Tìm lại "bản lĩnh đàn ông" nhờ... lá hẹ
Các thành phần có trong lá hẹ là các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) và 20 loại hợp chất khác như sulfide, odorin, aliin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamine C... có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.
Lá hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Dưới đây là một số bài thuốc từ lá hẹ:
- Chữa sưng cổ họng: lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, giã nhuyễn, thêm chút nước rồi chắt lấy nước uống.
- Chữa hóc xương cá: lá hẹ rửa sạch, nghiền nát, trộn với mật ong rồi nuốt từ từ
- Chữa ho: lá hẹ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, cho vài hạt muối vào uống, ngày 3 lần, mỗi lần 5ml. Với trẻ em, cắt nhỏ lá hẹ, cho cùng đường phèn vào bát nhỏ hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm đang nấu. Cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Chữa chứng co giật: lá hẹ rửa sạch, vài lát gừng sống, giã nát chắt lấy nước cốt cho người bệnh uống.
- Chữa côn trùng chui vào tai: lá hẹ rửa sạch, giã nát lấy nước cốt rồi nhỏ vào tai, côn trùng sẽ tự chui ra.
Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.
- Lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Lá hẹ xào cùng tôm nõn tươi, ăn với cơm.
- Lá hẹ nấu với gan dê không chỉ bổ dương mà còn có tác dụng làm sáng mắt.
- Lá hẹ xào lươn: Lươn lọc bỏ xương cắt khúc xào cùng gia vị, gừng, tỏi, khi cạn cho lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút, ăn nóng.
Hoài Nam