Tìm ra phương pháp kích thích não để thay đổi suy nghĩ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các nhà khoa học thuộc Đại học Boston, Mỹ đã khám phá ra cách tăng cường khả năng học hỏi, kiểm soát hành vi của một người (hay nói cách khác là thay đổi cách suy nghĩ của họ) bằng việc kích thích não.

Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng một hình thức kích thích não mới có tên Kích thích dòng điện biến thiên xuyên sọ tần xuất cao để “tăng áp” 2 vùng não điều khiển cách chúng ta học.

Ảnh minh họa

“Khi bạn mắc lỗi, vùng não này (vùng vỏ não trước ở vị trí giữa) sẽ sáng lên. Khi tôi nói bạn mắc lỗi, vùng não này cũng sáng. Nếu có gì khiến bạn ngạc nhiên, nó cũng sáng” – Reinhart – người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói.

Reinhart và đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng khi kích thích vùng não này cũng như vùng não trước ở sâu hơn chút, chúng ta có thể thay đổi cách thức một người học hỏi. “Đây có thể là 2 vùng não cơ bản nhất có liên quan tới chức năng thực thi và tự chủ” – ông nói.

Nhóm Reinhart đã thử nghiệm 30 người. Mỗi người được đeo một chiếc mũ mềm có các cực điện từ để tạo kích thích. Thí nghiệm khá đơn giản: cứ sau 1,7 giây, mỗi người tham gia phải ấn nút. Sau 3 vòng thử nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu hoặc bẻ cong sự đồng bộ giữa 2 thùy não, hoặc gây nhiễu tới 2 thùy hoặc không làm gì cả.

Sau khi xem xét kết quả cộng hưởng từ, các nhà nghiên cứu nhận thấy khi sóng não bị đẩy lên cao, những người tham gia thí nghiệm có khả năng học nhanh hơn, ít sai sót hơn và có khả năng sửa lỗi. Còn ngược lại, họ mắc nhiều lỗi hơn và học hỏi cũng chậm hơn. Ngạc nhiên hơn là với những người tham gia thí nghiệm trong điều kiện hoạt động của não bị gián đoạn, khi nhận được kích thích, lại nhanh chóng lấy lại được khả năng học hỏi của não như lúc ban đầu.

Công nghệ mới có thể được sử dụng để tạo ra thuốc thông minh, với ít tác dụng phụ hơn bởi nó tác động trực tiếp vào não.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Báo khoa học và phát triển, Hiền Thảo (theo Futurism)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này