Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Science 2.0, mạng của các nhà khoa học
Từ VLOS
Thế hệ thứ nhất của World Wide Web đã biến đổi nhanh chóng tiềm năng của lĩnh vực bán lẻ và tìm kiếm thông tin. Nhiều thuộc tính gần đây như blogging (viết nhật ký mạng), gắn từ khóa chính – thẻ (tagging), mạng xã hội, thế hệ Web 2.0 không chỉ nhanh chóng mở rộng năng lực của con người trong khai thác thông tin mà còn tác động đến năng lực xuất bản, biên tập, cộng tác – ảnh hưởng nên những cơ chế cũ như tạp chí giấy, kinh doanh thương mại (marketing), các sự kiện vận động chính trị, buộc hầu như tất cả phải suy nghĩ và thực thi theo những cách thức mới.
Mạng của các nhà khoa học[sửa]
-
- Khoa học có thể là lĩnh vực tiếp theo. Tuy mới chỉ có ít, nhưng hiện đang có sự tăng lên đáng kể số lượng các nhà nghiên cứu (trong số đó không phải chỉ có những người trẻ) bắt đầu tiến hành công việc họ qua những công cụ mở của Web 2.0. Mặc dù những nỗ lực của họ vẫn còn quá thưa thớt để có thể được coi là phong trào, song những kinh nghiệm của họ cho đến nay gợi ý rằng loại hình nghiên cứu khoa học dựa trên nền tảng web, Science 2.0, không chỉ giống mà còn kế thừa khoa học truyền thống. Christopher Surridge, biên tập viên của Nhà xuất bản Thư viện Khoa học PLoS (http://www.plos.org) khẳng định: “Khoa học xảy ra không chỉ bởi mọi người làm các thí nghiệm mà còn bởi vì họ thảo luận về các thí nghiệm này”.
-
- Science 2.0 được coi là mạng của các nhà khoa học vận hành trên nền tảng công nghệ web 2.0 với ý tưởng “truy cập mở” nghiên cứu khoa học: cho phép đăng tải trực tuyến toàn văn các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở dạng dữ liệu thô, người dùng được truy cập và tái sử dụng miễn phí.
Dự án OpenWetWare[sửa]
-
- Một trong những thành công sớm là dự án OpenWetWare của Học viện Công nghệ Massachusetts (www.openwetware.org). Khởi động vào năm 2005 bởi nhiều nghiên cứu sinh làm việc trong các phòng thí nghiệm sinh học của hai kỹ sư Drew Endy và Thomas Knight tại MIT, dự án độc đáo bởi đó là cách tốt giúp cho website của hai phòng thí nghiệm luôn được cập nhật. OpenWetWare là một trang mạng dạng wiki (sử dụng phần mềm đã dung để xây dựng lên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) - cho phép bất kỳ ai cũng có thể hiệu chỉnh khi truy nhập vào. Các nhà nghiên cứu, nhóm làm việc trong ngành sinh học và sinh học kỹ thuật đã đón nhận trang web với thái độ hồ hởi, họ bắt đầu đăng các công trình nghiên cứu tại đấy.
"Cầu nối mở" thông tin khoa học trong tương lai?[sửa]
-
- Ra đời năm 2005 và hoạt động như một tổ chức giáo dục về khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch phi lợi nhuận ở Việt Nam, có thể coi Thư viện khoa học VLoS (http://thuvienkhoahoc.com) là mô hình mạng Science 2.0 đầu tiên ở Việt Nam.
Tham khảo[sửa]
-
-
- Science 2.0/Brainstorming, OpenWetWare.
- Science 2.0 (Web-Enabled Biomedical Knowledge Discovery), Damien Chaussabel, Charlie Quinn, Rungnapa Pankla.
-