Não bộ của trẻ và người lớn "đồng bộ" khi chơi cùng nhau

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn đã bao giờ chơi cùng một đứa trẻ và cảm nhận được sự kết nối giữa hai người, kể cả khi bé còn chưa biết nói? Nghiên cứu mới đây của Princeton Baby Lab (nhóm nghiên cứu thuộc khoa Tâm lý học trường đại học Princeton) cho thấy rằng, não bộ của đứa trẻ và người trưởng thành khi chơi cùng nhau dường như “ở cùng một bước sóng”, hay nói cách khác là trải nghiệm những hoạt động não bộ tương đồng ở các vùng não bộ tương đồng.

Elisa Piazza (người đứng tên đầu của bài nghiên cứu) cùng các đồng nghiệp của cô ở Princeton nhận thấy rằng, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự đồng bộ của não bộ giữa những người trưởng thành khi họ cùng xem phim hay lắng nghe các câu chuyện của nhau, và sự đồng bộ về mặt thần kinh học này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển về mặt xã hội và ngôn ngữ, tuy vậy, chúng ta lại biết rất ít về việc hiện tượng này phát triển như thế nào trong những năm đầu đời.

Sử dụng fNIRS (máy quang phổ cận hồng ngoại chức năng) – một hệ thống chụp ảnh não kép cho phép ghi lại sự phối hợp thần kinh giữa trẻ và người lớn khi cùng nhau chơi đồ chơi, hát các bài hát và đọc sách, các nhà nghiên cứu đã ghi lại sự tương tác giữa người lớn (gồm có cha mẹ và những người thuộc nhóm làm thực nghiệm) với 18 đứa trẻ.

Nhìn vào các dữ liệu thu được, các nhà khoa học nhận thấy khi chơi cùng nhau trực tiếp, não của những đứa trẻ đồng bộ với não của người lớn ở các vùng liên quan tới chức năng hiểu biết cao cấp về thế giới – có thể là giúp đứa trẻ giải mã được ý nghĩa tổng quát của một câu chuyện hay phân tích được động cơ phía sau việc đọc sách của người lớn. Khi người lớn và đứa trẻ quay khỏi nhau và tương tác với người khác, sự kết nối này biến mất.

“Trong khi giao tiếp, giữa đứa trẻ và người lớn dường như hình thành một vòng lặp phản hồi”, Piazza chia sẻ. Não bộ của người lớn dường như có thể dự đoán được khi nào đứa trẻ sẽ cười, não bộ của trẻ dự đoán được khi nào người lớn sẽ sử dụng nói nựng kiểu trẻ con. Bất ngờ hơn nữa, có những khoảng khắc cho thấy não bộ của đứa trẻ còn dường như đang ‘dẫn dắt’ não bộ của người lớn, điều này gợi ý rằng trẻ không chỉ tiếp nhận một cách thụ động thông tin, mà còn có thể dẫn dắt người lớn hướng tới những thứ tiếp theo mà chúng muốn tập trung vào: ví dụ như đồ chơi nào chúng muốn chơi tiếp theo, câu chữ nào chúng muốn được nghe tiếp theo.

Cách tiếp cận này với khoa học thần kinh có thể mở ra các cánh cửa để hiểu được rằng làm cách nào mà sự kết nối với người chăm sóc có liên quan tới các sự phát triển không điển hình – chẳng hạn như ở các trẻ được chẩn đoán tự kỉ - cũng như làm cách nào các nhà giáo dục có thể tối ưu hoá phương thức dạy dỗ của họ để phù hợp với các não bộ đa dạng của trẻ.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này