủ [5]. Thẩm quyền và quyền lợi trên biển quốc tế không thuộc về riêng nước nào. Tuy nằm ngoài tất cả các loại các loại ranh giới và không thuộc về riêng nước ta, biển quốc tế rất quan trọng cho nước ta vì tàu thuyền, máy bay nước ta cần quyền tự do hoạt động trên biển.

Khái niệm về biển quốc tế quan trọng vì quyền tự do hoạt động trên biển quốc tế là mức quy chiếu cho các mức tự do hoạt động khác nhau của tàu thuyền nước ta trong các loại ranh giới khác nhau của các nước khác. Nguyên tắc là bên trong loại ranh giới càng gần bờ thì nước chủ càng có nhiền thẩm quyền và quyền lợị Nói cách khác, bên trong loại ranh giới càng gần bờ thì tàu thuyền nước khách càng có ít tự do hoạt động.

Ðường cơ sở [6] và nội thuỷ [7][sửa]

Ðường cơ sở của một nước đại khái là là bờ biển của nước đó khi thuỷ triều xuống. UNCLOS bổ sung khái niệm đơn giản này bằng khái niệm đường cơ sở thẳng [8]. Trong những trường hợp dưới đây, nước chủ có thể dùng một số đường thẳng, thay vì dùng bờ biển, làm đường cơ sở:

Các quốc gia quần đảo, như Philippines và Indonesia, có quyền vạch những đường thẳng nối các đảo bên ngoài nhất của mình thành đường cơ sở [9]. Ý nghĩa của quy chế này là nước quần đảo có thể biến tất cả vùng biển giữa các đảo của mình thành nội thủy, và nhờ vậy có thể chiếm một vùng biển rất rộng. Lưu ý là chỉ có những quốc gia quần đảo mới được hưởng quy chế này. Một quốc gia lục địa nếu sở hữu một quần đảo nào đó không được hưởng quy chế đó cho quần đảo nàỵ

Nếu bờ biển có vịnh cửa hẹp hay vịnh lịch sử thì nước chủ có quyền vạch một đường thẳng ngang cửa vịnh làm đường cơ sở [10]. Ý nghĩa của quy chế này là nước chủ có thể biến tất cả vịnh đó thành nội thuỷ của mình.

Nếu bờ biển khúc khuỷu, biển cắt sâu vào đất liền thì nước chủ có thể dung một số đường cơ sở thẳng để đơn giản hoá đường cơ sở [11],[12].

Nếu có một chuỗi đảo sát nhau dọc bờ biển và không xa bờ, như ở bờ biển Quảng Ninh, thì nước chủ có quyền vạch một số đường thẳng nối các đảo này làm đường cơ sở [13]. Ý nghĩa của quy chế này là nước chủ có thể biến vùng biển nằm sau dãy đảo thành nội thuỷ của mình. Lưu ý là các đảo phải sát nhau để tạo thành 1 viền dọc bờ biển (fringe of islands). Nếu chỉ có vài đảo cách xa nhau thì không được hưởng quy chế nàỵ

Quy chế đường cơ sở thẳng có tiềm năng cho phép nước chủ chiếm rất nhiều biển thành nội thuỷ của mình và đẩy đường cơ sở của nước chủ ra biển rất xa. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và phản đối khi các nước khác, nhất là các nước láng giềng, lạm dụng quy chế nàỵ

Ðường cơ sở có 2 ý nghĩa:

Thứ nhất, bên trong đường cơ sở của một nước, thí dụ, cửa sông, vịnh hẹp, vùng biển sau các đảo viền, là nội thuỷ của nước đó. Nội thuỷ tương đương với lãnh thổ trên bộ. Một nước có hoàn toàn thẩm quyền trên nội thuỷ của mình. Vì vậy, tàu thuyền các nước khác muốn đi qua nội thuỷ của một nước phải được phép của nước đó. Nếu một nước vạch đường cơ sở một cách quá tham vọng thì nước đó sẽ biến quá nhiều mặt biển thành nội thuỷ của mình, buộc tàu thuyền và máy bay các nước khác có phép của nước chủ mới được đi qua. Như vậy sẽ thiệt thòi cho các nước khác, dù không phải láng giềng, và các nước này cần và sẽ phản đối khi một nước vẽ đường cơ sở một cách quá tham vọng.

Thứ nhì, các ranh giới khác được tính từ đường cơ sở. Ðiều này sẽ được nói rõ thêm trong các đoạn sau. Thí dụ, lãnh hải của mỗi nước được tính là 12 hải lý từ đường cơ sở. Khi có tranh chấp về ranh giới trên biển, thương lượng thường được dựa trên các đường cơ sở. Vì vậy, nếu một nước vạch đường cơ sở một cách quá tham vọng thì các nước khác, nhất là các nước láng giềng, cần và sẽ phản đối. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác và tích cực phản đối nếu một nước nào đó vạch đường cơ sở một cách quá tham vọng.

Thí dụ, khi Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở năm 1996 thì có 25 nước công bố phản đối, trong đó có nước ta, và và một số khác nước phản đối riêng với Trung Quốc. Hai vấn đề chính đối với nước ta là, với đường cơ sở naỳ, Trung Quốc đòi biến vùng biển giữa Hải Nam và Hongkong thành nội thuỷ của họ, và đòi biến vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa thành nội thuỷ của họ (ngoài việc đòi chiếm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa).

Lãnh hải [14][sửa]

Từ đường cơ sở, vùng biển ra tới tối đa là 12 hải lý là lãnh hải của nước chủ [15]. Nước chủ có toàn chủ quyền trên lãnh hải của mình [16]. Thí dụ, nước chủ có quyền ban và thi hành luật trên lãnh hải của mình. Tuy nhiên, lãnh hải khác nội thuỷ ở điểm tàu thuyền dân sự và quân sự các nước khác có quyền đi qua lãnh hải của nước chủ với tư cách đi qua không gây hại mà không cần xin phép nước chủ [17],[18]. Sự khác biệt này rất quan trọng cho khả khả năng giao thông dân sự và quân sự của nước ta trong lãnh hải của các nước khác.

