Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Suy nghĩ như một luật sư
Từ VLOS
Các giáo sư luật và luật sư hành nghề tại Mỹ không thể nhắc tới “suy nghĩ như một luật sư” mà không đề cập đến bộ phim “The Paper Chase” năm 1973.[1] Trong bộ phim này, giáo sư Kingsfield đã nói với những sinh viên luật năm nhất: “Các cô cậu tới đây với bộ óc bã đậu và rời đi với tư duy của một luật sư”. Mặc dù các giáo sư luật vẫn luôn tự hào cho rằng họ sẽ dạy sinh viên cách thức suy nghĩ như một luật sư, bạn không cần phải tới trường luật để củng cố logic và tư duy phản biện của mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phát hiện vấn đề[sửa]
-
Tiếp
cận
một
vấn
đề
ở
mọi
góc
độ.
Để
có
thể
thấy
được
toàn
bộ
những
vấn
đề
tiềm
tàng
trong
một
chuỗi
sự
kiện,
luật
sư
quan
sát
tình
huống
từ
những
góc
nhìn
khác
biệt.
Đặt
mình
vào
vị
thế
của
mọi
người
cho
phép
bạn
hiểu
những
quan
điểm
khác
nhau.
- Với kỳ thi tại các trường luật ở Hoa Kỳ, sinh viên phải học cách xây dựng cấu trúc câu trả lời dựa trên từ viết tắt IRAC, có nghĩa là Issue (vấn đề), Rule (quy tắc), Analysis (phân tích) và Conclusion (kết luận). Việc không phát hiện được tất cả những vấn đề tiềm tàng có thể khiến toàn bộ câu trả lời đi chệch hướng.[2]
- Ví dụ, giả sử bạn đang xuống phố và nhìn thấy một chiếc thang dựa vào tòa nhà. Một công nhân đang đứng trên bậc thang cao nhất, rướn người về phía bên trái để lau cửa sổ. Không có bất kỳ công nhân nào xung quanh đó, và chân thang choãi ra vỉa hè nơi mọi người đi lại. Phát hiện ra vấn đề không chỉ dừng lại ở việc quan sát tình huống từ góc nhìn của người công nhân và những người qua đường mà còn cả góc nhìn của chủ tòa nhà, người sử dụng lao động của người công nhân, và kể cả thành phố nơi có tòa nhà đó.
-
Tránh
những
rắc
rối
cảm
xúc.
Có
lý
do
để
nói
rằng
bạn
“mù
quáng”
vì
tức
giận
hoặc
vì
bất
kỳ
cảm
xúc
nào
khác
--
bởi
cảm
xúc
không
dựa
trên
lý
trí
và
ngăn
bạn
thấy
rõ
những
sự
kiện
quan
trọng
để
giải
quyết
vấn
đề.
- Phát hiện chính xác vấn đề là bước quan trọng để xác định sự kiện có liên quan và cần thiết. Cảm xúc và tình cảm sẽ khiến bạn để tâm tới những chi tiết ít hoặc không quan trọng đối với hệ quả của tình huống.
- Tư duy kiểu luật sư đòi hỏi bạn đặt những sở thích cá nhân hoặc phản ứng cảm xúc sang một bên để tập trung vào những sự kiện có thật và có thể chứng minh được. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, giả sử bị cáo của vụ án hình sự phải ra tòa vì hành vi quấy rối một đứa trẻ. Cảnh sát bắt giữ người này gần sân chơi cho trẻ nhỏ, và ngay lập tức hỏi vì sao ông ta lại ở đó và ý đồ của ông ta với những đứa trẻ chơi đùa trong sân. Người đàn ông này quẫn trí và thừa nhận mình có ý định hãm hại những đứa trẻ. Các chi tiết của vụ việc có thể gây phẫn nộ, nhưng luật sư cho bị cáo sẽ bỏ qua những chấn động cảm xúc và tập trung vào sự thật rằng bị cáo không được biết về quyền im lặng của mình trước khi bị tra hỏi.[3]
-
Tranh
luận
hai
chiều.
Những
người
không
phải
luật
sư
thường
coi
khả
năng
này
thể
hiện
sự
thiếu
đạo
đức
ở
luật
sư,
nhưng
nó
không
có
nghĩa
là
luật
sư
không
tin
bất
kỳ
điều
gì.
Khả
năng
tranh
luận
về
cả
hai
mặt
của
một
vấn
đề
cho
thấy
bạn
hiểu
rằng
mọi
câu
chuyện
đều
có
hai
mặt
và
mỗi
mặt
đều
có
những
điểm
hợp
lý.
- Khi học cách đưa ra những luận điểm trái chiều, bạn cũng đang học cách lắng nghe chúng. Điều này sẽ tăng cường sức chịu đựng của bạn và cho phép bạn giải quyết thêm nhiều vấn đề với thái độ hợp tác.[4]
Sử dụng Logic[sửa]
- Suy ra kết luận cụ thể từ những nguyên tắc tổng quát. Suy luận diễn dịch là một trong những tiêu chuẩn trong tư duy của luật sư. Trong ngành luật, kiểu logic này được sử dụng khi áp dụng một quy định pháp luật vào sự kiện cụ thể.
-
Xây
dựng
tam
đoạn
luận.
Tam
đoạn
luận
là
một
hình
thức
cụ
thể
của
suy
luận
diễn
dịch,
thường
được
áp
dụng
trong
tư
duy
pháp
lý,
với
nội
dung
như
sau:
điều
gì
đúng
với
một
nhóm
tổng
quát
cũng
sẽ
đúng
với
từng
cá
thể
nhất
định
thuộc
nhóm
đó.[5]
- Cấu trúc tam đoạn luận gồm ba phần: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, kết luận về tiền đề nhỏ dựa vào tiền đề lớn.
- Tiền đề lớn thường khá rộng và đúng ở hầu hết mọi hoàn cảnh. Ví dụ, bạn có thể nói “Mọi sàn nhà bẩn thể hiện sự cẩu thả.”
- Tiền đề nhỏ thường liên quan tới một cá thể hoặc một chuỗi sự kiện, ví dụ như “Sàn nhà của nhà hàng này bẩn.”
- Kết luận kết nối tiền đề nhỏ với tiền đề lớn. Khi đưa ra một nguyên tắc có tính áp dụng toàn thể, đồng thời xác minh rằng cá thể được xem xét thuộc về một nhóm bị chi phối bởi nguyên tắc đó, bạn có thể kết luận: “Sàn nhà của nhà hàng thể hiện sự cẩu thả.”
-
Luận
ra
nguyên
tắc
tổng
quát
từ
dấu
hiệu
của
những
điều
cụ
thể.
Đôi
khi
bạn
không
có
nguyên
tắc
tổng
quát,
nhưng
bạn
có
thể
quan
sát
một
vài
tình
huống
với
những
sự
kiện
tương
đồng.
Suy
luận
quy
nạp
cho
phép
bạn
kết
luận
như
sau:
nếu
một
sự
kiện
xảy
ra
đủ
nhiều,
bạn
có
thể
đưa
ra
nguyên
tắc
tổng
quát
rằng
sự
kiện
đó
sẽ
luôn
xảy
ra.
- Suy luận quy nạp không cho phép bạn đưa ra bất kỳ bảo đảm nào cho kết luận của mình. Tuy nhiên, việc một sự kiện nào đó xảy ra thường xuyên đủ để làm cơ sở cho nguyên tắc của bạn.
- Giả sử không ai cho bạn biết về nguyên tắc tổng quát: sàn nhà bẩn thể hiện phần nào sự cẩu thả của nhân viên cửa hàng hoặc chủ cửa hàng. Tuy nhiên, bạn quan sát được dấu hiệu sau: trong một vài trường hợp khi khách hàng trượt ngã, thẩm phán đưa ra phán quyết rằng chủ cửa hàng mắc lỗi do cẩu thả. Bởi sự cẩu thả của mình, chủ cửa hàng phải bồi thường cho chấn thương của khách hàng. Dựa vào hiểu biết của mình về những vụ việc đó, bạn kết luận: nếu sàn nhà ở cửa hàng bẩn, chủ cửa hàng đã cẩu thả.
- Một vài ví dụ là không đủ để bạn tạo ra nguyên tắc đủ tin cậy. Tỷ lệ lớn các trường hợp độc lập trong một nhóm có cùng đặc điểm sẽ khiến kết luận của bạn thêm phần chính xác.[5]
-
So
sánh
những
tình
huống
giống
nhau
bằng
phép
loại
suy.
Khi
luật
sư
phản
biện
về
một
vụ
việc
bằng
cách
so
sánh
với
vụ
việc
trước
đó,
họ
đang
áp
dụng
phép
loại
suy.
- Luật sư cố gắng thắng kiện bằng cách chứng minh rằng sự kiện của vụ việc đó đặc biệt tương đồng với những sự kiện trong một vụ việc cũ, do đó vụ việc mới cũng nên được quyết định tương tự vụ việc trước đây.
- Giáo sư luật dạy sinh viên suy luận loại suy bằng cách cung cấp hệ thống sự kiện giả định để sinh viên phân tích. Sinh viên đọc thông tin vụ việc và áp dụng các nguyên tắc của vụ việc vào những tình huống khác nhau.
- So sánh và đối chiếu sự kiện cũng giúp bạn xác định sự kiện nào là quan trọng đối với kết quả vụ việc, sự kiện nào không liên quan và không đáng kể.[5]
- Ví dụ, một cô gái mặc váy đỏ đi qua cửa hàng và trượt chân ngã vì một miếng vỏ chuối. Cô gái này kiện cửa hàng gây ra thương tích cho mình và thắng kiện bởi thẩm phán kết luận rằng chủ cửa hàng đã cẩu thả không quét sàn. Tư duy như luật sư có nghĩa là xác định những sự kiện quan trọng để thẩm phán đưa ra quyết định.
