Sao lưu dữ liệu máy tính

Từ VLOS
(đổi hướng từ Sao lưu Dữ liệu Máy tính)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng máy tính để lưu giữ kỷ niệm, tài liệu quan trọng và nhiều loại thông tin khác cần được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy sao lưu dữ liệu là bước rất quan trọng để bảo quản dữ liệu trong một khoảng thời gian dài (hoặc ngắn).

Các bước[sửa]

Máy tính cá nhân (Windows 7, 8 và trước đó)[sửa]

  1. Tìm một thiết bị lưu trữ thích hợp. Bạn cần một thiết bị có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu cần sao lưu. Nó phải có dung lượng lớn gấp đôi ổ cứng cần sao lưu. Một ổ cứng ngoài là lựa chọn tốt nhất và dễ tìm.
    • Bạn có thể tạo phân vùng nếu muốn dùng máy tính hiện tại để sao lưu. Dù đây là lựa chọn an toàn nhưng bạn cũng nên cẩn thận vì hệ thống vẫn nhạy cảm với virút và lỗi ổ cứng.
  2. Cắm thiết bị vào máy tính. Dùng cáp USB hoặc phương thức kết nối khác, cắm thiết bị lưu trữ vào máy tính cần sao lưu. Sau khi cắm thiết bị vào máy, một hộp thoại sẽ xuất hiện hỏi bạn cần làm gì với thiết bị. Một trong số các lựa chọn là dùng thiết bị để sao lưu và mở File History (Tập tin Lịch sử). Chọn mục này.
    • Lúc này hộp thoại sẽ không tự động mở, bạn cần thiết lập sao lưu thủ công bằng cách tìm kiếm Tập tin Lịch sử. Bạn có thể tìm ở Control Panel (Bảng Điều khiển).
  3. Thiết lập Cài đặt Nâng cao. Sau khi mở chương trình, có thể bạn sẽ muốn thay đổi một vài cài đặt trong phần Advanced Settings (Cài đặt Nâng cao), truy cập ở bên trái. Thao tác này cho phép bạn thay đổi tần suất sao lưu của máy tính, thời gian giữ tập tin và dung lượng cần dùng.
  4. Chọn ổ cứng sao lưu. Sau khi thiết lập cài đặt, đảm bảo chọn ổ cứng sao lưu thích hợp (ổ cứng ngoài sẽ được chọn theo mặc định).
  5. Nhấn nút “Turn on” (Bật lên). Sau khi nhập cài đặt chính xác, nhấp chuột vào “Turn on”. Thao tác này sẽ khởi động quá trình. Lưu ý rằng quá trình sao lưu lần đầu sẽ khá mất thời gian và bạn sẽ muốn thực hiện nó vào buổi đêm hoặc khi rời nhà tới cơ quan, như vậy bạn không dùng tới máy tính trong lúc tiến hành sao lưu. Chỉ vậy thôi là mọi chuyện đã hoàn tất!

Mac (OS X Leopard và trước đó)[sửa]

  1. Tìm một thiết bị lưu trữ thích hợp. Bạn cần một thiết bị có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu cần sao lưu. Nó phải có dung lượng lớn gấp đôi ổ cứng cần sao lưu. Một ổ cứng ngoài là lựa chọn tốt nhất và dễ tìm.
    • Bạn có thể tạo phân vùng nếu muốn dùng máy tính hiện tại để sao lưu. Dù đây là lựa chọn an toàn nhưng bạn cũng nên cẩn thận vì hệ thống vẫn nhạy cảm với lỗi ổ cứng và những vấn đề khác.
  2. Cắm thiết bị vào máy tính. Dùng cáp USB hoặc phương thức kết nối khác, cắm thiết bị lưu trữ vào máy tính cần sao lưu. Sau khi cắm thiết bị vào máy, một hộp thoại sẽ xuất hiện hỏi bạn có cần dùng thiết bị để sao lưu Time Machine (Cỗ máy Thời gian). Nhấn đồng ý để tiếp tục và nhấp chuột vào “Use as Backup Disk” (Sử dụng như Ổ đĩa Sao lưu).
    • Nếu máy không tự động nhận dạng thiết bị, bạn có thể bắt đầu quá trình theo cách thủ công bằng cách truy cập vào Cỗ máy Thời gian từ phần System Preferences (Tùy chỉnh Hệ thống).
  3. Cho phép tiến hành quá trình sao lưu. Quá trình được bắt đầu tự động. Nếu là lần đầu tiên có thể sẽ mất khá nhiều thời gian vậy nên bạn có thể tiến hành sao lưu vào ban đêm hoặc trước khi đi làm để không mất công đợi.
  4. Thiết lập Cài đặt. Bạn có thể vào bảng Time Machine (Cỗ máy Thời gian) trong phần System Preferences (Tùy chỉnh Hệ thống) để thay đổi cài đặt. Chọn “Options” (Tùy chọn) ở góc dưới cùng bên phải màn hình để thay đổi hạng mục đính kèm, thông báo cài đặt và tùy chọn năng lượng pin.