Vùng tiếp giáp lãnh hải [14][sửa]

Bên ngoài lãnh hải, mỗi nước có một vùng tiếp giáp lãnh hải ra biển cách đường cơ sở tối đa là 24 hải lý [19] . Điểm quan trọng là nước chủ chỉ có hoàn toàn chủ quyền ra tới lãnh hải; trong vùng tiếp giáp lãnh hải và từ đó trở ra, nước chủ không có hoàn toàn chủ quyền mà chỉ có những quyền và quyền lợi do UNCLOS ban cho. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, nước chủ không có quyền ban và thi hành luật trái với UNCLOS. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải của một nước, tàu thuyền dân sự và quân sự các nước khác có quyền hoạt động nếu không khai thác kinh tế. Quyền này rộng hơn quyền đi qua không gây hại, chẳng hạn như có quyền ngừng lại, cứu hộ, quan sát.

Mục dích của vùng tiếp giáp lãnh hải là tạo phương tiện cho nước chủ bảo vệ lãnh hải của mình. Vì vậy, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, nước chủ được UNCLOS cho quyền chặn, xét bà bắt tàu thuyền của các nước khác với mục đích phòng chống, hay trừng phạt, những việc vi phạm hải quan hay gây thiệt hại cho môi sinh có thể, hay đã, xảy ra trong lãnh hải [20]. Như vậy, so với lãnh hải, thẩm quyền của nước chủ trong vùng tiếp giáp lãnh hải giảm đi so với thẩm quyền trong lãnh hải, trong khi quyền của các nước khác tăng lên.

Vùng đặc quyền kinh tế [21][sửa]

Nối tiếp theo vùng tiếp giáp lãnh hải, mỗi nước có một vùng đặc quyền kinh tế trên lý thuyết ra tới tối đa là 200 hải lý cách đường cơ sở của mình [22]. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước chủ có đặc quyền khai thác biển [23] , nhưng tàu thuyền và máy bay dân sự và quân sự các nước khác có quyền tự do hoạt động như trên biển quốc tế, thí dụ kể cả cứu hộ, thao dượt, quan sát quân sự, miễn không khai thác kinh tế [24]. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước chủ không có quyền ban luật hay bằng cách khác giới hạn những tự do nàỵ Nếu nước chủ làm điều đó thì họ vi phạm luật biển quốc tế, và các nước khác cần và sẽ phản đối.

Trên thực tế, các vùng đặc quyền kinh tế của những nước lân cận thường nằm đè lên nhau. Ðiều nay gây ra tranh chấp giữa các nước này. Vì vùng đặc quyền kinh tế ra được tới 200 hải lý, trong khi lãnh hải chỉ được ra tới 12 hải lý, phần lớn tranh trấp ranh giới trên biển là tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải trank chấp lãnh hải. UNCLOS quy định là trong trường hợp có tranh chấp, các nước phải chia vùng đặc quyên kinh tế một cách công bằng.

Thềm lục điạ [25][sửa]

Nếu thềm lục điạ của một nước ra biển quá 200 hải lý thì nước đó có quyền khai thác thềm lục điạ ra tới tối đa là 350 hải lý, tuỳ theo địa hình của đáy biển [26]. Trong vùng thềmlục địa, nước chủ có đặc quyên khai thác đáy biển cho mục đích kinh tế. Trừ điển này ra, vùng thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý được coi như biển quốc tế.

Chúng ta hãy dùng một thí dụ khác để minh hoạ về cấu trúc nàỵ

Giả sử Ethiopia vạch đường cơ sở của họ ra biển cách đất liền 25 hải lý, và vì vậy hải phận của họ ra ra biển cách đất liền 37 hải lý, trong khi theo UNCLOS đường cơ sở của họ phải sát bờ biển và hải phận của họ chỉ ra biển cách đất liền 12 hải lý. Giả sử chúng ta chấp nhận đường cơ sở của Ethiopia. Hoàn cảnh này dẫn tới hai điều thiệt thòi cho nước ta:

1. Tàu thuyền nước ta đi qua biển Hồng Hải sẽ phải tránh bờ biển Ethiopia hơn 25 hải lý, trong khi theo UNCLOS chúng ta có quyền đi cách bờ biển Ethiopia bất cứ khoảng cách nào với tư cách đi qua không gây hại.

2. Giữa 25 và 37 hải lý, tàu thuyền chúng ta sẽ chỉ có quyền đi qua với tư cách đi qua không gây hại. Ðiều này có nghĩa tàu thuyền nước ta không có quyền ngừng lại, không có quyền cứu hộ, không có quyền đi vòng vòng, không có quyền hay phóng trực thăng, và tàu ngầm phải nổi lên và treo cờ. Trong khi đó, theo UNCLOS tàu thuyền chúng ta không bị ràng buộc như vậy.

Ý nghĩa của thí dụ này là chúng ta phải cảnh giác khi các nước khác tuyên bố đường cơ sở xa đất liền hơn UNCLOS cho phép. Thên vào đó, chúng ta phải phân biệt, phải tránh lẫn lộn, giữa các loại ranh giới trên biển. Nếu lẫn lộn, có thể chúng ta sẽ bị mất quyền lợi trên biển. Đối với vùng biển càng gần nước ta thì những nguyên tắc trong thí dụ này càng có nhiều ý nghĩa thực tế.

