Tái xây dựng cuộc hôn nhân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hôn nhân đòi hỏi phải dựa trên mối quan hệ tin tưởng. Khi niềm tin đã bị phá vỡ – do ngoại tình, lạm dụng chất kích thích, lừa dối, hoặc một điều gì khác – cả hai người cần phải có ý thức nỗ lực để tái xây dựng cuộc hôn nhân. Hôn nhân có thể được tái thiết lập bằng cách khôi phục lại niềm tin. Có khá nhiều bước cụ thể mà mỗi người có thể thực hiện để tái xây dựng cuộc hôn nhân của mình.

Các bước[sửa]

Đưa ra Quyết định[sửa]

  1. Quyết định tái xây dựng cuộc hôn nhân. Đây là bước đầu tiên để khôi phục niềm tin. Nếu bạn không cam kết trong việc xây dựng lại cuộc hôn nhân, bạn sẽ không thể nào toàn tâm toàn ý cho việc khôi phục sự tin tưởng. Đưa ra quyết định trung thực để hàn gắn cuộc hôn nhân thay vì từ bỏ nó là bước đầu tiên để rèn luyện sự trung thực nghiêm khắc mà quá trình này đòi hỏi.[1]
    • Đôi khi, con người quyết định từ bỏ cuộc hôn nhân của mình thay vì tái xây dựng nó. Trong trường hợp này, bạn đang mất thời gian cho việc cố gắng hàn gắn thay vì tiến bước. Bạn thậm chí có thể nhận thấy rằng mối quan hệ tình cảm với người bạn đời của bạn sẽ cải thiện hoặc thay đổi sang tình bạn một khi bạn quyết định không muốn xây dựng lại cuộc hôn nhân này.
    • Chỉ có bạn mới có thể quyết định xem liệu bạn có muốn hàn gắn lại cuộc hôn nhân hay không. Bạn bè và người thân của bạn sẽ trình bày ý kiến của họ về điều mà bạn nên làm. Đây là hành động vô cùng tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới biết rõ điều đúng đắn nhất cho bản thân và đưa ra quyết định.
  2. Tự hỏi bản thân về loại hình hôn nhân mà bạn muốn sở hữu. Cân nhắc xem liệu bạn có thay đổi ý kiến về điều bạn muốn nhận được từ cuộc hôn nhân hiện tại, và liệu quan điểm của bạn có thực tế hay không.[2]
    • Nhiều cặp đôi mới cưới thường có những suy nghĩ cụ thể về cuộc hôn nhân hoàn hảo. Khi những suy nghĩ này không được nhìn nhận, họ có thể cảm thấy như bị phản bội. Điều quan trọng là bạn cần phải biết rằng cảm xúc này là một phần trong hôn nhân.
    • Người từng trải qua cuộc khủng hoảng trong hôn nhân thường sẽ xây dựng cuộc hôn nhân bền vững hơn về lâu dài.
    • Một phần của việc đưa ra quyết định tái xây dựng cuộc hôn nhân đó là cân nhắc kỳ vọng của bản thân về vấn đề này. Nếu bạn và vợ/chồng bạn có những mong đợi khác nhau trong hôn nhân, cả hai cần phải tìm cách để thỏa hiệp.
  3. Tìm kiếm sự trợ giúp. Trò chuyện với chuyên gia đã được đào tạo sẽ khá hữu ích. Họ có thể là chuyên viên tư vấn; linh mục, giáo sĩ, hoặc người đứng đầu tôn giáo đã được huấn luyện trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân; hoặc bác sĩ tâm lý. Người không liên quan về mặt cảm xúc đến cuộc hôn nhân của bạn có thể giúp bạn nhận thức một vài khuôn khổ hành vi hoặc quá trình giao tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ tình cảm mà bạn đang sở hữu.[3]
    • Sẽ khá khó khăn để bạn có thể một mình thay đổi khuôn khổ giao tiếp tiêu cực. Nếu bạn đang cố gắng đưa ra quyết định tái xây dựng cuộc hôn nhân, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác để học cách nhận biết cách thức giao tiếp khiến bạn cảm thấy thất vọng, bất an, hoặc muốn ngừng trò chuyện với đối phương.
    • Khi bạn và vợ/chồng bạn trở thành như "bạn cùng phòng" thay vì đối tác thân mật, chuyên viên tư vấn hoặc nhà trị liệu có thể giúp bạn nhớ về cảm giác gần gũi ban đầu.
    • Nếu bạn cảm thấy rằng lý do duy nhất khiến bạn muốn hàn gắn cuộc hôn nhân đó là vì lũ trẻ nhà bạn, bạn nên trò chuyện với chuyên gia. Nhìn chung, ở bên nhau chỉ bởi vì con cái thường là lý do không đủ mạnh mẽ để bạn quyết định hàn gắn tình cảm của cả hai.
  4. Tiến hành thực hiện các bước để củng cố lại niềm tin. Nếu bạn là người đã phá hủy niềm tin trong cuộc hôn nhân của bạn, bạn cần phải tiến hành thực hiện thêm một vài biện pháp để thiết lập sự tin tưởng của vợ/chồng bạn. Cam kết nói sự thật, và cởi mở tuyệt đối trong việc trình bày về kế hoạch và phương tiện thông tin liên lạc của bạn (bao gồm email, tin nhắn và cuộc gọi). Đừng giấu diếm bất kỳ điều gì.[4]
    • Tránh chia sẻ thông tin chi tiết về tội lỗi trong quá khứ. Ám ảnh về việc nhắc lại sự phản bội trong quá khứ sẽ không giúp vợ/chồng bạn tiến bước.
    • Tìm hiểu thêm về lý do cá nhân trong việc phá vỡ niềm tin với vợ/chồng bạn có thể sẽ khá hữu ích. Điều này có nghĩa là tìm hiểu về sự yếu đuối và bất an về mặt cảm xúc của bạn. Hãy cởi mở về quá trình này với vợ/chồng bạn.
    • Không bao giờ được đổ lỗi cho người khác cho sự phản bội của bạn. Nếu bạn quyết định muốn tái xây dựng cuộc hôn nhân của mình, bạn cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước hành vi của bản thân.

Các Bước để Tái xây dựng Cuộc hôn nhân[sửa]

  1. Nhận thức đặc điểm tốt đẹp ở vợ/chồng bạn. Ngừng nói xấu vợ/chồng bạn với người khác. Khi trò chuyện với gia đình và bạn bè, chỉ nên nêu lên hành động tích cực mà vợ/chồng bạn đã thực hiện. Bạn nên nói cho vợ/chồng bạn biết tố chất mà bạn yêu thích ở họ.[2]
    • Thông thường, cuộc hôn nhân cần được hàn gắn sẽ tập trung vào yếu tố tiêu cực. Bạn có thể thay đổi điều này một cách tuyệt đối bằng cách chú tâm vào đặc điểm tích cực hơn là tiêu cực.
    • Loại bỏ hoàn toàn sự quan sát tiêu cực. Ngay cả khi bạn chỉ nêu lên 2 phẩm chất tích cực của vợ/chồng bạn mỗi tuần, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.
  2. Điều chỉnh sự mong đợi của bạn. Sẽ dễ để bạn phát triển quan điểm về người vợ/chồng hoàn hảo, nhưng hy vọng rằng người bạn đời của bạn sẽ trở nên phù hợp với khuôn mẫu này là điều không thực tế. Học cách chấp nhận giới hạn của nhau là bước quan trọng để tái xây dựng cuộc hôn nhân.[1]
    • Tìm hiểu biện pháp để phát triển hình thức tin tưởng thực tế sẽ giúp bạn tránh hình thành sự oán giận với đối phương. Sống cùng sự oán trách sẽ làm suy yếu chất lượng cuộc hôn nhân của bạn.
    • Một vài bất đồng trong hôn nhân sẽ không bao giờ được giải quyết triệt để. Bằng cách điều chỉnh kỳ vọng của bản thân, cả hai sẽ có thể "đồng ý với sự bất đồng" mà không gây ảnh hưởng đến niềm tin mà cả hai dành cho nhau. Sự bất đồng không cần thiết phải ngăn ngừa bạn xây dựng cuộc hôn nhân hài lòng và đầy tin tưởng.
  3. Tập trung thách thức bản thân. Một trong những lý do khiến cuộc hôn nhân ngày càng trở nên xấu đi đó là do bạn không hài lòng với cuộc sống của chính mình. Thay vì trông chờ vợ/chồng bạn cung cấp cho bạn cuộc sống mà bạn mong muốn, bạn nên cố gắng tự mình thay đổi nó.[1]
    • Nếu bạn ngừng thực hiện hoạt động cụ thể mà bạn yêu thích bởi vì vợ/chồng bạn không quan tâm đến chúng, hãy quay về với chúng. Bạn không cần thiết phải cùng nhau làm mọi việc. Ví dụ, nếu bạn thích đi bộ đường dài, bạn có thể tham gia vào nhóm đi bộ nào đó.
    • Trở nên trung thực về thử thách của bản thân sẽ giúp bạn hàn gắn cuộc hôn nhân của bạn. Tìm kiếm lĩnh vực mà bạn có thể cải thiện, cho dù là to hay nhỏ.
    • Tìm hiểu cách để xác định thách thức của chính mình cũng sẽ giúp bạn trở nên vị tha hơn đối với vợ/chồng bạn.
  4. Cân nhắc thiết lập “tối hậu thư”. Đôi khi, nêu lên yếu tố cần phải thay đổi là cách duy nhất để xây dựng lại mối quan hệ tình cảm. Ví dụ, người nghiện rượu có thể sẽ cần phải ngừng uống rượu bia trước khi tiến hành thực hiện bất kỳ một thay đổi nào trong việc tái xây dựng cuộc hôn nhân. Nếu bạn kết hôn với người nghiện ngập, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu người đó tiến hành điều trị trước khi hàn gắn cuộc hôn nhân.[1]
    • Nhóm 12 bước, chẳng hạn như Người nghiện rượu Vô danh, sẽ khá hữu ích để bạn tìm hiểu thêm về việc luyện tập về ranh giới lành mạnh với người nghiện.
    • Nếu bạn hình thành tối hậu thư, hãy theo sát nó. Nếu không, hành động này có thể phá hủy mối quan hệ tình cảm của bạn.
  5. Bỏ qua quá khứ. Nếu bạn tiếp tục nhắc đến vấn đề trong quá khứ, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thật sự trong hiện tại. Bạn nên ngừng bàn luận về sự thất vọng hoặc sự phản bội trong quá khứ. Thay vì vậy, bạn nên tập trung chú ý vào cuộc hôn nhân trước mắt.[5]
    • Cho dù là cha mẹ bạn đã hoặc không thực hiện một điều nào đó, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trước cuộc hôn nhân của mình trong hiện tại. Không bao giờ được phép sử dụng những việc đã diễn ra trong quá khứ để biện minh cho hành vi của bản thân hoặc đổ lỗi cho vợ/chồng bạn.
    • Loại bỏ cụm từ "Anh/Em lúc nào cũng", hoặc "Anh/Em không bao giờ" khỏi danh sách ngôn ngữ của bạn. Loại suy nghĩ này sẽ khiến bạn nhìn nhận hành vi trước mắt dưới góc nhìn của sự việc diễn ra trong quá khứ, và ngăn bạn không thể tiến bước trong quá trình tái xây dựng tình cảm của cả hai.
    • Cảm giác oán giận về sự kiện xảy ra trong quá khứ là điều hết sức tự nhiên. Bạn nên tìm hiểu cách thức để đối phó với cảm xúc của bản thân mà không hồi tưởng lại quá khứ. Nhắc nhở bản thân rằng cho dù chuyện gì có xảy ra thì nó cũng đã qua đi.

Bước đến Tương lai[sửa]

  1. Chia sẻ cảm xúc với nhau. Điều này sẽ khá khó khăn, vì nhiều người được dạy rằng họ không nên bộc lộ cảm xúc của mình. Tuy nhiên, đây là một phần quan trọng trong việc hàn gắn cuộc hôn nhân. Mối quan hệ tình cảm thân mật đòi hỏi bạn phải có lòng can đảm. Nói về cảm xúc của mình có nghĩa là chịu trách nhiệm với chúng, thay vì đổ lỗi cho đối phương.[5]
    • Khi vượt qua giai đoạn đầu tiên trong việc tái xây dựng cuộc hôn nhân, bạn nên tiếp tục củng cố thêm cho mối quan hệ của bạn. Phương pháp tốt nhất để thực hiện điều này đó chính là thông qua phát triển thói quen tin tưởng và cho phép bản thân trở nên yếu mềm.
    • Bạn cũng có thể sẽ tìm được cách thức riêng để trò chuyện về cảm xúc của bản thân. Ví dụ, một vài cuộc hôn nhân sẽ được cải thiện thông qua việc thiết lập thời gian "hẹn hò" với nhau, thời điểm mà sự giao tiếp chân thành có thể diễn ra. Người khác lại nhận thấy rằng bộc lộ cảm xúc thông qua viết lách sẽ dễ dàng hơn.
  2. Tránh đổ lỗi. Trong cuộc hôn nhân lành mạnh, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm trước suy nghĩ, cảm xúc, và từ ngữ của mình. Bạn có thể lựa chọn cách thức hồi đáp của bạn đối với đối phương.[6]
    • Biện pháp khá tốt để thực hành đó là sử dụng câu nói bắt đầu từ chủ từ "Anh/Em" khi bàn về chủ đề nhạy cảm với vợ/chồng bạn. Thay vì nói rằng "Anh/Em đã…với em/anh" hoặc "Anh/Em khiến em/anh cảm thấy… ", bạn nên cố gắng theo sát quan điểm của riêng mình. "Anh/Em đã…" hoặc "Anh/Em cảm thấy…". Kỹ thuật đơn giản này sẽ giúp đem lại mức độ trung thực sâu sắc hơn cho cuộc trò chuyện.
    • Nếu người bạn đời của bạn đổ lỗi cho bạn vì một vấn đề nào đó, bạn không nên cố gắng phòng thủ. Hành động này sẽ chỉ khiến tình huống ngày càng leo thang. Thay vào đó, hãy nói thật về cảm giác của bản thân.
    • Cần phải nhớ rằng, cảm xúc và phản ứng của bạn sẽ chỉ là của riêng bạn. Vợ/chồng bạn không có trách nhiệm với chúng.
  3. Tìm hiểu cách để sửa chữa tình hình sau khi tranh cãi. Đôi khi, bất đồng thậm chí có thể xảy đến cho cuộc hôn nhân lành mạnh nhất. Bạn có thể giảm thiểu tổn hại mà chúng đem lại bằng cách kết thúc cuộc tranh cãi với cảm xúc tốt đẹp hơn. Phương pháp mà cặp đôi có thể sử dụng để hàn gắn mối quan hệ tình cảm sau khi cãi vã bao gồm: tận dụng óc hài hước, tìm cách để đồng ý với nhau, và bày tỏ sự cảm kích trước quan điểm của đối phương.[7]
    • Duy trì sự cam kết sẽ đem lại cái nhìn bi quan hơn cho cuộc tranh cãi của bạn. Bạn nên ghi nhớ câu nói "Điều này quan trọng như thế nào?". 20 năm sau, có thể sẽ không người nào nhớ về trận cãi vã này. Mối quan hệ tình cảm của bạn quan trọng hơn là trở thành người nói đúng khi bất đồng diễn ra.
    • Bạn có thể lựa chọn tập trung vào sự tích cực của nhau, ngay cả khi có tranh cãi. Hành động này là biện pháp rèn luyện rất tuyệt vời, giúp cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc hôn nhân của mình.
  4. Tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp. Nhà trị liệu, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp hoặc trong tôn giáo của bạn có thể giúp bạn tìm hiểu khuôn khổ phát triển trong cuộc hôn nhân của bạn. Bạn nên trò chuyện với nhau về nguồn thông tin mà bạn có thể cần đến để tái xây dựng cuộc hôn nhân.[3]
    • Mặc dù mỗi người sẽ muốn tìm đến với nguồn giúp đỡ khác nhau mà mình tin tưởng, người giúp bạn hàn gắn mối quan hệ cần phải phù hợp với cả hai. Ví dụ, nếu bạn là người sùng đạo nhưng vợ/chồng bạn thì không như vậy, chuyên viên tư vấn trong tôn giáo của bạn sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất cho cuộc hôn nhân của cả hai bạn. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc tìm đến với nhà trị liệu hoặc nhân viên tư vấn hôn nhân.
    • Cặp đôi biết rõ hơn về phương hướng phát triển của vấn đề mà họ gặp phải sẽ có thể dễ dàng giải quyết chúng, hoặc họ sẽ cần phải sử dụng thêm sự giúp đỡ từ phía người khác. Chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn học cách để trở nên kiên nhẫn với nhau trong quá trình hàn gắn cuộc hôn nhân.
  5. Hãy kiên nhẫn. Hôn nhân không phải là yếu tố được hình thành chỉ sau một đêm. Cần phải có thời gian để bạn nhìn nhận và thay đổi khuôn khổ giao tiếp và sự tin tưởng có từ lâu đời. Tìm hiểu phương pháp để chấp nhận vợ/chồng bạn vì bạn không thể chắc chắn rằng họ đã sai, và cố gắng giả định rằng cô ấy/anh ấy đang hành động với sự chân thành.[8]
    • Không nên nóng vội. Tha thứ và tin tưởng là vấn đề khá riêng tư, và đối với mỗi người mỗi khác. Cho phép vợ/chồng bạn có thời gian để phát triển phẩm chất này và đồng thời cho phép bản thân thực hiện điều tương tự. Không nên lo lắng nếu chúng không thể nhanh chóng hình thành.
    • Nếu bạn cảm thấy tức giận hoặc thất vọng, bạn nên tránh mặt nhau một thời gian để có thể bình tĩnh lại.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn, hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn, đang bị bạo hành về mặt thể chất, cảm xúc hoặc tình dục, bạn cần phải tiến hành thực hiện các biện pháp để giữ an toàn cho bản thân. Gọi điện thoại cho đường dây nóng khẩn cấp để tìm kiếm thông tin liên quan đến các lựa chọn trong khu vực bạn sinh sống. Tại Việt Nam, bạn có thể gọi 18001567 nếu bị bạo hành. Trong tình trạng khẩn cấp, bạn có thể gọi 112 để được giúp đỡ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây