Sudan - chất độc không chỉ có trong mỹ phẩm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tại nhiều chợ ở Hà Nội, khách hàng có thể dễ dàng mua các loại son rẻ tiền nhãn hiệu Heng Fang Cosmetics và Shilulan Cosmetics (Trung Quốc) với giá từ 12.000 - 25.000 đồng/thỏi. Đây là hai loại son được các nhà chức trách Trung Quốc phát hiện có chứa chất sudan.

Mỹ phẩm chứa Sundan xuất hiện tại Việt Nam (báo Nhân Dân điện tử, 01/03/2007)[sửa]

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, thông tin về việc các nhà chức trách Trung Quốc tìm thấy chất sudan (hóa chất nhuộm đỏ, có khả năng gây ung thư) trong son môi đã gây chú ý đặc biệt trong dư luận, vì hiện trên thị trường Việt Nam tràn ngập mỹ phẩm nhập có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin từ Trung Quốc khi đó cho biết, chất sudan được tìm thấy trong 6 loại son môi bán ở chợ bán buôn Xingfa (chợ lớn nhất Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Các loại son môi này do 2 Công ty Mỹ phẩm Hằng Phương (Heng Fang Cosmetics Co.) và Công ty Mỹ phẩm Thi Lộ Lan (Shilulan Cosmetics Co.) sản xuất. Cả 2 công ty này ngay lập tức đã bị các nhà chức trách Trung Quốc đình chỉ hoạt động.

Sau khi có thông tin đó, Cục Quản lý dược Việt Nam đã chỉ đạo Phòng quản lý mỹ phẩm (thuộc Cục) tiến hành kiểm tra, rà soát danh sách các công ty mỹ phẩm Trung Quốc đăng ký nhập khẩu ở Việt Nam, nhưng không thấy có tên của hai công ty mỹ phẩm Hằng Phương và Thi Lộ Lan.

Tuy nhiên, giờ đây, lo ngại của người dân đã thành sự thật, vì loại son môi nghi ngờ có chứa sudan đã có mặt ở nhiều chợ tại Hà Nội. Hầu hết các chợ ở thủ đô, nhất là chợ đầu mối, khách hàng có thể dễ dàng mua các loại son rẻ tiền nhãn hiệu Heng Fang Cosmetics và Shilulan Cosmetics (Trung Quốc) với giá từ 12.000 - 25.000 đồng/thỏi. Son của hai công ty trên có nhiều loại, đa số là màu đỏ khá bắt mắt; phần lớn các thỏi son không có hộp riêng mà nằm trong các túi nhựa chứa 10 thỏi. Nhiều thỏi ghi xuất xứ từ 2 công ty Heng Fang và Shilulan, nhưng cũng rất nhiều thỏi không ghi xuất xứ, tên hãng, mà chỉ ghi trong vỏ túi nhựa đựng cả 10 thỏi.

Chiều ngày 28-2, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam cho hay, việc xác nhận có chất sudan trong son môi hay không thì Cục đang tiếp tục kiểm tra và xử lý.'

Nhận diện Sudan[sửa]

Sudan thuộc nhóm các azo (chất có liên kết N=N trong cấu tạo phân tử). Các chất thường được nhắc đến bao gồm:

Sudan I có công thức phân tử C16H12N2O , khối lượng phân tử 248,3 (gram/mol), mã đăng ký (CAS numbe) 842-07-09, dạng bột, màu vàng

Sudan I

.

Sudan II: C18H16N2O, 276,3 g/mol, số đăng ký 3118-97-6, màu da cam

Sudan II

Sudan III: C22H16N4O, 352,4 g/mol, mã số 85-86-9, màu đỏ

Sudan III

Sudan IV: C24H20N4O, 380,4 g/mol, mã số 85-83-6

Sudan IV

Chỉ riêng Sudan I đã có

hàng trăm tên gọi khác nhau

Sudan và nhiều chất khác thuộc nhóm azo được sử dụng để tạo màu và nhuộm màu trong công nghiệp (nhuộm cotton, dung môi hòa tan, đánh bóng...); trong nghiên sinh hóa học (nhuộm các mô chứa lipid, dịch phủ hỗn hợp của các phản ứng PCR...); trong mỹ phẩm. Vài năm trở về trước rất nhiều loại thực phẩm và thức ăn chế biến sẵn có chứa Sudan lưu hành tại các nước Châu Âu. Theo Cơ quan đánh giá tiêu chuẩn thực phẩm Anh, khoảng 400 mặt hàng có khả năng chứa Sudan đã được các cơ sở chế biến công bố danh sách trước khi Anh và nhiều nước Châu Âu có quy định cấm lưu hành thực phẩm chứa Sudan. Trong số các loại thức ăn có thể chứa Sudan ta thấy nhiều tên quen thuộc như bột ớt, tương ớt, cari, bánh pizza, mỳ ăn liền, nhiều loại đồ hộp chế biến từ hải sản và các loại thịt.... Sau khi các nhà khoa học chứng minh Sudan có khả năng làm biến đổi cấu trúc của gene và gây ung thư, nhiều nước đã cấm sử dụng Sudan trong mỹ phẩm và thực phẩm. Tuy vậy, Sudan vẫn được sử dụng trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

Cơ chế gây độc của Sudan[sửa]

Sau khi đươc đưa vào cơ thể theo thức ăn, đồ uống hay qua da và niêm mạc (mắt, mũi), Sudan sẽ có cơ hội có mặt tromg máu để chu du đến nhiều cơ quan khác nhau như gan, thận, bàng quang... Cũng như nhiều loại hóa chất khác, quá trình biến đổi Sudan chủ yếu sảy ra trong gan (tại đây Sudan và dẫn chất của nó sẽ tác động mạnh mẽ đến các quá trình sinh hóa của tế bào).

Trong các thí nghiệm tiêm trực tiếp Sudan vào gan và bàng quang của chuột thí nghiệm, Sudan gây các khối u ở những cơ quan này. Sudan cũng đã được chứng minh là có khả năng gây u tuyến giáp trạng của bê. Nhiều nghiên cứu đưa Sudan vào cơ thể chuột theo đường miệng và công bố kết quả âm tính. Tuy nhiên đa số các thí nghiệm đều không phải là thí nghiệm trường diễn...

Công bố đầu năm 2007 của An Y và cộng sự cho rằng Sudan I tác động "phá vỡ" cấu trúc của DNA và nhiễm sắc thể (NST) khi đưa vào môi trường nuôi cấy tế bào. Trước đó nhiều kết luận khoa học đã "kết tội" Sudan gây biến đổi DNA thông qua tác động đến các enzyme trong hệ thống truyền điện tử của tế bào.

Khả năng oxi hóa của Sudan có thể được thực hiện bởi ion benzenediazone. Các quá trình biến đổi làm Sudan có khả năng kết hợp với các DNA tạo liên kết Sudan-DNA ( Sudan-DNA adducts). Đặc biệt, Cytochrome P450 1A1 (CYP1A1)- một trong những enzyme quan trọng tham gia vào quá trình biến đổi các chất gây ung thư, cũng được chứng minh là có liên quan đến biến đổi của Sudan và các dẫn chất của nó để tạo ion benzenediazone (Stiborowa và cs, 1995).

Nhiều phương pháp hiện đại khác nhau trong sinh học phân tử đã được dùng để chứng minh sự can thiệp của Sudan vào cấu trúc DNA.

Bằng phương pháp thí nghiệm sử dụng Baculovirus tái tổ hợp mang gene CYP1A1 của người, nhóm nghiên cứu của Stiborowa đã chứng minh khả năng gây biến đổi DNA của Sudan hoàn toàn có thể sảy ra khi nó "tiếp xúc được " với hệ thống enzyme vận chuyển điện tử trong các tế bào của cơ thể người.

Lời cảnh báo có muộn?[sửa]

Trong khi nhiều nước có quy định về việc cấm sử dụng Sudan trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm thì ở nước ta thông tin về sự có mặt của Sudan trong các mặt hàng kể trên có vẻ còn thụ động (theo bản tin trên, sau khi có thông tìn từ các nhà chức trách Trung Quốc thì chúng ta mới có lời cảnh báo cũng như kiểm tra xử lý) và lúc đó Sudan đã chu du khắp nơi rồi! .

Son môi (ảnh chỉ dùng để minh họa)

Nguy hiểm hơn, Sudan không những chỉ có thể được dùng khi sản xuất mỹ phẩm mà cả trong chế biến thực phẩm. Ta đã có thể kiểm tra và phát hiện Sudan trong tương ớt, thịt hộp, bột cari, mỳ ăn liền ... hay chưa? .

Bột cari có mặt trong nhiều món ăn khác nhau

Ngoài việc thông báo một cách bị động như thế này, nên chăng chúng ta (cũng như Trung Quốc) chủ động kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm nói chung và các mặt hàng có Sudan nói riêng. Hiện nay các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau (bên cạnh việc phát triển nâng cao độ nhạy của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao - HPLC) nhằm phát hiện nhanh và chính xác nhất sự có măt của Sudan trong những sản phẩm kể trên.

Việc tư vấn cho các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm hay sử dụng Sudan trong công nghiệp và nghiên cứu cũng quan trọng không kém những lời cảnh bao đến người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng vì có như thế những thông tin về tác hại của Sudan cũng như của các hóa chất gây hại khác mới được nhận thức một cách đầy đủ nhất, khoa học nhất và kinh tế nhất.

Tài liệu tham khảo[sửa]

Liu Y et al. Flow injection chemiluminescence determination of sudan I in hot chilli sauce. J Agric Food Chem. 2007 Feb 7;55(3):614-7

An Y et al. Sudan I induces genotoxic effects and oxidative DNA damage in HepG2 cells. Mutat Res. 2007 Mar 5;627(2):164-70. Epub 2006 Dec 22.

Stiborova M. et al. Modulation of CYP1A1-mediated oxidation of carcinogenic azo dye Sudan I and its binding to DNA by cytochrome b5. Neuro Endocrinol Lett. 2006 Dec;27 Suppl 2:35-9.

Zhang Y. et al. Development and optimization of an analytical method for the determination of Sudan dyes in hot chilli pepper by high-performance liquid chromatography with on-line electrogenerated BrO- -luminol chemiluminescence detection. J Chromatogr A. 2006 Sep 29;1129(1):34-40.

Xu F. et al. Determination of lycopene and beta-carotene by high-performance liquid chromatography using sudan I as internal standard. J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci. 2006 Jun 21;838(1).

Stiborova M. et al. Expression of cytochrome P450 1A1 and its contribution to oxidation of a potential human carcinogen 1-phenylazo-2-naphthol (Sudan I) in human livers. Cancer Lett. 2005 Apr 8;220(2):145-54

Stiborova M. et al. Sudan I is a potential carcinogen for humans: evidence for its metabolic activation and detoxication by human recombinant cytochrome P450 1A1 and liver microsomes. Cancer Res. 2002 Oct 15;62(20):5678-84.


Xem thêm[sửa]

  • Tin vui: Chúng ta đã bắt đầu quan tâm đến việc kiểm tra Sudan trong các loại thực phẩm khác như tương ớt.[1]


Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây