Sống cùng người chỉ trích thái quá

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Sống cùng người có tính chỉ trích thái quá không phải là điều dễ dàng, cho dù họ là cha mẹ, bạn cùng phòng, hoặc người yêu của bạn. Nếu không khí trong nhà không đem đến cho bạn cảm giác thư giãn, bạn sẽ khó có thể hoạt động. Người chỉ trích thường không cảm thấy hạnh phúc với chính mình. Bạn cần phải hiểu rằng sự phê phán thường hiếm khi là về cá nhân. Bạn nên tìm kiếm chiến lược để đối phó với vấn đề trước mắt. Đề cập đến tình huống với thái độ bình tĩnh, tôn trọng. Sau đó, tiến bước. Bạn nên tập trung vào việc duy trì niềm vui và sự tích cực riêng của mình bất kể mọi hoàn cảnh sống.

Các bước[sửa]

Đối phó với tình huống trước mắt[sửa]

  1. Không nên cá nhân hóa sự tiêu cực. Bạn nên nhớ rằng mọi chuyện không chỉ tập trung vào bạn. Nếu một người nào đó có tính tiêu cực hoặc thích chỉ trích, có thể họ sẽ than phiền về tất cả mọi người. Khi bị phê phán, bạn nên giữ bình tĩnh và không được cá nhân hóa vấn đề.
    • Cân nhắc nguồn gốc của sự phê bình. Có phải người mà bạn sống cùng nhìn chung rất thích chỉ trích? Người đó có than phiền về công việc, trường học, và về bạn bè khác của mình? Nếu có, họ chỉ đơn giản là sở hữu quan điểm tiêu cực. Sự phê bình chỉ phản ánh thế giới quan của họ. Nó không phải là đánh giá khách quan về tính cách của bạn.[1]
    • Bạn nên nhớ rằng bạn rất đáng giá. Sự chỉ trích có thể sẽ khá đúng đắn. Mọi người đều cần phải cải thiện một vài lĩnh vực nào đó của bản thân. Tuy nhiên, thiếu sót và khiếm khuyết không hình thành tính cách của bạn. Có thể người bạn cùng phòng khá đúng khi chỉ ra rằng bạn luôn quên phải vứt bỏ vỏ hộp sữa. Nhưng người đó lại tập trung vào sai sót của bạn hơn là phẩm chất khác.[2]
  2. Chống lại thôi thúc muốn tranh cãi. Cãi vã với người thích phê phán thái quá không phải là ý hay. Nếu một người nào đó sở hữu đức tính này, họ sẽ không muốn giải quyết mâu thuẫn. Họ chỉ đơn giản là muốn phàn nàn. Ngay cả khi điều này sẽ khá khó khăn, bạn nên cố gắng vượt qua thôi thúc muốn cãi nhau.
    • Sử dụng kỹ năng lắng nghe một cách cảm thông khi người khác đang chỉ trích. Bạn chỉ cần lặp lại lời nói của đối phương. Hành động này sẽ cho thấy rằng bạn đang lắng nghe mà không ép buộc bản thân phải đầu hàng trước yêu cầu vô lý của họ. Kỹ thuật này sẽ tốt hơn là tham gia vào cuộc tranh cãi. Ví dụ, bạn có thể nói theo kiểu "Vậy là bạn cảm thấy không công bằng khi tôi quên rửa chiếc bát của mình tối hôm qua phải không?"[3]
    • Người có tính phê phán thường cố gắng ép buộc bạn phải tham gia cùng họ. Nếu bạn phản hồi một cách cảm thông, họ sẽ tiếp tục gia tăng sự phê bình của mình. Thay vì cãi lại, bạn nên bình tĩnh nêu lên ý kiến. Bạn có thể nói rằng "Tôi xin lỗi vì đã khiến bạn bực bội, nhưng tôi thật sự quên mất. Tôi sẽ đi rửa bát ngay và sẽ cố gắng ghi nhớ trong tương lai". Nếu người đó rất thích chỉ trích, họ sẽ tiếp tục mắng nhiếc bạn. Đừng thách thức họ. Chỉ cần tiếp tục trình bày ý kiến của mình. Dần dần, họ sẽ cảm thấy chán nản và rút lui.[3]
  3. Cố gắng phớt lờ. Đôi khi, cách tốt nhất để đối phó với người có tính phê bình quá mức là học cách phớt lờ họ. Đối với người thích chỉ trích, kêu ca và phê phán là cách sống của họ. Bạn nên học cách phớt lờ.
    • Người thích phê bình thái quá thường phát triển mạnh mẽ dựa trên mâu thuẫn và sự kịch tích. Bạn càng phản ứng với họ, họ sẽ càng chê bai nhiều hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên hồi đáp bằng câu trả lời chỉ có một từ. Khi đối đầu với sự phê phán, bạn có thể sử dụng từ ngữ như "Ừm", "Vâng", hoặc "Ờ".[1]
  4. Biết cảm thông. Người thích phê phán thường không hài lòng với bản thân. Họ sở hữu kỳ vọng cao một cách vô lý về thành tựu của mình và về cách cư xử cá nhân. Nếu bạn sống cùng người thường xuyên phê bình bạn, bạn nên thông cảm cho họ.
    • Hãy hiểu rằng bạn chỉ phải đối phó với người đó trong khoảnh khắc hiện tại. Nhưng họ sẽ phải đối mặt với bản thân mọi lúc mọi nơi. Có cơ hội là người bạn cùng phòng, người thân, người yêu, hoặc người bạn thích chỉ trích bạn là vì cảm giác không tương xứng của chính họ.[4]
    • Khi một người nào đó phê bình bạn, bạn nên xem xét quan điểm của người đó. Có thể có khá nhiều nguyên nhân khiến họ trở nên phê phán quá mức. Ví dụ như bạn là sinh viên đại học đang sống cùng gia đình. Có lẽ cha của bạn sẽ thường xuyên la mắng bạn về thói quen học hành. Bạn nên xem xét quan điểm của ông ấy. Có thể ông ấy không có cơ hội để đi học. Ông ấy cảm thấy bất an trước sự hiện diện của bạn vì bạn đạt được thành tựu mà ông ấy không bao giờ có cơ hội để có được nó. Sự chỉ trích không phải là vấn đề cá nhân. Nó là sự phản ánh nỗi buồn của cha bạn. Thỉnh thoảng, chỉ cần cảm thông với người khác có thể xoa dịu sự bực dọc của bạn với họ.[4]
  5. Thỉnh thoảng, hãy đầu hàng. Nếu bạn đang sống cùng người phê bình thái quá, đôi khi, tốt nhất là bạn nên bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Nếu người bạn yêu nổi giận với bạn khi bạn không gấp quần áo theo kiểu cách cụ thể, bạn nên thực hiện theo cách của người ấy. Đây không phải là sự nhượng bộ lớn lao nhưng nó sẽ giúp xoa dịu căng thẳng.[5]
    • Ngay cả khi một ai đó đang chỉ trích một cách vô lý, có thể lời than phiền của họ cũng có căn cứ rõ ràng. Như đã nói ở phần trên, người nào cũng có thói quen xấu. Sẽ khá bực bội nếu bạn cùng phòng không ngừng than vãn về việc bạn làm ướt sàn nhà tắm sau khi tắm. Tuy nhiên, người khác có thể bị trượt chân và ngã. Thay vì bực tức, bạn nên dùng khăn lau sạch nước trên sàn nhà khi tắm xong.

Đề cập đến tình huống[sửa]

  1. Bảo vệ quyền lợi của mình. Bạn sẽ không thể chịu đựng được sự chỉ trích mãi mãi. Tại một thời điểm nào đó, sự phê phán sẽ không còn có thể chấp nhận được. Người bạn cùng phòng phê bình về việc bạn không đi đổ rác là một chuyện. Tuy nhiên, nhiều người có tính phê phán thường tự nguyện cung cấp lời khuyên về đời sống cá nhân và công việc của bạn. Trong trường hợp này, bạn nên bảo vệ quyền lợi của bản thân.
    • Cứng rắn, nhưng đồng thời cũng phải tử tế. Bạn không nên hung hăng hoặc vô lễ. Hành động này có thể khiến tình huống leo thang và gây tranh cãi hơn là hình thành giải pháp.[2]
    • Chỉ cần trình bày về mối lo ngại của bản thân bằng lời nói đơn giản, cụ thể. Ví dụ như người bạn cùng phòng đang chỉ trích về mối quan hệ của bạn với người yêu. Bạn có thể nói rằng "Tôi rất cảm kích vì bạn quan tâm về thời gian mà tôi và Mai dành cho nhau. Thật tốt khi biết rằng bạn lo lắng cho tôi đủ để trình bày về vấn đề này. Tuy nhiên, tôi nghĩ mối quan hệ của chúng tôi khá ổn định. Hiện tại, tôi rất hạnh phúc và không cần lời khuyên. Nếu mọi chuyện thay đổi trong tương lai, tôi sẽ cho bạn biết".[2]
  2. Đánh giá bản chất của sự phê bình. Mặc dù sẽ khá khó khăn, đôi khi, cố gắng đánh giá sự phê phán một cách khách quan sẽ rất hữu ích. Nếu bạn đang cố gắng để hiểu rõ quan điểm của người đó, bạn có thể trình bày vấn đề theo cách hiệu quả hơn.
    • Đầu tiên, bạn nên cân nhắc về điều mà người đó đang chỉ trích. Liệu nó có nằm trong sự kiểm soát của bạn? Nếu có, có lẽ là bạn nên nỗ lực thay đổi. Bạn nên rửa bát đĩa sau khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, người thích chỉ trích có xu hướng xoi mói người khác về yếu tố mà họ không thể thay đổi. Nếu bạn thường cười vang khi xem phim hài, hành động này là đặc điểm tính cách của bạn chứ không phải là sự lựa chọn có ý thức. Vì vậy, sự phê bình có thể không công bằng.[3]
    • Sự phê phán được trình bày như thế nào? Nếu bạn sống cùng người khác, bạn cần phải giao tiếp với họ. Khi bạn thực hiện một điều nào đó làm phiền đến người sống cùng bạn, họ có quyền bày tỏ cảm giác của bản thân. Tuy nhiên, cách họ chỉ trích bạn mới là điều quan trọng. Nếu họ la hét, sử dụng từ ngữ tục tĩu, hoặc trở nên khó khăn thì đây là hành động vô lý.[3]
    • Tại sao người này lại phê bình bạn? Bạn có nghĩ rằng bạn cùng phòng của bạn thật lòng muốn bạn thay đổi, hay là họ chỉ thích than vãn?[3]
  3. Cung cấp lời phản hồi trung thực. Một cách để đối phó với người thích phê phán là cung cấp cho họ lời phản hồi. Có thể họ sẽ không hiểu cách để trở nên hữu ích nhưng lại không có vẻ như đang phê bình hoặc kiêu ngạo.