Một lầm lẫn khá thông thường là lầm lẫn lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế: nhiều khi báo chí và nhân viên nhà nước nói về vùng đặc quyền kinh tế của nước bạn bằng từ cụm từ "biển của họ". Nếu, chẳng hạn,chúng ta không phân biệt, hay vô tình lẫn lộn, vùng đặc quyền kinh tế của Ethiopia với lãnh hải của họ, chúng ta có thể sẽ mất đi quyền thi hành công tác dân sự và quân sự trong 1 vùng biển quan trọng đối với nước ta. Ðiều đó sẽ cho phép Ethiopia ngăn cấm hay cản trở tàu thuyền nước ta thi hành công tác dân sự hay quân sự một cách hoàn toàn phù hợp với luật biển quốc tế.

Vì quyền lợi quốc gia bị ảnh hưởng như vậy, bất kể ranh giới biển của các nước khác có tiếp xúc với ranh giới biển nước ta hay không, bất kể ranh giới biển của họ cách nước ta bao xa, chúng ta phải phát biểu về và làm việc với ranh giới đó một cách hiểu biết và thận trọng, như như chúng ta thận trọng đối với ranh giới trên bộ của nước ta.

Ranh giới nước ta trên biển[sửa]

Ðường cơ sở và nội thuỷ[sửa]

Ngày 12/11/1982 nước ta tuyên bố về đường cơ sở và hải phận cho miền Nam và miền Trung [27]. Ðường cơ sở này gồm 10 đường cơ sở nối 11 điểm trên biể từ đảo Thổ Chu tới đảo Cồn Cỏ [28].

Toạ độ đường cơ sở nước ta[29][i]

ĐIỂM / TOẠ ĐỘ / ĐỊA DANH

O / The meeting point of the two baselines for measuring the breadth of the territorial sea of the Socialist Republic of Viet Nam and that of the People's Republic of Kampuchea, located in the sea on the line linking the Tho Chu Archipelago with Poulo Wai Island.

A1 / 09° 15'0 103°27'0 / At the Island of Nhan, Tho Chu Archipelago, Kien Giang province.
A2 / 08° 22'8 104°52'4 / At Da Le Island which is southeast of Hon Khoai Island, MinhHai province.
A3 / 08° 37'8 106°37'5 / At Tai Lon Islet, Con Dao Islands, Con Dao Vung TauAdministrative sector.
A4 / 08° 38'9 106°40'3 / At Bong Lang Islet, Con Dao Islands.
A5 / 08° 39'7 106°42'1 / At Bay Canh Islet, Con Dao Islands.
A6 / 09° 58'0 109°05'0 / At Hon Hai Islet (Phu Qui group), Thuan Hai province.
A7/ 12° 39'0 109°28'0 / At Hon Doi Islet, Thuan Hai province.
A8 / 12° 53'8 109°27'2 / At Dai Lanh Cape, Phu Khanh province.
A9 / 13° 54'0 109°21'0 / At Ong Can Islet, Phu Khanh province.
A10 / 15° 23'1 109°09'0 / At Ly Son Island, Nghia Binh province.
A11 / 17° 10'0 107°20'6 / At Con Co Island, Binh Tri Thien province.


Trong tuyên bố 12/11/1982, nước ta cho là Vịnh Bắc Bộ phía Tây vĩ độ 108 là nội thuỷ nước ta với lý do đó là biển lịch sử, dựa trên hiệp định Pháp-Thanh 26/6/1887 [30]. Trong tuyên bố 1998, nước ta chỉ nói là sẽ tuyên bố về đường cơ sở và hải phận cho Hoàng Sa và Trường Sa [31].


Figure 2: Đường cơ sở và nội thuỷ nước ta theo tuyên bố 11/12/1982 [32]

Trung Quốc không chấp nhận đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp Định Pháp Thanh 26/6/1887. Trong hiệp định biên giới với Trung Quốc 25/12/2000, ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ được vạch lại. Hiệp định 25/12/2000 xoá bỏ đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ trong tuyên bố 11/12/1982 nhưng có vẻ là ranh giới trong hiệp định 25/12/2000 phần lớn là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải đường cơ sở. Điều này có nghĩa đường cơ sở tong Vịnh Bắc Bộ theo tuyên bố 11/12/1982 đã bị xoá bỏ và cần được vạch lại.

Ðại khái, thay vì vẽ đường cơ sở dọc theo bờ biển, đường cơ sở của nước ta được tạo thành bởi những đường cơ sở thẳng nối cácđảo ngoài khơi như Thổ Chu, Côn Ðảo, Cồn Cỏ. Có lẽ có một số mục đích cho việc vẽ đường cơ sở thẳng nối liền các đảo thay vì đi theo bờ biển. Mục đíc thứ nhất là để đẩy các ranh giới biển ra xa bờ, nhằm tăng diện tích thuộc về thẩm quyền và quyền lợi nước ta. Mục đích thứ hai là, vì các giải pháp cho thương lượng về tranh chấp trên biển thường dựa trên đường cơ sở -- thí dụ như vẽ ranh giới bằng trung tuyến giữa đường cơ sở của hai nước, đường cơ sở xa bờ sẽ là lợi thế cho ta trong thương lượng.

Như có thể thấy trong hình 2, đường cơ sở của nước ta cách xa bờ tối đa là 80 hải lý và bao gồm 27,000 hải lý vuông thành nội thuỷ nước ta [33]. (34)

Cho tới nay, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Pháp và Ðức phản đối đường cơ sở của chúng ta. Một số chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc về biên giới và luật biển quốc tế cho là chúng ta có thể củng cố lại đường cơ sở của mình để phù hợp với UNCLOS hơn, được nhiều nước ủng hộ hơn, mà sẽ không thiệt hại về quyền lợi kinh tế. Nhưng đây là đề tài cho một bài khác.


Cần lưu ý là một số nước khác cũng vẽ đường cơ sở thẳng, thay vì vẽ theo bờ biển, thí dụ như Miến Điện, Thái Lan và Trung Quốc. Trường hợp đáng chú ý nhất là trong khi chúng ta và Trung Quốc còn tranh chấp quần đảo Hoàng Sa thì năm 1996 Trung Quốc tuyên bố một số đường cơ sở thẳng vòng quanh quần đảo Hoàng Sa, nhằm giành chủ quyền Hoàng Sa và biến xx hải lý vuông trên Biển Ðông chung quanh Hoàng Sa thành nội thuỷ của họ.

Toạ độ biển Trung Quốc đòi chiếm chung quanh Hoàng Sa [34]:

ĐIỂM VĨ ĐỘ BẮC KINH ĐỘ

1 16° 40.5' 112° 44.2'
2 16° 40.1' 112° 44.5'
3 16° 39.8' 112° 44.7'
4 16° 04.4' 112° 35.8'
5 16° 01.9' 112° 32.7'
6 16° 01.5' 112° 31.8'
7 16° 01.0' 112° 29.8'
8 15° 46.5' 111° 12.6'


Tuyên bố này trái với luật quốc tế ở hai điểm chính. Thứ nhất, luật quốc tế không cho chiếm đoạt lãnh thổ, ở đây là Hoàng Sa, bằng bạo lực. Thứ nhì, giả sử việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa có được nước ta và thế giới công nhận đi nữa thì việc Trung Quốc vẽ các đường baseline thẳng để chiếm ???? hải lý vuông ngoài khơi nước ta như vậy trái với UNCLOS. Lý do chính là quần đảo Hoàng Sa không phải là một quốc gia quần đảo và không bao kín đủ vùng biển Hoàng Sa để được hưởng quy chế đường cơ sở thẳng. Việc Trung quốc đòi vạch đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa như vậy, nếu chúng ta chấp nhận thì sẽ dẫn tới bốn thiệt hại lớn lao cho nước ta.

Thứ nhất, tàu thuyền nước ta sẽ không được quyền đi qua một vùng biển rất lớn ngoài khơi miền Trung. Ðiều này sẽ cản trở lưu thông trên biển cho nước ta.

Thứ nhì, Trung Quốc sẽ có quyền dùng vùng biển cho bất cứ mục tiêu gì, kể cả quân sự, nếu vùng này trở thành nội thủy của họ.

Thứ ba, đáng lẽ phân nửa vùng này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta, phân nửa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc, nếu vùng này trở thành nội thuỷ của Trung Quốc thì nước ta sẽ mất hết quyền lợi kinh tế trong vùng nàỵ

Thứ tư, theo UNCLOS, nếu có tranh chấp, vùng đặc quyền kinh tế phải được chia một cách công bằng trên cơ sở luật quốc tế [35]. "Công bằng" thường có nghĩa là đường trung tuyến giữa đường cơ sở hy bờ biển hai nước đang tranh chấp. Vì vậy, theo UNCLOS và lý công bằng thì vùng đặc quyền kinh tế phải được chia ở đường trung tuyến giữa bờ biển miền Trung và đảo Hải Nam. Vùng đặc quyền kinh tế mỗi bên sẽ được 50% vùng biển giữa miền Trung và Hải Nam. Nếu chúng ta chấp nhận trên pháp lý là Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc và công nhận đdương sơ sở thẳng chung quanh Hàng Sa mà họ đòi, thì vùng đặc quyền kinh thế sẽ được chia ở một lằn ranh giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển miền Trung: nước ta sẽ được khoảng 25% vùng biển giữa miền Trung và Hải Nam, và Trung Quốc sẽ được khoảng 75%. Ðiều này sẽ rất bất công cho nước ta.

Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải[sửa]

Theo tuyên bố 12/11/1982, lãnh hải việt Nam là 12 hải lý từ đường cơ sở trong tuyên bố đó, và vùng tiếp giáp lãnh hải là 24 hải lý từ đường cơ sở này.

Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa[sửa]

Trên lý thuyết vùng đặc quyền kinh tế nước ta có thể ra biển cách đường cơ sở tối đa là 200 hải lý, và thềm lục địa ra biển cách đường cơ sở tối là 350 hải lý. Trên thực tế, vì Biển Ðông, vịnh Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ nhỏ, đường cơ sở của nước ta và các nước láng giềng cách nhau ít hơn 400 hải lý, một phần các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta và các nước láng giềng nằm đè lên nhau. Điều này gây ra tranh chấp. Trong những trường hợp tranh vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, một trong những giải pháp công bằng và thông dụng là chia theo trung tuyến. Nếu Biển Đông được chia theo vùng được chia theo đường trung tuyến giữa bờ biển các nước thì các nước sẽ được vùng đặc quyền kinh tế như hình 3.

Bản đồ và bảng liệt kê diện tích và tỷ lệ cho thấy giải pháp chia vùng đặc quyền kinh tế theo đường trung tuyến dẫn tới một kết quả khá công bằng. Một điều đáng chú ý là, theo giải pháp này, diện tích vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước gần bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển của nước đó; điều này cũng thể hiện một sự công bằng.

Ngoài giải pháp chia vùng đặc quyền kinh tế theo đường trung tuyến, có một số giải pháp khác. Thí dụ, Trung Quốc vạch ranh giới ở Biển Đông như trong hình 4.

Figure 3: Chia vùng đặc quyền kinh tế cho các nước theo đường trung tuyến [36]
Figure 4: Ranh giới Trung Quốc vạch ở Biển Đông [37]

Như có thể thấy trong bản đồ trên, ranh giới do Trung Quốc vạch cách xa bờ biển đảo Hải Nam tới 900 hải lý va` cách bờ biển nước ta và các nước Đông Nam Á khoảng 50 hải lý. Nếu theo giải pháp của Trung Quốc thì họ được hơn 80% Biển Đông, còn lại dưới 20% chia giữa các nước Đông Nam Á. Ranh giới do Trung Quốc vạch không công bằng bằng phương pháp chia vùng đặc quyền kinh tế theo đường trung tuyến và có ít cơ sở trên UNCLOS hơn phương pháp này.

Vì vậy, chúng ta phải phản đối việc Trung Quốc đòi chiếm 80% Biển Đông và chúng ta phải bảo vệ và đấu tranh một ranh giới công bằng cho vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, thí dụ như ranh giới vạch theo đường trung tuyến. Chúng ta phải bảo vệ và đấu tranh cho ranh gới này như chúng ta bảo vệ và đấu tranh cho biên giới trên đất liền.

Các nước Đông Nam Á, nhất là Philippines, Malysia, Indonesia và Brunei, nằm trong hoàn cảnh giống nước ta. Cụ thể là nếu ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông được chia theo đường trung tuyến thì họ sẽ có quyền lợi công bằng, còn nếu Trung Quốc chiếm 80% thì sẽ rất thiệt thòi cho các nước này. Cơ sở pháp lý của việc Trung Quốc đòi chiếm 80% Biển Đông bị ASEAN chất vấn . Tiến sĩ Hamza, viện trưởng viện biển Malaysia cho là điều này vô lý, bất công và kêu gọi các nước Đông Nam Á không chấp nhận Trung Quốc đòi chiếm 80% Biển Đông . Các nước Đông Nam Á, kể cả nước ta, cần đoàn kết đấu tranh cho một giải pháp công bằng và phù hợp với luật biển quốc tế UNCLOS cho tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông, chẳng hạn như vạch ranh giới theo đường trung tuyến.

Một số tranh chấp và cách giải quyết[sửa]

Một số tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế giữa nước ta và các nước láng giềng đã được giải quyết như sau:

Thoả thuận trong Vịnh Thái Lan[sửa]

Figure 5: Ranh giới trong Vịnh Thái Lan [38]

Ngày 9/8/1997 nước ta và Thái Lan thoả thuận ranh giới trong Vịnh Thái lan như sau.

Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam - Thái Lan [39]

ĐIỂM VĨ ĐỘ BẮC KINH ĐỘ
C 07° 48.5' 103° 02.5'
K 08° 46'54”.7754 102° 12'11”.6542

Trong thoả thuận này, nước ta được 32.5% vùng tranh chấp và Thái Lan được 67.5% [40]. Bản đồ dưới đây cho thấy Thái Lan cũng tuyên bố đường cơ sở thẳng xa bờ như nước ta, và cũng cho thấy là trong thoả thuận này, nước ta và Thái Lan đều không dùng đường cơ sở của nhau.

Chúng ta có thể suy luận từ thoả thuận 9/8/1997 là nước ta dùng đường trung tuyến giữa đảo Thổ Chu và Puolo Wai làm ranh giới giữa nước ta và Campuchia [41]. Campuchia phản đối ranh giới này và, vì vậy, phản đối hiệp định 9/8/1997 giữa nước ta và Thái Lan. Có ý kiến từ Campuchia cho là đường Brevie là ranh giới giữa Campuchia, cới mục tiêu là như vậy thì Campuchia sẽ được thêm 850 km vuông. Đây có thể là một tranh chấp trên biển giữa nước ta và Campuchia.

Các thoả thuận phía Nam Biển Đông[sửa]

Bản đồ trên cho thấy nước ta có tranh chấp thềm lục địa với Malaysia. Hiện nay nước ta và Malaysia có thoả thuận khia thác chung trong vùng tranh chấp.

Trước năm 2003 nước ta cũng có tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Indonesia. Dường như nguyên nhân của tranh chấp này là nước ta cho là thềm lục địa nước ta bao gồm phần dốc từ nước ta, thềm lục địa Indonesia bao gồn phần dốc từ Indonesia, trong khi Indonesia muốn vạch ranh giới thềm lục địa bằng trung tuyến. Quan điển của nước ta hợp lý cho ranh giới thềm lục địa; quan điểm của Indonesia hợp lý cho ranh giới vùng đặc quyền kinh tế. Ngày 26/6/2003 nước ta và Indonesia ký hiệp định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhưng hiệp định này chưa được áp dụng, và không rõ hiệp định này giải quyết tranh chấp ra sao.

Thoả thuận trong Vịnh Bắc Bộ[sửa]

Trong hiệp định biên giới với Trung Quốc ngày 25/12/2000, ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ được vạch lại như hình 6.

Figure 6: Ranh giới nước ta trong Vịnh Bắc Bộ [42]
Figure 7: Ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ so với đường trung tuyến [43]

Có vài điều đáng chú ý về ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ:

  1. So với đường trung tuyến giữa nước ta và Trung Quốc thì ranh giới này nằm phía nước ta, có nghĩa nước ta được ít hơn so với chia theo trung tuyến.
  2. Trong tuyên bố 11/12/1982 nước ta cho là phía Tây kinh độ 108 là biển lịch sử nước ta, tức là phân nửa Vịnh Bắc Bộ là nội thuỷ nước ta. Hiệp định biên giới với Trung Quốc vạch ranh giới giữa nước ta và Trung Quốc nhưng không nói rõ ranh giới này là đường cơ sở hay ranh giới vùng đặc quyền kinh tế. Có lẽ ranh giới giữa nước ta và Trung Quốc gần bờ, chẳng hạn như điểm 1 tới 9, nhưng có lẽ ranh giới xa bờ, chẳng hạn như từ điểm 9 trở đi, là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.
  3. Hiệp định này xoá bỏ đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ nước ta tuyên bố ngày 11/12/1982. Vì vậy, nếu ranh giới trong hiệp định với Trung Quốc là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế thì hiện nay nước ta không có đường cơ sở, i.e., không có biên giới trong Vịnh Bắc Bộ.

Lời Kết[sửa]

Ranh giới đất nước trên biển cũng ảnh hưởng tới quyền lợi, thẩm quyền và công lý cho nước ta như ranh giới trên bộ. Ranh giới trên biển của các nước khác, dù không tiếp giáp với nước ta, cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của nước ta và quyền tự do đi lại và hoạt động của tàu thuyền nước ta. Hiện nay, nước ta còn một số tranh chấp về ranh giới trên biển với một số nước khác. Chúng ta cần hiểu về những quy định về ranh giới trên biển trong UNCLOS, cần biết cụ thể về quan điểm của nhà nước về ranh giới trên biển của chúng ta, cần biết rõ những điểm tranh chấp với những nước khác và ý nghiã của chúng đối với quyền lợi, thẩm quyền, tư do và công lý cho nước ta. Chúng ta cần ủng hộ việc tìm giải pháp cho những tranh chấp này dựa trên UNCLOS.

Chú thích[sửa]

  1. Nhảy lên (1) UNCLOS c. III, “HIGH SEAS”
  2. Nhảy lên (2) UNCLOS Article 87: Freedom of the high seas
    1. The high seas are open to all States, whether coastal or land-locked.
    Freedom of the high seas is exercised under the conditions laid down by this Convention and by other rules of international law. It comprises, inter alia,both for coastal and land-locked States:
    (a) freedom of navigation;
    (b) freedom of overflight;
    (c) freedom to lay submarine cables and pipelines, subject to Part VI;
    (d) freedom to construct artificial islands and other installations permitted under international law, subject to Part VI;
    (e) freedom of fishing, subject to the conditions laid down in section 2;
    (f) freedom of scientific research, subject to Parts VI and XIII.
  3. Nhảy lên (3) UNCLOS Article 95: Immunity of warships on the high seas Warships on the high seas have complete immunity from the jurisdiction of any State other than the flag State.
  4. Nhảy lên (4) UNCLOS Article 110: Right of visit
    1. Except where acts of interference derive from powers conferred by treaty, a warship which encounters on the high seas a foreign ship, other than a ship entitled to complete immunity in accordance with articles 95 and 96, is not justified in boarding it unless there is reasonable ground for suspecting that:
    (a) the ship is engaged in piracy;
    (b) the ship is engaged in the slave trade;
    (c) the ship is engaged in unauthorized broadcasting and the flag State of the warship has jurisdiction under article 109;
    (d) the ship is without nationality; or
    (e) though flying a foreign flag or refusing to show its flag, the ship is, in reality, of the same nationality as the warship
  5. Nhảy lên (5) UNCLOS Article 111: Right of hot pursuit
    1. The hot pursuit of a foreign ship may be undertaken when the competent authorities of the coastal State have good reason to believe that the ship has violated the laws and regulations of that State. Such pursuit must be commenced when the foreign ship or one of its boats is within the internal waters, the archipelagic waters, the territorial sea or the contiguous zone of the pursuing State, and may only be continued outside the territorial sea or the contiguous zone if the pursuit has not been interrupted. It is not necessary that, at the time when the foreign ship within the territorial sea or the contiguous zone receives the order to stop, the ship giving the order should likewise be within the territorial sea or the contiguous zone. If the foreign ship is within a contiguous zone, as defined in article 33, the pursuit may only be undertaken if there has been a violation of the rights for the protection of which the zone was established.
  6. Nhảy lên (6) UNCLOS Article 5: Normal baseline Except where otherwise provided in this Convention, the normal baseline for measuring the breadth of the territorial sea is the low-water line along the coast as marked on large-scale charts officially recognized by the coastal State.
  7. Nhảy lên (7)UNCLOS Article 8: Internal waters
    1. Except as provided in Part IV, waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State.
  8. Nhảy lên (8)UNCLOS Article 7: Straight baselines
  9. Nhảy lên (9)UNCLOS Article 47: Archipelagic baselines
    1. An archipelagic State may draw straight archipelagic baselines joining the outermost points of the outermost islands and drying reefs of the archipelago provided that within such baselines are included the main islands
    and an area in which the ratio of the area of the water to the area of the land, including atolls, is between 1 to 1 and 9 to 1.
  10. Nhảy lên (10) UNCLOS Article 10: Bays
    2. For the purposes of this Convention, a bay is a well-marked indentation whose penetration is in such proportion to the width of its mouth as to contain land-locked waters and constitute more than a mere curvature
    of the coast. An indentation shall not, however, be regarded as a bay unless its area is as large as, or larger than, that of the semi-circle whose diameter is a line drawn across the mouth of that indentation.
  11. Nhảy lên (11) UNCLOS Article 7: Straight baselines
    1. In localities where the coastline is deeply indented and cut into, or if there is a fringe of islands along the coast in its immediate vicinity, the method of straight baselines joining appropriate points may be employed in
    drawing the baseline from which the breadth of the territorial sea is measured.
  12. Nhảy lên (12) UNLOS Article 10 Bays
    2. For the purposes of this Convention, a bay is a well-marked indentation whose penetration is in such proportion to the width of its mouth as to contain land-locked waters and constitute more than a mere curvature of the coast. An indentation shall not, however, be regarded as a bay unless its area is as large as, or larger than, that of the semi-circle whose diameter is a line drawn across the mouth of that indentation.
    4. If the distance between the low-water marks of the natural entrance points of a bay does not exceed 24 nautical miles, a closing line may be drawn between these two low-water marks, and the waters enclosed thereby shall be considered as internal waters.
    6. The foregoing provisions do not apply to so-called "historic" bays, or in any case where the system of straight baselines provided for in article 7 is applied.
  13. Nhảy lên (13) UNCLOS Article 7 Straight baselines
    1. In localities where the coastline is deeply indented and cut into, or if there is a fringe of islands along the coast in its immediate vicinity, the method of straight baselines joining appropriate points may be employed in
