Sử dụng Lệnh cắt lỗ dưới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lệnh cắt lỗ dưới (Trailing Stop Loss) là một lệnh thường được sử dụng trong chứng khoán. Lệnh này cho phép bạn bán đầu tư của mình khi giá của nó giảm xuống dưới mức nhất định. Lệnh cắt lỗ dưới có thể giúp bạn đưa ra quyết định bán dễ dàng, hợp lý hơn và ít phụ thuộc vào cảm xúc. Đây là lệnh được thiết kế cho các nhà đầu tư muốn giảm thiểu rủi ro, giúp giảm thiểu thiệt hại trong khi tối đa hóa lợi ích tiềm năng.[1] Lệnh cắt lỗ dưới là lệnh tự động, vì vậy bạn không cần phải liên tục kiểm tra giá cổ phiếu.

Các bước[sửa]

Hiểu về Lệnh cắt lỗ dưới[sửa]

  1. Hiểu rõ cách hoạt động của lệnh cắt lỗ dưới. Đây là loại lệnh bán tự động được điều chỉnh theo xu hướng chuyển động của giá cổ phiếu. Giải thích một cách dễ hiểu hơn, lệnh này sẽ dịch chuyển điểm bán tự động theo giá trị cổ phiếu khi cổ phiếu này tăng lên. Ví dụ:[2]
    • Bạn mua cổ phiếu với giá 25 USD.
    • Cổ phiếu này tăng lên đến 27 USD.
    • Bạn đặt lệch cắt lỗ dưới với giá trị dịch chuyển là 1 USD.
    • Trong khi giá tăng lên, điểm cắt lỗ sẽ tự động dịch chuyển thấp hơn mức giá hiện tại 1 USD.
    • Khi giá cổ phiếu đạt 29 USD và sau đó bắt đầu giảm. Thì điểm cắt lỗ là 28 USD.
    • Sau khi giá cổ phiếu chạm 28 USD, lệnh cắt lỗ dưới sẽ có hiệu lực. Tức là bạn sẽ bán cổ phiếu. Tại thời điểm này, lợi nhuận của bạn được bảo toàn (giả sử có người mua).
  2. Hiểu rõ lệnh cắt lỗ (stop loss) truyền thống là như thế nào. Lệnh cắt lỗ truyền thống là lệnh được đặt nhằm tự động hạn chế thua lỗ. Lệnh này sẽ không thể dịch chuyển hoặc điều chỉnh theo biến động của giá cổ phiếu, đây là điểm khác nhau với lệnh cắt lỗ dưới.
    • Lệnh cắt lỗ truyền thống được đặt tại một điểm giá cụ thể và không thể thay đổi. Ví dụ:
    • Bạn mua cổ phiếu với giá 30 USD.
    • Bạn đặt lệnh cắt lỗ truyền thống tại 28 USD. Trong trường hợp này, cổ phiếu sẽ được bán với giá 28 USD.
    • Nếu giá cổ phiếu tăng lên đến 35 USD và sau đó bất ngờ giảm mạnh, bạn vẫn sẽ bán ở mức 28 USD. Bạn sẽ không giữ được lợi nhuận đạt được trong bước tăng gần đây của cổ phiếu.
  3. Tìm hiểu cách để tối đa hóa lợi nhuận nhờ lệnh cắt lỗ dưới. Sử dụng lệnh cắt lỗ dưới thay vì bán ra ở một mức định trước. Lệnh cắt lỗ dưới sẽ tự điều chỉnh khi giá đầu tư tăng lên.
    • Ví dụ, nếu bạn có cổ phiếu trị giá 15 USD. Bạn đặt mức bán tại 10 USD, với lệnh cắt lỗ truyền thống thì điểm cắt lỗ tự động này vẫn không thay đổi. Nếu giá cổ phiếu của bạn lên đến 20 USD, điểm cắt lỗ vẫn là 10 USD. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống, bạn vẫn sẽ bán với giá 10 USD.
    • Nhưng với lệnh cắt lỗ dưới sẽ khác, ví dụ bạn cũng có cổ phiếu giá 15 USD. Bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ dưới là 10% thay vì đặt lệnh cắt lỗ truyền thống tại 13,50 USD. Nếu giá cổ phiếu tăng lên đến 20 USD, bạn vẫn sẽ dùng mức 10%. Như vậy lệnh bán ra của bạn sẽ có hiệu lực khi cổ phiếu này rớt xuống 18 USD (thấp hơn 10% so với ngưỡng 20 USD). Nếu bạn sử dụng lệnh cắt lỗ truyền thống, thì bạn phải luôn bán cổ phiếu khi cổ phiếu này rớt xuống mức 13,50 USD, và bạn bị mất lợi nhuận đã đạt được khi cổ phiếu đi lên.
  4. Sử dụng chiến lược dễ dàng, và chủ động. Với lệnh cắt lỗ dưới, bạn sẽ không cần phải tự thay đổi điều kiện bán tự động. Thay vào đó, lệnh cắt lỗ dưới sẽ tự động thay đổi tùy thuộc vào giá cổ phiếu.[3] Hơn nữa việc đặt lệnh cắt lỗ dưới khá dễ dàng.

