Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Từ VLOS
Quan hệ tình dục an toàn là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nếu không chắc phương pháp tránh thai mình chọn là có hiệu quả hoặc nếu nghi ngờ phương pháp đó thất bại sau khi quan hệ tình dục, bạn có thể sử dụng phương pháp kế hoạch hóa gia đình bằng thuốc tránh thai khẩn cấp, còn gọi là “viên thuốc cho sáng hôm sau”.
Mục lục
Các bước[sửa]
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp[sửa]
-
Hiểu
về
tác
dụng
của
thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp.
Hầu
hết
các
loại
thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp
có
công
thức
gồm
hormone
progestin
tổng
hợp
(còn
gọi
là
levonorgestrel).
Loại
hormone
này
có
tác
dụng
ức
chế
buồng
trứng
rụng
trứng.
Và
nếu
không
có
trứng
thì
tinh
trùng
sẽ
không
thể
thụ
tinh.[1]
- Nếu bạn đang gần đến ngày rụng trứng hoặc vừa mới rụng trứng, hiệu quả của thuốc sẽ giảm đi đáng kể.
- Thuốc tránh thai khẩn cấp thường có hàm lượng progestin cao hơn thuốc tránh thai thông thường. Bạn không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thay thế cho các phương pháp tránh thai thông thường, và thuốc tránh thai khẩn cấp cũng không thể chấm dứt thai kỳ nếu bạn đang mang thai.[1]
-
Biết
khi
nào
cần
uống
thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp.
Thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp
có
hiệu
quả
nhất
khi
uống
trong
vòng
24
giờ
sau
khi
quan
hệ
tình
dục
không
an
toàn
hoặc
sau
khi
bạn
nghi
ngờ
biện
pháp
tránh
thai
của
mình
thất
bại.
Tuy
nhiên,
bạn
cũng
có
thể
uống
trong
vài
ngày
sau
đó
và
vẫn
có
tác
dụng
ngừa
thai
ngoài
ý
muốn.[2]
- Thuốc tránh thai khẩn cấp progestin cần uống trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục không an toàn.
- Thuốc tránh thai khẩn cấp ulipristal acetate (Ella) cần uống trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ để ngăn không cho tinh trùng thụ tinh cho trứng.[1]
-
Đi
mua
thuốc.
Thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp
có
bán
ở
các
phòng
khám
của
bác
sĩ,
trung
tâm
y
tế
và
cửa
hàng
thuốc.
Thuốc
này
có
thể
để
phía
sau
quầy
ở
các
hiệu
thuốc.[3]
- Bạn có thể mua thuốc tránh thai khẩn cấp không kê toa mà không cần chứng minh thư, bất kể giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên một số hiệu thuốc có thể không trữ thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc từ chối bán do niềm tin cá nhân của họ.
- Thuốc tránh thai khẩn cấp có giá bán thông thường từ 35-60 USD nếu không có bảo hiểm. Bảo hiểm có thể thanh toán một phần, tùy vào chương trình bảo hiểm.[3] (Ở Việt Nam các loại thuốc tránh thai này chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, cao nhất như Ella khoảng 150.000 đồng).
- Một số nhãn hiệu như Ella bán theo toa bác sĩ.[4]
-
Uống
thuốc.
Thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp
thường
được
sử
dụng
chỉ
một
viên
duy
nhất.
Tuy
nhiên
các
nhãn
hiệu
khác
nhau
có
thể
có
cách
sử
dụng
khác
nhau,
do
đó
bạn
nên
luôn
luôn
uống
theo
chỉ
dẫn
của
bác
sĩ
hoặc
hướng
dẫn
trên
vỏ
hộp
thuốc.[1].
- Thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng qua đường uống. Dùng nhiều nước khi uống thuốc.
- Bạn có thể uống thuốc cùng với thức ăn để giảm nguy cơ buồn nôn.[5]
- Vẫn uống thuốc tránh thai hàng ngày bình thường sau khi uống viên tránh thai khẩn cấp.[6]
- Nếu không biết chắc về liều lượng hoặc có lo lắng gì khác, bạn cần tham khảo dược sĩ.
-
Biết
rằng
kỳ
kinh
nguyệt
tiếp
theo
của
bạn
sẽ
bất
thường.
Thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp
thường
làm
xáo
trộn
hormone
để
ức
chế
sự
rụng
trứng,
do
đó
kỳ
kinh
nguyệt
đầu
tiên
sau
khi
uống
thuốc
sẽ
đến
sớm
hoặc
muộn
là
điều
hoàn
toàn
bình
thường.[7]
- Lượng kinh nguyệt sẽ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
-
Chú
ý
dấu
hiệu
mang
thai.
Viên
levonogestrel
có
hiệu
quả
đến
89%
nếu
uống
trong
vòng
72
giờ
sau
khi
quan
hệ
tình
dục
không
an
toàn.
Tương
tự,
viên
Ella
có
hiệu
quả
đến
85%
nếu
uống
trong
vòng
120
giờ
sau
giao
hợp.
Tuy
nhiên
vẫn
có
rủi
ro
mang
thai
sau
khi
đã
uống
viên
tránh
thai
khẩn
cấp.[8]
- Sau khi uống thuốc, bạn nên chú ý dấu hiệu mang thai, đặc biệt nếu thấy mất kinh.
- Ngoài hiện tượng mất kinh, các biểu hiện mang thai gồm chóng mặt, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn, buồn nôn và căng vú.[9]
- Dùng que thử thai tại nhà hoặc hẹn thử máu ở phòng mạch để xác định có thai hay không. Que thử thai tại nhà có bán tại các cửa hàng thuốc ở các kệ hàng kế hoạch hóa gia đình.