- Tại thị trấn kế bên, một cô gái mặc váy xanh đang bước tới bàn mình trong quán cà phê và trượt chân ngã vì một miếng giấy bọc bánh muffin. Nếu suy nghĩ như một luật sư, bạn hẳn sẽ kết luận rằng vụ việc này có hệ quả tương tự vụ việc trước. Địa điểm của cô gái, màu của chiếc váy cô ta mặc, và vật khiến cô ta bị trượt chân đều là những tiểu tiết. Những sự kiện quan trọng và tương đồng là thương tích xảy ra do sự cẩu thả của chủ cửa hàng khi thực hiện nghĩa vụ giữ sàn nhà sạch sẽ.
Đặt câu hỏi cho mọi thứ[sửa]
- Ngừng thừa nhận. Tương tự như cảm xúc, những thừa nhận khiến tư duy của bạn có nhiều điểm mù. Luật sư tìm kiếm bằng chứng cho tất cả những khẳng định có thật, và cho rằng không có điều gì đúng nếu không được chứng minh.
-
Đặt
câu
hỏi
vì
sao.
Bạn
có
thể
đã
từng
gặp
đứa
trẻ
hỏi
“tại
sao?”
với
tất
cả
những
điều
bạn
nói.
Mặc
dù
việc
đó
gây
khó
chịu,
đây
chính
là
một
phần
của
tư
duy
kiểu
luật
sư.
- Tại Hoa Kỳ, luật sư thường đề cập tới “chính sách” như lý do để một văn bản luật được ban hành. Chính sách của một văn bản luật có thể được sử dụng để phản biện rằng những sự kiện hoặc hoàn cảnh mới phát sinh cũng phải tuân theo văn bản luật.
- Ví dụ, giả sử vào năm 1935, hội đồng thành phố ban hành văn bản cấm các phương tiện giao thông tại công viên công cộng. Luật này được ban hành chủ yếu vì lý do an toàn, sau khi một đứa trẻ bị ô tô đâm. Năm 2014, hội đồng thành phố được hỏi liệu văn bản luật năm 1935 có cấm các thiết bị bay tự động điều khiển từ xa hay không. Chúng có phải phương tiện giao thông không? Việc cấm các thiết bị này có thúc đẩy thực hiện chính sách của văn bản luật này không? Vì sao? Nếu đang đặt ra những câu hỏi trên (và nhận ra những luận điểm có thể được mỗi bên đưa ra), bạn đang suy nghĩ như một luật sư.
- Suy nghĩ như một luật sư cũng có nghĩa là không được coi nhẹ bất cứ điều gì. Việc hiểu rõ vì sao sự kiện nào đó xảy ra hay vì sao một văn bản luật được ban hành cho phép bạn áp dụng tương tự yếu tố đó với những sự kiện khác và đưa ra kết luận hợp lý.
-
Chấp
nhận
sự
mơ
hồ.
Những
vấn
đề
pháp
lý
ít
khi
vạch
rõ
trắng
đen.
Cuộc
sống
quá
phức
tạp
để
các
nhà
lập
pháp
tính
đến
mọi
khả
năng
khi
soạn
thảo
văn
bản
luật.
- Sự mơ hồ cho phép việc áp dụng linh hoạt, do đó không nhất thiết phải soạn thảo lại văn bản luật mỗi khi có một tình huống mới xuất hiện. Ví dụ, Hiến pháp Hoa Kỳ đã được áp dụng theo hướng liên quan tới các phương tiện giám sát điện tử, một tiến bộ kỹ thuật mà những người đặt bút soạn thảo Hiến pháp không thể tưởng tượng ra được.
- Phần lớn việc tư duy như luật sư là cảm thấy thoải mái với những sắc thái khác biệt và những điều không rõ ràng. Tuy nhiên, việc những điều này tồn tại không thể hiện rằng mọi sự phân biệt đều vô nghĩa.[6]
Cảnh báo[sửa]
- Suy nghĩ như luật sư cũng đòi hỏi năng lực phán xét. Một luận điểm hợp lý được đưa ra không có nghĩa là luận điểm đó tốt đẹp. Năng lực phán xét cần thiết để xác định một hướng tư duy hay kết luận có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho ai đó hoặc thúc đẩy xã hội phát triển, hay sẽ phá hoại và gây nguy hiểm.[4]
- Suy nghĩ như luật sư đem tới lợi ích trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, tư duy phản biện lạnh lùng và lý trí thường không phù hợp để giải quyết những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ cá nhân hoặc hoàn cảnh xã hội thông thường.[7]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.imdb.com/title/tt0070509/
- ↑ http://www.alwd.org/wp-content/uploads/2013/03/pdf/Rapoport.pdf
- ↑ http://blog.simplejustice.us/2014/08/24/thinking-like-a-lawyer/
- ↑ 4,0 4,1 http://www.princeton.edu/~slaughtr/Commentary/On%20Thinking%20Like%20a%20Lawyer.pdf
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://lawreview.law.pitt.edu/ojs/index.php/lawreview/article/view/117/117
- ↑ http://writ.news.findlaw.com/dorf/20010822.html
- ↑ http://law.marquette.edu/facultyblog/2009/09/04/thinking-like-a-lawyer/