Đặt lệnh cắt lỗ dưới[sửa]

  1. Tìm hiểu liệu rằng bạn có thể dùng lệnh cắt lỗ dưới hay không. Không phải tất cả mọi nhà môi giới đều cho phép bạn sử dụng chiến lược này. Tương tự như vậy, không phải tất cả tài khoản đều cho phép dùng lệnh cắt lỗ dưới. Bạn phải kiểm tra với nhà môi giới liệu rằng bạn có được phép dùng loại giao dịch này hay không.
    • Tốt hơn hết bạn nên có tùy chọn để sử dụng lệnh này.
  2. Theo dõi lịch sử biến động của loại cổ phiếu bạn đang đầu tư. Hiểu rõ biến động trước đây và xu hướng dịch chuyển của giá cổ phiếu là một bước rất hữu ích. Nhờ bước này bạn có thể nắm được khi nào cổ phiếu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống. Sau đó vận dụng kiến thức này để xác định giá trị dịch chuyển hợp lý để cân bằng giữa việc kích hoạt lệnh bán sớm và bỏ nhỡ cơ hội để kiếm thêm lợi nhuận. [4]
  3. Chọn thời điểm đặt lệnh. Bạn có thể đặt lệnh vào bất cứ lúc nào, ngay sau khi mua. Bạn cũng có thể theo dõi cổ phiếu trước khi quyết định đặt lệnh.
  4. Chọn mức giá cố định hoặc tương đối. Theo ghi nhận, lệnh cắt lỗ dưới có thể được tạo ra theo hai cách. Bạn có thể sử dụng mức giá cố định hoặc mức tương đối theo tỷ lệ phần trăm. [5]
    • Ví dụ, bạn có thể xác định giá trị dịch chuyển (trail) là một giá trị nhất định (ví dụ 10 USD) hoặc tỷ lệ phần trăm giá trị của chứng khoán (ví dụ 5%). Trong cả hai trường hợp, phạm vi dịch chuyển này đều liên quan đến giá trị cổ phiếu. Điểm này sẽ tự động thay đổi theo thời gian khi giá cổ phiếu thay đổi.
    • Sử dụng tùy chọn là giá trị nhất định theo đồng đô la, bạn giới hạn một hạn mức nhất định theo đồng đô la cho phép cổ phiếu của bạn giảm xuống từ mức cao nhất trước khi lệnh bán được tự động kích hoạt. Giá trị này không thể có hơn hai chữ số thập phân (tức là không quá hai số sau dấu “,” ở hệ thập phân.) [6]
    • Sử dụng tùy chọn là tỷ lệ phần trăm, bạn có thể xác định phạm vi thích hợp cho phép chứng khoán tăng lên và giảm xuống trong xu hướng tăng. Tỷ lệ này phải nằm trong phạm vi từ 1% đến 30% so với giá hiện hành. [6]
    • Nhận thức được rủi ro. Nguy cơ trong bất kỳ lệnh cắt lỗ nào là cổ phiếu có thể giảm xuống dưới điểm bán và kích hoạt bán ra. Sau đó, cổ phiếu có thể đảo ngược và tăng lên trở lại, như vậy bạn mất đi lợi nhuận trong bước tăng mới của chứng khoán.
  5. Xác định giá trị dịch chuyển hợp lý. Xem xét bạn muốn đặt giá trị lệnh cắt lỗ dưới là bao nhiêu. [4] Trao đổi với nhà môi giới của bạn để xác định giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm thích hợp cho lệnh cắt lỗ dưới.
    • Nếu bạn đặt giá trị quá hẹp, bạn có thể kích hoạt hoạt động bán sớm.
    • Nếu giá trị quá rộng, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội kiếm nhiều lợi nhuận khi cổ phiếu bắt đầu giảm.
  6. Xác định bạn muốn lệnh có giá trị trong ngày hay lệnh GTC. Lệnh cắt lỗ dưới có thể được đặt như lệnh có giá trị trong ngày hoặc lệnh có giá trị cho đến khi hủy bỏ - GTC (Good 'til Canceled). Sử dụng hai lệnh này có thể giúp bạn xác định thời gian mà lệnh cắt lỗ dưới có hiệu lực.
    • Lệnh có giá trị trong ngày là lệnh có giá trị cho đến khi kết thúc phiên giao dịch hiện tại. Nếu bạn đặt lệnh có giá trị trong ngày khi thị trường đóng cửa, thì lệnh này vẫn có hiệu lực cho đến giờ đóng cửa của phiên tiếp theo. [7]
    • Hầu hết lệnh GTC đều có giá trị trong 120 ngày. Như vậy, lệnh này sẽ được hủy bỏ sau 120 ngày. Tuy nhiên vẫn có một số lệnh cho phép kéo dài vô thời hạn lệnh GTC.
  7. Lựa chọn giữ lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Lệnh thị trường là một lệnh để mua hoặc bán khoản đầu tư ở mức giá tốt nhất có sẵn vào lúc hiện tại. [8] Lệnh giới hạn cho phép bạn thiết lập việc mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá nhất định.
    • Khi bạn chạm đến điểm bán mà bạn đã kích hoạt lệnh cắt lỗ dưới, thì bạn có thể hoàn thành lệnh thị trường hoặc lệnh giới hạn. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ bán cổ phiếu của bạn.
  8. Lệnh thị trường là lệnh mặc định. Lệnh này sẽ được thực hiện mà không theo giá cả.

Lời khuyên[sửa]

  • Lệnh cắt lỗ dưới cũng có thể được dùng cho vị thế và tùy chọn bán cổ phiếu.

Cảnh báo[sửa]

  • Đối với cổ phiếu có biến động mạnh, nên chọn lệnh cắt lỗ truyền thống.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

__PART __