iPad[sửa]

  1. Kết nối thiết bị với máy tính cài đặt phiên bản iTunes mới nhất. Đây chính là vị trí sao lưu dữ liệu vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng máy tính nhằm mục đích này..
  2. Vào File Menu (Trình đơn Tập tin).
  3. Chọn Devices submenu (trình đơn phụ Thiết bị) rồi chọn “Backup” (Sao lưu).
  4. Chọn vị trí sao lưu. Ở phía trái, bạn có thể chọn lưu trên dịch vụ đám mây hoặc lưu vào máy tính.
  5. Chọn “Back Up Now” (Sao lưu Ngay bây giờ). Vậy là bạn đã hoàn thành!

Galaxy Tab[sửa]

  1. Chuyển hướng đến phần Settings (Cài đặt).
  2. Chọn Accounts and Sync (Tài khoản và Đồng bộ).
  3. Đảm bảo rằng toàn bộ hạng mục cần sao lưu đã được chọn. Nhớ rằng bạn chỉ có thể sao lưu hạng mục nhất định theo cách này. Tập tin đơn lẻ cần được sao lưu theo cách dưới đây.
  4. Chọn nút đồng bộ màu xanh lá, nằm gần tên tài khảon Google. Thao tác này cho phép đồng bộ các hạng mục. Sau khi hoàn tất bạn có thể chọn “back” (quay lại) để tiếp tục sử dụng thiết bị.

Tập tin Đơn lẻ[sửa]

  1. Tìm một thiết bị lưu trữ. Bạn có thể sao lưu tập tin đơn lẻ vào USB, ổ cứng ngoài, lưu trữ đám mây, CD, hoặc đĩa mềm (nếu hệ thống đời cũ hoặc bạn muốn thử cảm giác hoài cổ), hoặc bất kỳ thiết bị nào khác. Bạn có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu về dung lượng và mức độ bảo mật.
  2. Sao chép tập tin vào thư mục. Sao chép toàn bộ tập tin muốn sao lưu vào một thư mục trên máy tính. Sau đó có thể chia tập tin thành nhiều thư mục con nếu muốn.
    • Đưa toàn bộ tập tin vào một thư mục riêng biệt giúp việc truyền tải dễ dàng hơn và giúp bạn không sao chép thiếu tập tin. Nó còn giúp phân biệt tập tin sao lưu và tập tin khác trong thiết bị lưu trữ.
  3. Tạo tập tin nén. Bạn có thể nén thư mục sao lưu nếu muốn. Việc này đặc biệt có ích nếu dung lượng tập tin rất lớn.
  4. Tăng cường bảo mật. Bạn có thể mã hóa hoặc đặt mật khẩu bảo vệ thư mục hay tập tin nén, tùy thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn. Đây là cách nâng cao bảo mật nếu tập tin chứa nội dung nhạy cảm. Chỉ cần chắc chắn là bạn không quên mất mật khẩu.
  5. Sao chép thư mục hoặc tập tin nén vào thiết bị. Sau khi thư mục hay tập tin nén đã sẵn sàng, hãy sao chép nó sang thiết bị lưu trữ bằng lệnh saochép-dán và chuyển hướng giữa các thiết bị hoặc lưu hạng mục vào lưu trữ đám mây (nếu bạn chọn cách này).
  6. Chuyển thiết bị sang máy tính mới. Nếu sao lưu tập tin vào một thiết bị như USB, bạn nên sao chép tập tin sang một máy tính khác để bảo đảm an toàn vì sẽ có lúc cần dùng đến USB hoặc làm mất USB.

Dùng Đám mây[sửa]

  1. Tìm một kho lưu trữ trực tuyến. Lưu trữ trực tuyến là một lĩnh vực đang phát triển, cho phép người dùng sao lưu dữ liệu lên máy chủ. Bạn có thể truy cập vào tập tin sao lưu ở bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối mạng. Có rất nhiều dịch vụ cung cấp chức năng đa dạng, cả miễn phí và mất phí:
    • BackBlaze - Cung cấp kho lưu trữ không giới hạn với một mức phí nhỏ mỗi tháng.
    • Carbonite - Một trong nhiều dịch vụ sao lưu trực tuyến cung cấp kho lưu trữ không giới hạn với phí duy trì hàng tháng. Carbonite được biết đến với giải pháp sao lưu tự động.
    • SOS Online Backup - Một dịch vụ khác trong việc sao lưu game, SOS cung cấp kho lưu trữ không giới hạn cho toàn bộ tài khoản.
  2. Tìm hiểu sự khác nhau giữa lưu trữ trực tuyến và lưu trữ dịch vụ. Dịch vụ giống như Google Drive, SkyDrive (OneDrive) và DropBox cung cấp lưu trữ trực tuyến, nhưng họ thường yêu cầu cập nhật thủ công. Tập tin được đồng bộ giữa các thiết bị dùng tài khoản đó, nghĩa là nếu tập tin bị xóa trên máy chủ sao lưu thì nó bị xóa trên tất cả các thiết bị kết nối! Những dihcj vụ này không cung cấp tập tin thô, nghĩa là việc lấy lại bản cũ của một tập tin là điều khó khăn hoặc bất khả thi.
    • Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những dịch vụ này như một kho lưu trữ miễn phí, tuy nhiên chúng không đủ mạnh để được gọi là "dịch vụ sao lưu". Bạn có thể duy trì sao lưu thủ công.
  3. Kiểm tra tính bảo mật của dịch vụ. Bất kỳ dịch vụ sao lưu trực tuyến chuyên nghiệp nào cũng mã hóa toàn bộ tập tin trên máy chủ của họ. Họ có thể truy cập siêu dữ liệu như thư mục tên và dung lượng tập tin, nhưng nội dung chính xác của dữ liệu thì chỉ mình bạn được xem.
    • Rất nhiều dịch vụ dùng mật khẩu cá nhân để mã hóa dữ liệu. Đây là phương pháp bảo mật cao, nhưng bạn sẽ mất quyền truy cập nếu quên mật khẩu. Trong trường hợp đó, mật khẩu là vĩnh viễn và các dữ liệu sẽ mất.
  4. Thiết lập lịch trình. Hầu như toàn bộ giải pháp sao lưu trực tuyến đều đi cùng với phần mềm hoặc giao diện trình duyệt cho phép bạn thiết lập tần suất và những thứ cần sao lưu. Đặt lịch trình phù hợp với bản thân. Nếu bạn thường xuyên thay đổi tập tin, bạn nên đặt sao lưu hàng đêm. Nếu không dùng máy tính thường xuyên, có thể đặt sao lưu hàng tuần hoặc hàng tháng.
    • Thử đặt lịch trình sao lưu vào thời gian bạn không dùng máy tính vì quá trình này có thể tiêu tốn băng thông cũng như tài nguyên của máy tính.

Lời khuyên[sửa]

  • Phải đảm bảo quá trình sao lưu hoàn thành xuất sắc trước khi tiếp tục dùng máy tính.
  • Đặt lịch để sao lưu toàn bộ tập tin quan trọng. Tùy thuộc vào tần suất dùng máy tính và thay đổi tập tin, bạn có thể thiết lập các chương trình hành động theo ý mình. Chỉ cần nhớ chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu và bật máy tính khi tới giờ sao lưu.
  • Lưu trữ dữ liệu ở nơi an toàn tránh xa các mối nguy hại môi trường. Tùy thuộc vào mức độ quan trọng, bạn có thể để thiết bị sao lưu vào két an toàn hoặc két chống cháy. Nếu dữ liệu không quá quan trọng, bạn có thể để trong tủ đồ hoặc trên bàn. Hãy cân nhắc sử dụng giải pháp sao lưu trực tuyến.
  • Sao lưu máy tính có thể mất nhiều thời gian, đặc biệt với lượng dữ liệu lớn. Vậy nên hãy sao lưu vào lúc bật máy tính (hoặc khi bạn để máy nghỉ) nhưng không dùng đến tập tin cần sao lưu.
  • Đặt nhắc nhở trên lịch để kiểm tra và xác nhận sao lưu vài tháng một lần. Không gì tệ hơn tưởng rằng dữ liệu đã được sao lưu nhưng hóa ra lại bị lỗi thiết bị (ví dụ lỗi ổ cứng), sau đó phát hiện ra rằng sao lưu chưa được cập nhật hoặc bạn chưa sao lưu những thứ mình cần.
  • Sao lưu chuẩn bao gồm nhiều nhiều phương pháp khác nhau kết hợp với kiểm tra dữ liệu thường xuyên.

Cảnh báo[sửa]

  • Không sử dụng máy tính trong khi đang sao lưu. Nếu bạn thay đổi tập tin khi tiến hành sao lưu, bạn không thể biết phiên bản nào được lưu lại, hoặc có thể làm gián đoạn quá trình. Đồng thời cũng làm chậm máy tính.
  • Không để các thiết bị sao lưu trong môi trường ẩm ướt hoặc môi trường không ổn định. Các thiết bị máy tính rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận bạn có thể mất dữ liệu sao lưu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây