Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn
Từ VLOS
Có phải bạn đang tìm kiếm sự hạnh phúc và sự bình yên trong tâm hồn? Bình yên trong tâm hồn có nghĩa là bạn có cảm giác hài hòa, khỏe khoắn về mặt cảm xúc và trọn vẹn trong cuộc sống bất kể mọi khó khăn trước mắt (tiền bạc, mối quan hệ, mất mát, v.v). Bạn có thể đạt được điều này bằng cách rèn luyện sự tự chấp nhận với bản thân và với thế giới xung quanh, thực hành chánh niệm, và thiền.
Mục lục
Các bước[sửa]
Rèn luyện sự tự chấp nhận[sửa]
-
Lập
bản
tự
đánh
giá
cá
nhân.
Tự
chấp
nhận
bản
thân
là
rất
quan
trọng
trong
việc
thúc
đẩy
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn
vì
nó
cho
phép
chúng
ta
cảm
thấy
ổn
hơn
với
mọi
chuyện
đang
xảy
ra
bất
kể
hoàn
cảnh.[1]
Nếu
chúng
ta
cố
gắng
lảng
tránh
nỗi
đau,
chúng
ta
sẽ
chỉ
làm
nó
phát
triển
mạnh
mẽ
hơn.
Bạn
có
thể
bắt
đầu
rèn
luyện
sự
tự
chấp
nhận
bản
thân
thông
qua
bản
tự
đánh
giá
cá
nhân
–
bản
chất
con
người
bạn,
ngoại
hình,
cảm
giác
của
bạn,
và
điều
mà
bạn
làm.
- Viết ra bản tự đánh giá về tính cách, đặc điểm (điểm tích cực và cả mọi điều mà bạn muốn cải thiện), hành động, hoặc ngoại hình của bạn. Bạn nên cố gắng chấp nhận mọi thứ trong đánh giá – ngay cả những yếu tố mà bạn không tự hào. Tha thứ cho bản thân về sai lầm mà bạn đã thực hiện nếu cần, và tập trung vào điều mà bạn có thể thực hiện ngày hôm nay để trở nên tốt hơn.
- Thiết lập danh sách mục tiêu. Đôi khi, sở hữu ước mơ và khát vọng chính là yếu tố giúp chúng ta tiến bước đến với sự tự chấp nhận. Lập mục tiêu cho bản thân và mỗi ngày, hãy tiến đến hoàn thành chúng. Một vài ví dụ của mục tiêu cá nhân bao gồm: giảm cân, ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục thường xuyên hơn, theo đuổi sở thích mới (như chơi một loại nhạc cụ nào đó), hoặc xem TV ít hơn. Mỗi ngày, bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu công việc mà bạn thực hiện có phù hợp với mục tiêu và giá trị của bạn hay không.
- Tái điều chỉnh đặc điểm tiêu cực thành tích cực để thúc đẩy bản thân tự chấp nhận chính mình. Ví dụ, có lẽ bạn nghĩ rằng bạn không cao và vì vậy, không hoàn toàn hài lòng với chiều cao của mình. Bạn có thể rèn luyện tính tự chấp nhận bằng cách xây dựng ý nghĩa về chiều cao của bản thân. Chiều cao của bạn có ý nghĩa hoặc mục tiêu nào? Nó có giúp bạn thực hiện một vài hoạt động cụ thể nào đó mà người cao to không thể làm được? Chiều cao của bạn đem lại lợi ích gì cho bạn?
-
Tập
trung
vào
yếu
tố
mà
bạn
cảm
thấy
biết
ơn.
Một
cách
để
chấp
nhận
cuộc
sống
là
biết
ơn
mọi
điều
mà
bạn
sở
hữu
thay
vì
chú
ý
vào
thứ
mà
bạn
không
có.[2]
- Hình thành danh sách mọi nhân tố bạn trân trọng trong cuộc sống; nó có thể bao gồm: gia đình, bạn bè, mái nhà, thức ăn, học vấn, chính phủ, luật pháp, thiên nhiên, đường phố, và phương tiện di chuyển. Bạn nên nhớ rằng một vài người trên thế giới này không thể tiếp cận những điều trông khá cơ bản đối với chúng ta.
- Bạn thậm chí có thể viết nhật ký biết ơn trực tuyến thông qua một vài trang web hoặc blog cá nhân và chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.[3]
-
Đừng
cố
gắng
kiểm
soát
những
gì
bạn
không
thể
thay
đổi.
Là
con
người,
chúng
ta
thường
muốn
điều
khiển
người
khác
(việc
họ
làm
hoặc
hành
động
của
họ)
cũng
như
môi
trường
của
chúng
ta
(nhà
cửa,
trong
công
việc,
trường
học,
xã
hội,
thế
giới).
Chúng
ta
muốn
vợ/chồng
mình
trở
thành
người
tốt
hơn,
sếp
chúng
ta
sẽ
tử
tế
hơn,
nhà
cửa
sạch
sẽ
hơn,
và
tình
hình
giao
thông
thuận
lợi
hơn.
Điều
này
là
vì
chúng
ta
cảm
thấy
hoảng
sợ
trước
mọi
yếu
tố
mà
chúng
ta
không
biết,
hoặc
không
thể
điều
khiển,
bao
gồm
cả
cái
chết
của
chúng
ta.
Không
may
mắn
thay,
chúng
ta
không
thể
thường
xuyên
kiểm
soát
những
kết
quả
này.
Cuối
cùng
thì
chúng
ta
không
có
khả
năng
điều
khiển
suy
nghĩ,
cảm
giác,
hoặc
hành
động
của
người
khác.
- Tập trung vào nhân tố nằm trong sự kiểm soát của bạn.[4] Bạn nên tự hỏi bản thân “Mình có thể làm gì trong tình huống này?”. Nếu bạn không thể thay đổi nó thì hãy chấp nhận và bỏ qua nó.
Thực hành chánh niệm[sửa]
-
Chú
tâm
vào
hiện
tại.
Chánh
niệm
sẽ
giúp
làm
tăng
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn.[5]
[6]
Chánh
niệm
là
nhận
thức
rõ
tình
hình
trước
mắt,
trong
thời
điểm
hiện
tại,
thay
vì
suy
nghĩ
về
quá
khứ
hoặc
tương
lai.
Nghĩ
về
quá
khứ
sẽ
hình
thành
tâm
trạng
phiền
muộn
hoặc
hối
tiếc,
và
nghĩ
về
tương
lai
sẽ
khiến
bạn
lo
lắng
nhiều
hơn.
Sống
trong
hiện
tại
sẽ
gia
tăng
cảm
giác
mãn
nguyện
của
bạn.[7]
- Cố gắng trân trọng hiện tại. Bạn nên tìm kiếm yếu tố tích cực về sự kiện đang diễn ra xung quanh. Ví dụ, nếu bạn đang ở nhà – bạn nên ngắm nhìn bầu trời trong xanh bên ngoài cửa sổ. Bạn trân trọng điều gì ở bầu trời đó? Nó trông như thế nào? Trên trời có mây, chim, hoặc máy bay hay không?
-
Gia
tăng
khả
năng
nhận
thức.
Chánh
niệm
là
xoay
quanh
việc
tăng
cường
khả
năng
nhận
thức
của
bạn
về
bản
thân
và
về
thế
giới
xung
quanh.
Bạn
có
thể
trở
nên
có
ý
thức
hơn
bằng
cách
tập
trung
và
kiểm
soát
sự
chú
ý
của
mình.
- Bạn nên dành một vài khoảnh khắc để quan sát xung quanh và nhận thức mọi vật thể cũng như mọi người đang ở gần bạn. Tập trung vào một đồ vật cụ thể nào đó và chú ý đến vẻ ngoài của nó – hình dạng, màu sắc, và mục đích của món đồ đó. Tiếp theo, hãy chạm vào nó; Nó mềm, cứng, hay gồ ghề? Nhắm mắt lại và di chuyển bàn tay quanh nó. Nó đem lại cho bạn cảm giác gì? Lạnh lẽo hay ấm áp? Bạn nhận thấy yếu tố mới mẻ và khác biệt nào về món đồ đó mà bạn chưa hề trông thấy trước đây?
-
Quan
sát
suy
nghĩ
của
bạn.
Nhìn
nhận
suy
nghĩ
xuất
hiện
trong
tâm
trí
bạn,
tương
tự
như
đám
mây
bay
qua
bầu
trời,
mà
không
phán
xét,
phủ
nhận,
hoặc
bám
víu
lấy
chúng.
Chỉ
cần
cho
phép
chúng
trôi
qua
tâm
trí
bạn.
- Khi một suy nghĩ xuất hiện, hãy nhìn nhận nó, và sau đó là loại bỏ nó.
- Một cách để loại bỏ suy nghĩ là bằng cách tưởng tượng. Bạn nên nhắm mắt lại và hình dung về một dòng suối với những chiếc lá đang trôi theo dòng nước. Khi bạn có suy nghĩ tiêu cực, bạn nên đặt nó lên chiếc lá và quan sát nó trôi theo dòng suối cho đến nó hoàn toàn nằm ngoài tầm mắt của bạn.
-
Thực
hiện
bài
tập
chánh
niệm.
Kỹ
thuật
chánh
niệm
là
cách
tuyệt
vời
để
luyện
tập
chánh
niệm.
- Một kỹ thuật chánh niệm khá tốt là dùng một mẩu thức ăn (hoa quả, sôcôla, v.v). Thay vì cho chúng ngay vào miệng và nhai nuốt, bạn nên bắt đầu bằng cách quan sát màu sắc và kết cấu của nó, và sau đó cắn từng mẩu nhỏ. Ăn mẩu thức ăn đó một cách chậm rãi và nhận thức rõ mùi vị cũng như cảm giác của nó trong miệng bạn.
- Đi dạo một cách chánh niệm. Điều này có nghĩa là trong khi đi dạo, bạn cần phải chú ý đến mọi thứ đang xuất hiện trong tâm trí, cũng như là xung quanh bạn. Bạn có thể quan sát cơ thể của mình hoạt động và cảm nhận cảm giác khi được vận động (tại các cơ, tay, chân của bạn).
- Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều bài tập chánh niệm trực tuyến thông qua tìm kiếm bằng google, hoặc video trên YouTube.[8]
Thiền[sửa]
-
Tìm
khu
vực
yên
tĩnh.
Thiền
có
liên
quan
đến
tĩnh
tâm.
Đầu
tiên,
bạn
nên
tìm
môi
trường
tốt
để
thiền;
nó
có
thể
là
một
căn
phòng
yên
tĩnh,
một
đồng
cỏ
yên
bình
hoặc
ngồi
cạnh
dòng
sông
trong
rừng.
Tách
bản
thân
ra
khỏi
thế
giới
xung
quanh
nếu
có
thể.
- Đây sẽ là hành động khá hữu ích trước khi đi ngủ.
-
Hạn
chế
tác
nhân
gây
xao
nhãng
và
cố
gắng
thoải
mái.
Đóng
cửa
ra
vào
và
cửa
sổ,
vặn
nhỏ
ánh
đèn
gay
gắt.
Hạn
chế
tiếng
ồn,
âm
thanh
của
xe
cộ.
Bạn
có
thể
đốt
thêm
một
ngọn
nến
có
hương
thơm
nếu
muốn.
- Yêu cầu mọi người không làm phiền bạn. Bạn có thể treo biển hiệu "xin đừng làm phiền" trên cửa phòng.
- Nếu muốn, bạn có thể lắng nghe loại nhạc nhẹ nhàng, êm dịu.[9] Bài nhạc có tiếng đàn hạc, guitar, hoặc piano đều rất êm ả. Nếu có thể, bạn nên tránh những bài hát có lời, vì chúng sẽ khiến bạn phân tâm và khó tập trung hơn.[10]
- Ngồi trên giường, trên ghế, trên cỏ, hoặc trên một tấm chăn. Bạn cũng có thể ngồi khoanh chân.[11]
-
Nhắm
mắt
lại
và
bắt
đầu
thiền.
Bạn
có
thể
thiền
khi
mở
mắt
hoặc
nhắm
mắt,
nhưng
đối
với
người
mới
bắt
đầu,
nhắm
mắt
sẽ
dễ
dàng
hơn
trong
việc
giảm
thiểu
tác
nhân
gây
xao
nhãng
bên
ngoài.
- Khi bạn bắt đầu thiền, bạn không nên suy nghĩ về bất kỳ điều gì khác ngoài sự bình yên trong tâm hồn (bất kể nó có nghĩa như thế nào với bạn). Nếu hình ảnh hoặc suy nghĩ vẩn vơ bắt đầu xuất hiện trong tâm trí bạn, bạn nên sử dụng từ ngữ khích lệ để tập trung hoặc chỉ đơn giản là tái chú tâm vào quá trình thiền.
- Tâm trí suy nghĩ vẩn vơ là điều bình thường – không nên quá nghiêm khắc với chính mình. Ý tưởng tuyệt vời có thể phát sinh từ tâm trí đang phiêu dạt.
- Sau khi thiền, bạn nên ghi lại mọi suy nghĩ hoặc cảm giác có thể hữu ích cho bạn hoặc điều bạn đang quan tâm. Viết ra ngày tháng để xem xét lại tiến độ.
-
Cố
gắng
tưởng
tượng
hoặc
hình
dung.
Có
khá
nhiều
loại
thiền
như
tưởng
tượng
hoặc
hình
dung
đã
được
chứng
minh
đem
lại
hiệu
quả
cho
một
vài
người.[12]
Bạn
nên
cố
gắng
điều
khiển
hình
ảnh
mà
bạn
mường
tượng
trong
tâm
trí.
Điều
này
sẽ
giúp
ích
được
cho
bạn
trong
cuộc
sống
hằng
ngày
và
giúp
bạn
đạt
được
mục
tiêu.
- Nhắm mắt và tưởng tượng bản thân đang ở một nơi an toàn, nơi mà bạn có thể thư giãn và bình tĩnh. Nó có thể là một bãi biển, phòng ngủ, hoặc giữa một khu vườn. Nhìn nhận rõ cảm giác của bạn tại nơi này. Nó có ấm áp, mềm mại, thoải mái? Bạn nghe thấy âm thanh gì? Trông thấy gì? Suy nghĩ về mùi hương tại nơi an toàn đó. Bạn có thể lựa chọn ở lại đây trong một thời gian và khi bạn đã sẵn sàng, hãy mở mắt ra.[12] Nhìn lại cảm giác của bạn khi có mặt tại nơi an toàn. Bạn nên sử dụng biện pháp hình dung này mỗi khi bạn không cảm thấy bình yên.
- Tưởng tượng rằng bạn thức dậy vào buổi sáng và phép lạ xuất hiện – mỗi rắc rối của bạn đều đã được giải quyết chỉ sau một đêm. Hình dung về cảnh vật của môi trường xung quanh. Bạn đang ở đâu? Cảm giác như thế nào? Người nào đang ở quanh bạn? Bạn nghe thấy gì? Bạn đang làm gì?[12] Biện pháp này sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu và thành tựu của mình.[13]
-
Thiền
dựa
trên
nghệ
thuật.
Nghệ
thuật
sẽ
thúc
đẩy
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn,
giúp
bạn
cảm
thấy
thư
giãn
và
hài
lòng
hơn.
Tập
trung
vào
nghệ
thuật
trong
khi
thiền
sẽ
truyền
cảm
hứng,
cung
cấp
cho
bạn
cảm
giác
tự
do
và
thích
thú.[14]
- Lựa chọn một tác phẩm nghệ thuật nào đó (tranh vẽ, tượng, v.v) và chú tâm vào nó trong 5 phút. Bạn quan sát được gì? Cảm xúc nào xuất hiện? Có phải một câu chuyện đang hình thành trong tâm trí bạn? Bạn đang nghĩ gì?
- Trân trọng bức tranh đó cũng như ý nghĩa của nó đối với bạn. Hãy tận hưởng nó.
-
Khám
phá
loại
hình
khác
của
thiền.
Có
khá
nhiều
loại
thiền
khác
nhau.
Bạn
càng
khám
phá
nhiều
loại
hình,
bạn
càng
trở
nên
chuyên
nghiệp
hơn
trong
lĩnh
vực
thiền
và
tìm
kiếm
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn.[15]
- Cố gắng thiền quán ngữ hoặc thiền siêu việt, đây là phương pháp mà bạn sẽ không ngừng lặp lại từ ngữ hoặc cụm từ nào đó trong suốt quá trình thiền.
- Tập Yoga. Yoga bao gồm việc thực hiện các tư thế đòi hỏi sự chú tâm; nó sẽ giúp làm tăng cảm giác bình tĩnh và hiện hữu trong thời điểm hiện tại.
- Khí công là bài thuốc truyền thống của Trung Hoa tập trung vào việc hình thành sự cân bằng thông qua việc kết hợp phương pháp hít thở sâu, thiền, và vận động thể chất.[15]
- Thái cực quyền là môn võ của người Trung Quốc, bao gồm hít thở sâu với tư thế truyền thống của Trung Hoa để thúc đẩy cảm giác thư giãn và khỏe mạnh.[15]
Giải quyết vấn đề trong quá khứ[sửa]
-
Trò
chuyện
với
nhà
trị
liệu.
Nếu
bạn
đã
từng
bị
chấn
thương
tâm
lý
hoặc
bị
bạo
hành
trong
quá
khứ,
sẽ
khó
để
bạn
vượt
qua
nó
để
duy
trì
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn.
Đồng
thời,
cũng
không
dễ
dàng
gì
để
bạn
tiến
hành
xử
lý
trải
nghiệm
này
mà
không
có
sự
giúp
đỡ.
Nếu
bạn
đang
gặp
phải
một
vài
triệu
chứng
sau,
đặc
biệt
nếu
chúng
đang
cản
trở
khả
năng
hoạt
động
của
bạn
trong
cuộc
sống
hằng
ngày,
bạn
nên
cân
nhắc
đến
gặp
chuyên
gia
sức
khỏe
tâm
thần:[16][17]
- Lo âu
- Mất ngủ hoặc thay đổi trong thói quen ngủ
- Khó chịu hoặc tâm trạng thất thường
- Hồi tưởng hoặc ký ức quay về một cách không mong muốn
- Cảm giác mất đi kết nối hoặc bị cô lập
- Cảm giác “ngừng hoạt động” hoặc vô cảm
- Trầm cảm
- Sợ hãi hoặc ám ảnh
- Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định
- Cảm thấy bị đe dọa hoặc không an toàn
- Suy nghĩ hoặc có cảm tưởng như muốn gây hại cho bản thân
-
Tham
gia
nhóm
hỗ
trợ.
Trong
nhiều
trường
hợp,
chia
sẻ
cảm
xúc
và
trải
nghiệm
với
người
khác
sẽ
khá
hữu
ích
trong
việc
giải
quyết
vấn
đề
của
quá
khứ,
đặc
biệt
nếu
họ
cũng
từng
trải
qua
khó
khăn
tương
tự.
Trò
chuyện
với
người
khác
về
quá
khứ
và
tác
động
của
nó
đến
bạn
sẽ
cho
phép
bạn
khám
phá
ảnh
hưởng
của
những
trải
nghiệm
này.
Và
từ
đó,
bạn
sẽ
có
thể
giải
quyết
cũng
như
vượt
qua
chúng
để
đạt
được
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn.[16][17]
- Nhóm hỗ trợ có thể vô cùng hữu ích đối với nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình và người gặp khó khăn với nghiện ngập.
- Bạn nên cố gắng chia sẻ cảm giác, trải nghiệm tích cực, và nỗi đau của bạn với nhóm hỗ trợ.
- Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng gia nhập vào nhóm tâm linh nào đó cũng sẽ đem lại hiệu quả.[16]
-
Khám
phá
quá
khứ
thông
qua
viết
lách.
Viết
về
cảm
giác
và
trải
nghiệm
trong
quá
khứ
sẽ
giúp
bạn
xử
lý
chúng.
Nhật
ký
sẽ
là
nơi
an
toàn
để
bạn
ghi
chép
lại
và
khám
phá
cảm
xúc
của
mình
mà
không
sợ
người
khác
phán
xét.[16]
Bạn
cũng
có
thể
sử
dụng
nhật
ký
để
xem
xét
giải
pháp
khả
thi
và
điều
mà
bạn
có
thể
thực
hiện
trong
tương
lai.
- Chỉ cần nhớ bảo đảm rằng bạn sẽ không kết thúc bằng việc tự phán xét chính mình. Bạn nên bày tỏ lòng trắc ẩn với bản thân như với người bạn thân thiết. Ví dụ, nếu bạn viết về trải nghiệm đau đớn khiến bạn có cảm giác như không được yêu thương, bạn nên tránh đưa ra lời phán quyết theo kiểu như “Mình không đáng yêu”. Thay vào đó, hãy bày tỏ sự tử tế của bạn; “Trải nghiệm này thật đau lòng, và đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên. Có lẽ mình cần phải tìm kiếm tình yêu thương và sự hỗ trợ từ phía người khác nếu họ không ngừng đối xử với mình như vậy”.
-
Thay
đổi
tư
tưởng.
Thông
thường,
chúng
ta
học
hỏi
thói
quen
suy
nghĩ
tiêu
cực
từ
người
khác
trong
cuộc
sống
mà
chúng
ta
không
hay
biết.
Ví
dụ,
nếu
cha
của
bạn
thường
cá
nhân
hóa
mọi
thứ,
bạn
sẽ
học
hỏi
điều
tương
tự.
Bạn
nên
cố
gắng
ghi
chú
lại
thời
điểm
bạn
hình
thành
“phản
ứng
theo
bản
năng”
hoặc
suy
nghĩ
tiêu
cực.
Hãy
dành
một
vài
khoảnh
khắc
để
xem
xét
bằng
chứng
cho
phản
ứng
của
bạn.[16]
- Cẩn thận tình trạng cá nhân hóa. Sẽ khó để bạn có được sự bình yên trong tâm hồn khi bạn tin rằng mọi chuyện đều xoay quanh bạn.[18] Ví dụ, nếu thầy cô của con cái bạn nói rằng chúng cần giúp đỡ với bài tập về nhà, có thể bạn sẽ diễn giải lời nói này như là sự công kích cá nhân thay vì ý nghĩa thật sự của nó: câu nói hoặc sự thật rằng con của bạn cần đến sự trợ giúp, và giáo viên của chúng nghĩ là bạn có thể giúp được chúng. Bạn nên nhắc bản thân nhớ rằng hầu hết mọi việc đều không không phải là sự công kích cá nhân, và rằng mọi thứ không phải là do bạn gây ra.
- Khi bạn có suy nghĩ tương tự, suy nghĩ tiêu cực hoặc hỗn loạn, bạn nên cố gắng tìm kiếm bằng chứng cho chúng. Hãy cân nhắc xem xét tình hình theo hướng khác. Nhắc nhở bản thân rằng trải nghiệm tiêu cực sẽ không quyết định bản chất con người hoặc tương lai của bạn.[19]
-
Thiết
lập
ranh
giới
lành
mạnh.
Thỉnh
thoảng,
mối
quan
hệ
của
chúng
ta
khiến
chúng
ta
khó
có
thể
đạt
được
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn,
đặc
biệt
nếu
chúng
không
lành
mạnh
hoặc
bất
an.
Sẽ
khó
để
bạn
thiết
lập
ranh
giới
với
mọi
người
bạn
đã
tiếp
xúc
trong
một
khoảng
thời
gian
dài.
Bạn
có
thể
củng
cố
bản
thân
và
tìm
kiếm
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn
bằng
cách
thiết
lập
ranh
giới
lành
mạnh
cho
chính
mình.
Bạn
nên
xác
định
nhu
cầu
và
giá
trị
của
chính
mình
và
hình
thành
đường
lối
dựa
trên
chúng.[16]
- Ví dụ, có thể mẹ bạn gọi điện cho bạn năm lần mỗi ngày, ngay cả khi bạn đã học xong đại học, sống riêng, và không còn chịu sự quản lý của bà ấy. Hành động này sẽ khiến bạn căng thẳng. Bạn có thể nói với bà ấy rằng “Mẹ à, con rất biết ơn vì mẹ muốn giữ liên lạc với con. Nhưng con còn rất nhiều việc phải làm, và con muốn dành thời gian để hoàn thành chúng. Bây giờ mọi cuộc gọi của mẹ sẽ khiến con gặp khó khăn nhiều hơn. Chúng ta trò chuyện với nhau vào thứ Bảy, được không? Bằng cách này, chúng ta có thể giữ liên lạc với nhau và con vẫn có thể hoàn tất mọi thứ khác”.
Lời khuyên[sửa]
- Tạo nên một nơi thiêng liêng nào đó mà bạn có thể tìm đến để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Sử dụng hình ảnh êm đềm từ thế giới xung quanh, như hoàng hôn, đồng cỏ, một bầu trời đầy sao, hoặc biểu tượng tôn giáo nếu bạn khao khát.
- Thiền khi cuộc sống của bạn đang trôi đi quá nhanh. Hãy ngừng lại trong một vài khoảnh khắc. Nó sẽ khiến một ngày của bạn trở nên tươi sáng.
Cảnh báo[sửa]
- Khi tìm kiếm sự bình yên trong nội tâm, bạn sẽ phải tìm cách để vượt qua mọi vấn đề đang ngăn cản bạn đạt được nó.
- Đây không phải là giải pháp nhanh chóng. Bạn cần phải biết rằng quá trình này sẽ phải tốn một khoảng thời gian. Bạn càng luyện tập nhiều bao nhiêu thì mọi thứ sẽ càng trở nên dễ dàng hơn bấy nhiêu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://bobcat.militaryfamilies.psu.edu/sites/default/files/placed-programs/Powers%20et%20al.,%202009.pdf
- ↑ http://www.getselfhelp.co.uk/act.htm
- ↑ http://thnx4.org/
- ↑ http://www.getselfhelp.co.uk/mobile/options.htm
- ↑ http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/smi.2551/full
- ↑ http://www.infactispax.org/volume2/Brantmeier.pdf
- ↑ http://www.actmindfully.com.au/upimages/Mindfulness_without_meditation_--_Russ_Harris_--_HCPJ_Oct_09.pdf
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/topic/mindfulness/definition#how_to_cultivate
- ↑ http://www.getselfhelp.co.uk/music.htm
- ↑ http://www.getselfhelp.co.uk/gallery1.htm
- ↑ http://www.getselfhelp.co.uk/meditation.htm
- ↑ 12,0 12,1 12,2 http://www.getselfhelp.co.uk/imagery.htm
- ↑ http://solutions-centre.org/pdf/APT-2002-Iveson-149-56.pdf
- ↑ http://search.proquest.com/openview/d5f29194778c0a59bef945eb8dc55ce1/1?pq-origsite=gscholar
- ↑ 15,0 15,1 15,2 http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/meditation/in-depth/meditation/art-20045858
- ↑ 16,0 16,1 16,2 16,3 16,4 16,5 http://www.unh.edu/counseling-center/dealing-effects-trauma-%E2%80%93-self-help-guide
- ↑ 17,0 17,1 http://www.helpguide.org/articles/ptsd-trauma/emotional-and-psychological-trauma.htm
- ↑ http://www.apsu.edu/sites/apsu.edu/files/counseling/COGNITIVE_0.pdf
- ↑ http://psychcentral.com/lib/challenging-our-cognitive-distortions-and-creating-positive-outlooks/