    drawing the baseline from which the breadth of the territorial sea is measured.
  14. Nhảy lên tới: 14,0 14,1 UNCLOS c. II, “TERRITORIAL SEA AND CONTIGUOUS ZONE”
  15. Nhảy lên UNCLOS Article 3: Breadth of the territorial sea Every State has the right to establish the breadth of its territorial sea up to a limit not exceeding 12 nautical miles, measured from baselines determined in accordance with this Convention.
  16. Nhảy lên UNCLOS Article 2: Legal status of the territorial sea, of the air space over the territorial sea and of its bed and subsoil
    1. The sovereignty of a coastal State extends, beyond its land territory and internal waters and, in the case of an archipelagic State, its archipelagic waters, to an adjacent belt of sea, described as the territorial sea.
  17. Nhảy lên UNCLOS Article 17: Right of innocent passage Subject to this Convention, ships of all States, whether coastal or land-locked, enjoy the right of innocent passage through the territorial sea.
  18. Nhảy lên UNCLOS Article 19: Meaning of innocent passage
    1. Passage is innocent so long as it is not prejudicial to the peace, good order or security of the coastal State. Such passage shall take place in conformity with this Convention and with other rules of international law.
    2. Passage of a foreign ship shall be considered to be prejudicial to the peace, good order or security of the coastal State if in the territorial sea it engages in any of the following activities:
    (a) any threat or use of force against the sovereignty, territorial integrity or political independence of the coastal State, or in any other manner in violation of the principles of international law embodied in the Charter of the United Nations;
    (b) any exercise or practice with weapons of any kind;
    (c) any act aimed at collecting information to the prejudice of the defence or security of the coastal State;
    (d) any act of propaganda aimed at affecting the defence or security of the coastal State;
    (e) the launching, landing or taking on board of any aircraft;
    (f) the launching, landing or taking on board of any military device;
    (g) the loading or unloading of any commodity, currency or person contrary to the customs, fiscal, immigration or sanitary laws and regulations of the coastal State;
    (h) any act of wilful and serious pollution contrary to this Convention;
    (i) any fishing activities;
    (j) the carrying out of research or survey activities;
    (k) any act aimed at interfering with any systems of communication or any other facilities or installations of the coastal State;
    (l) any other activity not having a direct bearing on passage.
  19. Nhảy lên UNCLOS Article 33: Contiguous zone
    2. The contiguous zone may not extend beyond 24 nautical miles from
    the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
  20. Nhảy lên UNCLOS Article 33: Contiguous zone
    1. In a zone contiguous to its territorial sea, described as the contiguous zone, the coastal State may exercise the control necessary to:
    (a) prevent infringement of its customs, fiscal, immigration or sanitary laws and regulations within its territory or territorial sea;
    (b) punish infringement of the above laws and regulations committed within its territory or territorial sea.
  21. Nhảy lên UNCLOS ch. IV, “EXCLUSIVE ECONOMIC ZONE”
  22. Nhảy lên UNCLOS Article 57:Breadth of the exclusive economic zone The exclusive economic zone shall not extend beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
  23. Nhảy lên UNCLOS Article 56: Rights, jurisdiction and duties of the coastal State in the exclusive economic zone
    1. In the exclusive economic zone, the coastal State has:
    (a) sovereign rights for the purpose of exploring and exploiting, conserving and managing the natural resources, whether living or non-living, of the waters superjacent to the seabed and of the seabed and its subsoil, and with regard to other activities for the economic exploitation and exploration of the zone, such as the production of energy from the water, currents and winds;
    (b) jurisdiction as provided for in the relevant provisions of this Convention with regard to:
    (i) the establishment and use of artificial islands, installations and structures;
    (ii) marine scientific research;
    (iii) the protection and preservation of the marine environment;
    (c) other rights and duties provided for in this Convention.
  24. Nhảy lên UNCLOS Article 58: Rights and duties of other States in the exclusive economic zone
    1. In the exclusive economic zone, all States, whether coastal or land-locked, enjoy, subject to the relevant provisions of this Convention, the freedoms referred to in article 87 of navigation and overflight and of the
    laying of submarine cables and pipelines, and other internationally lawful uses of the sea related to these freedoms, such as those associated with the operation of ships, aircraft and submarine cables and pipelines, and compatible with the other provisions of this Convention.
  25. Nhảy lên UNCLOS ch. VI, “CONTINENTAL SHELF”
  26. Nhảy lên UNCLOS Article 76: Definition of the continental shelf
    4. (a) For the purposes of this Convention, the coastal State shall establish the outer edge of the continental margin wherever the margin extends beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured, by either:
    (i) a line delineated in accordance with paragraph 7 by reference to the outermost fixed points at each of which
    the thickness of sedimentary rocks is at least 1 per cent of the shortest distance from such point to the foot of the continental slope; or
    (ii) a line delineated in accordance with paragraph 7 by reference to fixed points not more than 60 nautical miles
    from the foot of the continental slope.
    (b) In the absence of evidence to the contrary, the foot of the continental slope shall be determined as the point of maximum change in the gradient at its base.
    5. The fixed points comprising the line of the outer limits of the continental shelf on the seabed, drawn in accordance with paragraph 4 (a)(i) and (ii), either shall not exceed 350 nautical miles from the baselines from
    which the breadth of the territorial sea is measured or shall not exceed 100 nautical miles from the 2,500 metre isobath, which is a line connecting the depth of 2,500 metres.