    • Có lẽ, người hay phê bình có lời phản hồi hoặc lời khuyên đúng đắn. Tuy nhiên, cách họ trình bày lời khuyên này có thể không phù hợp. Nếu bạn phải đối phó với họ mỗi ngày, bạn nên cố gắng giúp họ nhận thức rõ điều nào là hữu ích và ngược lại. Cuối cùng, họ sẽ học được cách giao tiếp tốt hơn với bạn.[2]
    • Ví dụ, bạn cùng phòng của bạn đang quở trách bạn quá mức về cách bạn lau nhà. Hôm đó, bạn đã lau nhà xong. Bạn biết rằng bạn sẽ quên mất lời khuyên này khi cần phải hoàn thành công việc nhà trong tương lai. Bạn nên nói theo kiểu "Tôi hiểu bạn muốn tôi thay đổi cách lau nhà. Nhưng lần sau, bạn có thể nói cho tôi biết trước khi tôi lau nhà được không? Tôi lo là tuần sau tôi sẽ quên mất".[2]
  4. Sử dụng câu nói bắt đầu từ chủ từ "Tôi" (chính bạn). Có khả năng người có tính chỉ trích đã gây tổn thương cho cảm giác của bạn. Người tiêu cực và đòi hỏi thường khiến mọi người xung quanh họ khó chịu. Khi thể hiện sự bực bội của mình, bạn nên sử dụng câu nói bắt đầu với chủ từ "Tôi". Loại câu này sẽ giúp nhấn mạnh cảm xúc cá nhân hơn là đổ lỗi. Bạn muốn bày tỏ cảm giác của bạn đối với một điều nào đó hơn là nêu lên sự phán xét khách quan về tình huống.[3]
    • Câu nói bắt đầu với chủ từ tôi gồm ba phần. Bạn bắt đầu với cụm từ "Tôi cảm thấy" và nêu lên cảm giác của mình. Sau đó, bạn giải thích về hành vi hình thành cảm xúc đó. Cuối cùng, giải thích lý do vì sao bạn lại cảm thấy như vậy. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh đổ lỗi cho đối phương. Bạn không đang nói rằng họ đã sai, nhưng thay vào đó, bạn đang nhấn mạnh về sự ảnh hưởng của hành động mà họ thực hiện đến bạn.[6]
    • Ví dụ, bạn trai của bạn phê bình bạn tắm quá lâu. Bạn không nên nói "Thật khó chịu khi anh luôn xoi mói thời gian tắm của em. Em không hề làm phiền anh khi anh sử dụng nhà tắm. Anh thật bất lịch sự". Khi bạn phát ngôn như thế này, mặc dù ý kiến của bạn khá hợp lý, bạn trai của bạn sẽ cảm thấy bị đổ lỗi hoặc bị phán xét một cách không công bằng.[6]
    • Thay vào đó, bạn nên diễn giải cảm xúc của mình bằng cách sử dụng câu nói với chủ từ "Tôi". Trong ví dụ trên, bạn có thể nói theo kiểu "Em cảm thấy không được tôn trọng khi anh la mắng em về việc em tắm quá lâu, bởi vì em có cảm giác là em luôn tôn trọng quyền riêng tư của anh khi anh sử dụng nhà tắm".[6]
  5. Sẵn sàng thỏa hiệp. Ngay cả khi bạn cảm thấy là bạn đúng, sống cùng với người khác có nghĩa là bạn phải thỏa hiệp. Bạn nên tìm cách để thỏa hiệp với người thích phê phán.
    • Chấp nhận sự phê bình đúng đắn. Bất kỳ ai cũng có thói quen xấu khiến bạn cùng phòng, người thân, hoặc người yêu khó chịu. Nếu bạn làm sai, thậm chí là điều nhỏ nhặt, bạn nên nỗ lực để thay đổi.[7]
    • Cố gắng học cách bỏ qua một vài sự oán giận của bản thân. Hiểu rõ quan điểm của người đó và thỉnh thoảng, bạn nên nhường bước trước yêu cầu của họ.[5]

Tiến bước[sửa]

  1. Làm gương. Một trong những biện pháp tốt nhất để đối phó với người thích chỉ trích là nuôi dưỡng sự tích cực của chính mình. Tránh cho phép người đó khiến bạn cảm thấy tiêu cực. Bạn nên cho họ thấy về cách để trở thành người hạnh phúc và tích cực hơn.[4]
    • Nếu một người nào đó phê phán mọi thứ bạn làm, bạn nên hồi đáp người đó theo hướng ngược lại. Hành động này sẽ giúp họ biết rằng họ không thể lôi kéo người khác vào sự tiêu cực của mình. Nếu người yêu của bạn đang mắng bạn vì bạn không đồng ý với quan điểm chính trị của họ, bạn nên hồi đáp theo kiểu "Không phải rất tuyệt vời sao khi chúng ta được sống trong đất nước mà chúng ta có quyền nêu lên ý kiến riêng?".[1]
    • Tránh xoa dịu người tiêu cực. Người tiêu cực thường thích phàn nàn và không ngừng nói về vấn đề của họ. Họ sẽ từ chối lắng nghe bất kỳ giải pháp khả thi nào. Trong trường hợp này, bạn nên ngừng giao tiếp với họ. Bạn không đang giúp đỡ họ bằng cách cho phép họ tiếp tục kêu ca về rắc rối của mình. Bạn có thể nói một điều gì đó như "Tôi không biết phải nói gì với bạn, nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ tìm ra giải pháp". Sau đó, mỉm cười và rút lui khỏi cuộc đối thoại.[1]
  2. Duy trì sự hạnh phúc của riêng bạn. Chịu trách nhiệm cho sự hạnh phúc của riêng mình là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn đang sống cùng người tiêu cực, bạn cần phải nỗ lực tận hưởng cuộc sống. Hãy cố gắng duy trì sự vui vẻ bất kể mọi tình huống.[1]
    • Sở hữu thái độ tích cực về cuộc sống. Điều này sẽ khó khăn, đặc biệt nếu bạn phải đối mặt với vô vàn sự tiêu cực. Tuy nhiên, nhìn chung, con người thường cảm thấy vui vẻ hơn khi họ chấp nhận hoàn cảnh của mình, dù tốt hoặc xấu. Bạn nên tự nhủ rằng "Sống cùng người này thật không dễ dàng, nhưng đây chính là cuộc sống. Mình vẫn là chính mình và vẫn có thể tận hưởng mọi thứ".[4]
    • Dành thời gian riêng cho bản thân nếu cần. Bạn có thể ra khỏi nhà trong một vài giờ. Đi chơi cùng bạn bè vào tối thứ Bảy. Bạn nên vây quanh bản thân với khoảnh khắc và những người tích cực cũng như vui vẻ. Biện pháp này sẽ giúp bạn duy trì mức độ hạnh phúc ngay cả khi bạn phải sống với người thích phê bình thái quá.[4]
  3. Kết thúc mối quan hệ nếu cần. Nếu tình trạng chỉ trích trở nên khá nghiêm trọng, bạn cần phải tự hỏi bản thân xem liệu mối quan hệ này có xứng đáng hay không. Điều này đặc biệt đúng nếu nó là mối quan hệ tình cảm. Sẽ khó để bạn cảm thấy tích cực và hạnh phúc với người bạn yêu nếu mỗi ngày bạn đều phải nhận lấp vô vàn lời phê phán. Nếu sau khi bạn đã nỗ lực bàn bạc về vấn đề và thỏa hiệp nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi, có lẽ đã đến lúc bạn phải tiến bước. Bạn nên đánh giá mối quan hệ của mình và cân nhắc xem liệu nó có quan trọng đủ để bạn cứu vãn hay không.[7]

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy kiên nhẫn. Một số người thích phê phán quá mức thường gặp khó khăn với một vài tình trạng như sự cầu toàn. Sẽ khó để họ từ bỏ cảm giác muốn được kiểm soát và chấp nhận thiếu sót của người khác. Ngay cả khi người đó sẵn sàng thay đổi, sẽ phải tốn một chút thời gian để họ chấp nhận nó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này