- Các phương pháp thử thai kiểm tra nồng độ hormone hCG trong cơ thể. Nồng độ hormone hCG sẽ tăng cao ngay sau khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung.[10]
Chọn thuốc tránh thai khẩn cấp[sửa]
-
Tìm
hiều
về
viên
uống
progestin
dùng
một
liều
duy
nhất.
Thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp
progestin
(levonogestrel)
uống
một
liều
duy
nhất
(như
Plan
B
One
Step,
Next
Choice
One
Dose,
và
My
Way)
ngừa
thai
bằng
cách
ngăn
chặn
sự
rụng
trứng
từ
buồng
trứng.
Thuốc
có
bán
ở
các
hiệu
thuốc
không
cần
toa
hoặc
theo
toa
bác
sĩ.[11]
- Các loại thuốc này nên uống càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp. Tuy nhiên thuốc cũng có thể có tác dụng trong vòng 120 giờ sau đó.[11]
- Các loại thuốc này có thể hiệu quả nhất cho phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25 và kém hiệu quả với phụ nữ có BMI trên 30.[12]
- Thuốc này có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, khiến kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ nhiều hơn hoặc ít hơn, xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn trước kia. Thuốc cũng có thể gây các triệu chứng tương tự như triệu chứng tiền kinh nguyệt như buồn nôn và đau tức bụng.[13]
- Các tác dụng phụ khác bao gồm căng vú, chóng mặt, buồn nôn và đau tức bụng.[14]
-
Tìm
hiểu
về
viên
uống
levonorgestrel
dùng
hai
liều.
Khác
với
thuốc
tránh
thai
khẩn
cấp
dùng
một
liều
duy
nhất,
viên
uống
levonorgestrel
dùng
hai
liều
cần
phải
uống
hai
viên
mới
có
hiệu
quả.[15]
- Uống một viên càng sớm càng tốt sau khi quan hệ và uống viên thứ hai 12 tiếng sau đó.
- Viên uống levonorgestrel có thể mua ở các hiệu thuốc.
- Giống như các loại thuốc tránh thai khẩn cấp khác, các tác dụng phụ của loại thuốc này bao gồm: kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, đau tức bụng.[16]
-
Tìm
hiểu
về
thuốc
Ella.
Ella
(ulipristal
acetate)
là
viên
uống
một
liều
duy
nhất
và
là
loại
thuốc
tránh
thai
duy
nhất
có
hiệu
quả
trong
5
ngày
sau
giao
hợp;
tuy
nhiên,
bạn
càng
uống
sớm
thì
càng
có
hiệu
quả
cao.[17]
- Tùy vào thời điểm uống trong chu kỳ kinh nguyệt, Ella có thể trì hoãn hiện tượng rụng trứng đến 5 ngày sau khi uống. Điều này có nghĩa là tình trùng không thể sống sót lâu như vậy để thụ tinh.[17]
- Ella là lựa chọn tốt cho phụ nữ có BMI trên 25 so với viên uống progestin, nhưng hiệu quả của nó thấp hơn ở phụ nữ có BMI trên 35.[3]
- Ella chỉ được bán theo toa bác sĩ, và tác dụng phụ thường gặp nhất là đau đầu, đau bụng, buồn nôn, thống kinh, mệt mỏi và chóng mặt.
Lời khuyên[sửa]
- Các phương pháp tránh thai bình thường khác như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày có hiệu quả hơn nhiều so với thuốc tránh thai khẩn cấp. Nên dùng phương pháp tránh thai thông thường và chỉ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như một biện pháp cuối cùng.
- Nếu cần uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn nên cân nhắc trao đổi với bác sĩ để có loại thuốc tránh thai tin cậy hơn.
Cảnh báo[sửa]
- Thuốc tránh thai khẩn cấp không giúp bạn phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Dùng các biện pháp bảo vệ không chỉ để tránh thai mà còn để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Nên khám kiểm tra các bệnh này sau khi quan hệ tình dục không an toàn.
- Viên uống tránh thai khẩn cấp không phải thuốc phá thai. Điều này nghĩa là nó không thể chấm dứt thai kỳ nếu trứng đã thụ tinh và bào thai đã làm tổ trong tử cung.
- Bạn cần hiểu rằng thuốc tránh thai khẩn cấp không nên dùng như biện pháp tránh thai thông thường.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 http://ec.princeton.edu/questions/morningafter.html
- ↑ http://www.webmd.com/sex/birth-control/plan-b
- ↑ 3,0 3,1 3,2 https://www.plannedparenthood.org/learn/morning-after-pill-emergency-contraception
- ↑ http://ec.princeton.edu/pills/ella.html
- ↑ http://www.mckinley.illinois.edu/handouts/plan_b_contraception.html
- ↑ http://plannedparenthood.tumblr.com/post/30414305443/should-i-take-my-regular-birth-control-pill-if-i
- ↑ http://www.webmd.com/sex/birth-control/plan-b?page=2#2
- ↑ https://www.plannedparenthood.org/learn/morning-after-pill-emergency-contraception
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853
- ↑ http://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-tests
- ↑ 11,0 11,1 http://ec.princeton.edu/pills/plan-BOneStep.html
- ↑ http://www.planbonestep.com/howitworks.aspx
- ↑ http://www.nextchoiceonedose.com/How-It-Works.aspx
- ↑ http://www.planbonestep.com/side-effects.aspx
- ↑ http://ec.princeton.edu/pills/Levonorgestrel.html
- ↑ http://www.levo4u.com/pdf/pharmacist_info.pdf
- ↑ 17,0 17,1 http://www.ellanow.com/