    6. Notwithstanding the provisions of paragraph 5, on submarine ridges, the outer limit of the continental shelf shall not exceed 350 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
    This paragraph does not apply to submarine elevations that are natural components of the continental margin, such as its plateaux, rises, caps, banks and spurs.
  27. Nhảy lên Statement of 12 November 1982 by the Government of the Socialist Republic of Vietnam on the Territorial Sea Baseline of Vietnam [VN1982].
  28. Nhảy lên [VN1982]: (2) The territorial sea baseline of Viet Nam which starts from point 0 - the meeting point of the two baselines for measuring the breadth of the territorial sea of the Socialist Republic of Viet Nam and that of the People's Republic of Kampuchea, located in the sea on the line linking the Tho Chu Archipelago with Poulo Wai Island – and which ends at Con Co Island shall be drawn following the co-ordinates listed in the attached annex on the 1/100,000 scale charts published by the Vietnamese People's Navy prior to 1979.
  29. Nhảy lên [VN1982]
  30. Nhảy lên [VN1982]: (3) The Gulf of Bac Bo (Tonkin Gulf) is a gulf situated between the Socialist Republic of Viet Nam and the People's Republic of China; the maritime frontier in the gulf between Viet Nam and China is delineated according to the 26 June 1887 Convention of frontier boundary signed between France and the Qing Dynasty of China. The part of the gulf appertaining to Viet Nam constitutes the historic waters and is subjected to the juridical régime of internal waters of the Socialist Republic of Viet Nam. The baseline from Con Co Island to the mouth of the gulf will be defined following the settlement of the problem relating to the closing line of the gulf.
  31. Nhảy lên [VN1982]: (4) The baseline for measuring the breadth of the territorial sea of the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos will be determined in a coming instrument in conformity with paragraph 5 of the 12 May 1977 statement of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam.
  32. Nhảy lên Roach & Smith, Sraight baselines: The need for a Universally Applied Norm, Ocean Development & International Law, 31:47-80, 2000.
  33. Nhảy lên Nossum, Straight Baselines of Vietnam, Dissertation 12/2000, Depatment of Public and International Law, University of Oslo, tr. 10: Vietnam's 10 baseline segments run for a total of 846 nautical miles, enclosing an area of 27,000 square nautical miles as internal waters38 (see Map 2)39. The Vietnamese baselines are up to 161.8 nautical miles long,40 and they are situated up to 80.7 nautical miles from the coast.
  34. Nhảy lên Declaration of the Government of the People’s Republic of China on the Territorial Sea, 15/5/1996
  35. Nhảy lên UNCLOS: Article 74, Delimitation of the exclusive economic zone between States with opposite or adjacent coasts 1. The delimitation of the exclusive economic zone between States with opposite or adjacent coasts shall be effected by agreement on the basis of international law, as referred to in Article 38 of the Statute of the International Court of Justice, in order to achieve an equitable solution.
  36. Nhảy lên Valencia, 1977, Sharing Resources in the South China Sea
  37. Nhảy lên Bản đồ đại học Texas ấn hành năm 2000
  38. Nhảy lên Internation Boundaries Research Unit
  39. Nhảy lên Hiệp định ranh giới với Thái Lan 9/8/1997: Article 1
    1. The maritime boundary between the Kingdom of Thailand and the Socialist Republic of Viet Nam in the relevant part of their overlapping continental shelf claims in the Gulf of Thailand is a straight line drawn from Point
    C to Point K defined by latitude and longitude as follows:
    Point C: Latitude N 07° 48' 00".0000, Longitude E 103° 02' 30".0000
    Point K: Latitude N 08° 46' 54".7754, Longitude E 102° 12' 11".6542
    2. Point C is the northernmost point of the Joint Development Area established by the Memorandum of
    Understanding between the Kingdom of Thailand and Malaysia on the Establishment of a Joint Authority for the Exploitation of the Resources of the Seabed in a Defined Area of the Continental Shelf of the Two Countries in the Gulf of Thailand, done at Chiangmai on 21 February 1979, and which coincides with Point 43 of Malaysia’s continental shelf claim advanced in 1979.
    3. Point K is a point situated on the maritime boundary between the Socialist Republic of Viet Nam and the
    Kingdom of Cambodia, which is the straight line equidistant from Tho Chu Islands and Poulo Wai drawn from Point O Latitude N09°35'00".4159 and Longitude E105°10'15".9805.
    4. The coordinates of the points specified in the above paragraphs are geographical coordinates derived from
    the British Admiralty Chart No. 2414 which is attached as an annex to this Agreement.15(1) The geodetic and computational bases used are the Ellipsoid Everest - 1830 - Indian Datum.
    5. The maritime boundary referred to in paragraph 1 above shall constitute the boundary between the
    continental shelf of the Kingdom of Thailand and the continental shelf of the Socialist Republic of Viet Nam, and shall also constitute the boundary between the exclusive economic zone of the Kingdom of Thailand and the exclusive economic zone of the Socialist Republic of Viet Nam.
    6. The actual location of the above Points C and K at sea and of the straight line connecting them shall, at the
    request of either Government, be determined by a method to be mutually agreed upon by the hydrographic experts authorized for this purpose by the two Governments.
  40. Nhảy lên Nguyen Manh Dong, 2005, Settlement of Disputes Under the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea: The Case of the South China Sea Dispute, trang 51, US-Nippon Foundation: The delimitation line constitutes the continental shelf and the economic zone boundary in which the Vietnamese side received 32.50 % of the overlapping area.
  41. Nhảy lên Hiệp định ranh giới với Thái Lan 9/8/1997: Article 1, Point3. Point K is a point situated on the maritime boundary between the Socialist Republic of Viet Nam and the Kingdom of Cambodia, which is the straight line equidistant from Tho Chu Islands and Poulo Wai drawn from Point O Latitude N09°35'00".4159 and Longitude E105°10'15".9805
  42. Nhảy lên Introduction of the Main Issues of the Law of the Sea in Vietnam, 2003
  43. Nhảy lên Toạ độ theo Bộ Ngoại Giao, bản đồ theo Vũ Hữu San, Vịnh Bắc Việt.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này