Tìm video được cấp phép mở trên Vimeo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn muốn tìm các video được cấp phép mở hoặc nằm trong phạm vi công cộng để có thể sử dụng lại và tùy biến thích nghi hoặc pha trộn cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu hoặc các mục đích cá nhân của bạn? Bài viết này là dành cho bạn.

Các bước[sửa]

Giới thiệu trang Vimeo[sửa]

  1. Tìm đến trang chủ Vimeo. Để đến được trang chủ của Vimeo và công cụ tìm kiếm của nó, hãy tới địa chỉ: https://vimeo.com/creativecommons.
  2. Các thành phần. (Xem thêm bài: Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo). Công cụ tìm kiếm của Vimeo gồm các thành phần sau:
    • Thanh thực đơn của Vimeo. Dòng trên cùng, ở phía bên trái màn hình, sau từ Vimeo, là thanh thực đơn của trang.
    • Thành phần quan trọng nhất của công cụ tìm kiếm trên Vimeo là trường tìm kiếm của nó, nằm ở góc phải trên cùng của màn hình, nơi có dòng chữ Search video, people and more (Tìm kiếm video, con người và hơn thế nữa). Đây là nơi bạn sẽ gõ vào bất kỳ cụm từ tìm kiếm nào bạn muốn.
    • Ngay bên cạnh trường tìm kiếm là núm ‘Upload’ (Tải lên), là nơi bạn có thể tải video lên Vimeo.
    • Phần thân trang chủ Vimeo. Phần này bắt đầu bằng việc nói về Creative Commons, với lời nhắc: ‘Duyệt video được cấp phép Creative Commons trên Vimeo. Hãy học về những gì bạn có thể và không thể làm với video của những người khác trên Vimeo để giúp bạn chia sẻ, tùy biến thích nghi và sử dụng lại một cách hợp pháp’.
    • Ngay bên dưới là phần liệt kê 6 giấy phép tiêu chuẩn của Creative Commons và phạm vi công cộng cùng với mỗi loại một hàng các video ví dụ. Trước khi làm việc với các video trên Vimeo, bạn nên học để hiểu đúng và chắc chắn nội dung từng loại giấy phép Creative Commons và phạm vi công cộng vì chúng có liên quan trực tiếp tới các video trên Vimeo. Bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo có chủ ý dành cho bạn để nắm bắt những nội dung đó.
    • Bên phải màn hình trang chủ của Vimeo, nơi bắt đầu bằng dòng chữ toàn chữ hoa, màu xanh lá cây ‘CREATIVE COMMONS’, bạn có thể thấy phần giới thiệu về 4 yếu tố cơ bản của hệ thống giấy phép Creative Commons và sự hiến tặng vào phạm vi công cộng các video trên Vimeo. Bạn nên đọc để nắm bắt đúng và chắc chắn nội dung của từng yếu tố cơ bản này để biết những điều bạn có thể và không thể làm với các video trên Vimeo. Bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo có chủ ý dành cho bạn để nắm bắt những nội dung đó.
    • Trong màn hình trang chủ Vimeo còn có những phần khác nữa, không nằm trong phạm vi bài viết này, mà bạn có thể tự khám phá.

Tìm kiếm video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo[sửa]

  1. Tiến hành tìm kiếm. Để tiến hành tìm kiếm, hãy gõ (các) từ bất kỳ bạn muốn tìm kiếm vào trường tìm kiếm rồi nhấn phím Enter. Với Vimeo, bạn có thể tìm kiếm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
    • Tìm kiếm bằng tiếng Anh. Ví dụ, gõ từ ‘comics’ (truyện tranh) vào trường tìm kiếm rồi nhấn phím Enter.
    • Tìm kiếm bằng tiếng Việt. Ví dụ, tương tự như khi gõ từ tìm kiếm bằng tiếng Anh, hãy gõ từ ‘hoạt hình’ vào trường tìm kiếm rồi nhấn phím Enter.
  2. Nhận kết quả trả về.
    • Kết quả trả về khi tìm kiếm bằng tiếng Anh. Trong ví dụ này, bạn nhận được kết quả trả về như trong hình minh họa, khi cụm từ tìm kiếm là ‘comics’. Khi này chưa bộ lọc nào của Vimeo được sử dụng, có nghĩa là trong số các video kết quả trả về khi tìm kiếm, có thể có: (1) Các video mang giấy phép sở hữu độc quyền; (2) Các video được cấp phép mở Creative Commons; và (3) Các video nằm trong phạm vi công cộng.
      • Giả sử bạn chọn một video, ví dụ video có tên ‘SpyyGuy Comics Presents: Punchline!’ rồi nhấn chuột phải vào nó để mở nó trong một thẻ mới trên trình duyệt, thì bạn có thể không nhìn thấy chỗ nào nói về giấy phép của video đó cả, nếu bạn tiến hành kiểm tra giấy phép như những gì bạn sẽ làm ở phần sau trong bài viết này.
    • Kết quả trả về khi tìm kiếm bằng tiếng Việt. Trong ví dụ này, bạn nhận được kết quả trả về như trong hình minh họa, khi cụm từ tìm kiếm là ‘hoạt hình’. Khi này chưa bộ lọc nào của Vimeo được sử dụng, có nghĩa là trong số các video kết quả trả về khi tìm kiếm, có thể có: (1) Các video mang giấy phép sở hữu độc quyền; (2) Các video được cấp phép mở Creative Commons; và (3) Các video nằm trong phạm vi công cộng.
  3. Chọn (các) bộ lọc trong kết quả tìm kiếm. Bước này sẽ chọn (các) bộ lọc và lọc trong kết quả tìm kiếm để tìm các video được cấp phép mở Creative Commons[1] và/hoặc nằm trong phạm vi công cộng bằng việc chọn thử lần lượt từng giấy phép Creative Commons trong bộ lọc License (Giấy phép) với sự kết hợp lựa chọn Free (Miễn phí) của bộ lọc Price (Giá thành) để có danh sách với số lượng ít hơn nhưng phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn. Để ví dụ, bài này sẽ làm việc với kết quả tìm kiếm được trả về khi cụm từ tìm kiếm bằng tiếng Anh, là ‘comics’ (truyện tranh).
    • Trong màn hình kết quả tìm kiếm, ở bên tay trái, thông thường bạn sẽ nhìn thấy các kết quả tìm kiếm được trả về cho các video với các giá trị mặc định của các bộ lọc. Từng bộ lọc và các lựa chọn của nó được liệt kê lần lượt ở bên dưới cụm từ ‘Refine by:’ (Lọc theo:) và gồm các bộ lọc sau: (1) Category - Chủng loại; (2) Date uploaded - Ngày được tải lên; (3) Duration - Độ dài thời gian của video; (4) Vimeo collections - Các bộ sưu tập của Vimeo; (5) Price - Giá thành; (6) License - Giấy phép; (7) Mature content - Nội dung người lớn. Mặc định bộ lọc này luôn được bật. Các lựa chọn của từng bộ lọc được xếp theo từng hàng từ trên xuống dưới, nên không thể vừa với chiều cao của một màn hình máy tính. Thông thường, trong màn hình kết quả trả về đầu tiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy 2 bộ lọc đầu tiên như màn hình kết quả tìm kiếm với tiếng Anh ở trên. Vì thế, bạn sẽ luôn phải bấm (các) cụm từ +More filters (Thêm nữa các bộ lọc) hoặc +More (Thêm nữa) để tiếp tục nhìn thấy được các lựa chọn của các bộ lọc bạn cần.
    • Trong màn hình kết quả tìm kiếm, hãy nhấn vào lề bên phải cùng, những nơi có +More (Thêm nữa), cho tới khi:
      • Xuất hiện bộ lọc Price (Giá thành).
      • Xuất hiện bộ lọc License (Giấy phép) cùng lựa chọn cuối cùng của nó, là CC0. Nếu chưa nhìn thấy lựa chọn CC0, hãy tiếp tục nhấn vào nơi có +More.
  4. Chọn các lựa chọn cần thiết và kiểm tra giấy phép của video được chọn.
    • Trong bộ lọc Price (Giá thành), hãy chọn lựa chọn Free (Không mất tiền). Ngay khi bạn chọn lựa chọn Free này, công cụ tìm kiếm của Vimeo lập tức lọc từ kết quả đã có ra cho bạn một danh sách các video mà bạn có thể xem và tải về không mất tiền. Bây giờ hãy tiếp tục lọc từ các kết quả thu được này, kết hợp với từng loại giấy phép trong bộ lọc License (Giấy phép). Để ví dụ, ở đây sẽ thực hành với 3 lựa chọn của bộ lọc License, cụ thể như sau:
      • Chọn lựa chọn giấy phép CC BY-NC-ND. Để tìm hiểu nội dung giấy phép này, hãy đọc bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo. Ngay khi bạn chọn lựa chọn giấy phép này, công cụ tìm kiếm của Vimeo lập tức lọc từ kết quả bạn đã có khi sử dụng lựa chọn Free (không mất tiền) của bộ lọc Price (Giá thành) để lọc tiếp với sự kết hợp lựa chọn giấy phép CC BY-NC-ND này.
        • Bạn sẽ nhận được danh sách kết quả trả về như hình minh họa bên trên. Hãy nhấn chuột phải vào một video rồi mở nó trong một thẻ khác trên trình duyệt để kiểm tra giấy phép của nó bằng cách:
          • Nhấn vào từ more nằm ở bên dưới dòng tiêu đề của video đó, ở ngay dưới màn hình của video được chọn, để mở ra một màn hình nhỏ ‘About’ (Về), mô tả video đó. Để kiểm tra giấy phép của video được chọn, hãy nhìn xuống dòng dưới cùng của màn hình nhỏ ‘About’ và bạn sẽ thấy biểu tượng giấy phép Creative Commons của video đó.
          • Hãy di chuyển con trỏ chuột tới gần biểu tượng giấy phép đó, và bạn sẽ thấy: (1) Tên của giấy phép đó, trong trường hợp cụ thể ở đây là: Attribution * NonCommercial * NoDerivatives (Ghi công * Phi thương mại * Không có phái sinh); và (2) các dòng giải thích về giấy phép đó.
        • Đây đúng là giấy phép mà bạn đã lựa chọn ở bước trên.
      • Chọn lựa chọn giấy phép CC BY. Để tìm hiểu nội dung giấy phép này, hãy đọc bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo. Ngay khi bạn chọn lựa chọn giấy phép này, công cụ tìm kiếm của Vimeo lập tức lọc từ kết quả bạn đã có khi sử dụng lựa chọn Free (không mất tiền) của bộ lọc Price (Giá thành) để lọc tiếp với sự kết hợp của lựa chọn giấy phép CC BY này.
        • Bạn sẽ nhận được danh sách kết quả trả về như hình minh họa bên trên. Hãy nhấn chuột phải vào một video rồi mở nó trong một thẻ khác trên trình duyệt để kiểm tra giấy phép của nó bằng cách:
          • Nhấn vào từ more nằm ở bên dưới dòng tiêu đề của video đó, ở ngay dưới màn hình của video được chọn, để mở ra một màn hình nhỏ ‘About’ (Về), mô tả video đó. Để kiểm tra giấy phép của video được chọn, hãy nhìn xuống dòng dưới cùng của màn hình nhỏ ‘About’ và bạn sẽ thấy biểu tượng giấy phép Creative Commons của video đó.
          • Hãy di chuyển con trỏ chuột tới gần biểu tượng giấy phép đó, và bạn sẽ thấy: (1) Tên của giấy phép đó, trong trường hợp cụ thể ở đây là: Attribution (Ghi công); và (2) các dòng giải thích về giấy phép đó.
        • Đây đúng là giấy phép mà bạn đã lựa chọn ở bước trên.
      • Chọn lựa chọn giấy phép CC0 (video nằm trong phạm vi công cộng). Để tìm hiểu nội dung giấy phép này, hãy đọc bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo. Ngay khi bạn chọn lựa chọn giấy phép này, công cụ tìm kiếm của Vimeo lập tức lọc từ kết quả bạn đã có khi sử dụng lựa chọn Free (không mất tiền) của bộ lọc Price (Giá thành) để lọc tiếp với sự kết hợp của lựa chọn giấy phép CC0 này.
        • Bạn sẽ nhận được danh sách kết quả trả về như hình minh họa bên trên. Hãy nhấn chuột phải vào một video rồi mở nó trong một thẻ khác trên trình duyệt để kiểm tra giấy phép của nó bằng cách:
          • Nhấn vào từ more nằm ở bên dưới dòng tiêu đề của video đó, ở ngay dưới màn hình của video được chọn, để mở ra một màn hình nhỏ ‘About’ (Về), mô tả video đó. Để kiểm tra giấy phép của video được chọn, hãy nhìn xuống dòng dưới cùng của màn hình nhỏ ‘About’ và bạn sẽ thấy biểu tượng giấy phép Creative Commons của video đó.
          • Hãy di chuyển con trỏ chuột tới gần biểu tượng giấy phép đó, và bạn sẽ thấy: (1) Tên của giấy phép đó, trong trường hợp cụ thể ở đây là: Public Domain Dedication (Hiến tặng vào phạm vi công cộng); và (2) các dòng giải thích về giấy phép đó.
        • Đây đúng là giấy phép mà bạn đã lựa chọn ở bước trên.
  5. Tải video được chọn về máy tính của bạn.
    • Tìm cách tải video được chọn về máy tính của bạn. Sau khi đã kiểm tra giấy phép của từng video được cấp phép mở Creative Commons mà bạn ưa thích và nếu đúng, thì bước tiếp sau bạn có thể muốn tìm cách tải nó về máy tính của mình để xem vào lúc rỗi rãi và/hoặc tiến hành việc tùy biến thích nghi hoặc pha trộn cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu hoặc các mục đích cá nhân của bạn, thì bạn có thể:
      • Nhấn vào núm Download (Tải về) để tải video đó về máy tính của bạn. Tuy nhiên, nhiều khi bạn không nhìn thấy núm Download ở đâu cả trên màn hình của video được chọn.
      • Nếu bạn không nhìn thấy núm Download, có thể sử dụng các tiện ích bổ sung cho các trình duyệt bạn đang sử dụng trên máy tính của mình để tải về. Ví dụ, nếu bạn sử dụng trình duyệt Mozilla Firefox, thì bạn có thể:
        • Tham khảo cách tải về (các) video trên YouTube để sử dụng cho việc tải về (các) video trên Vimeo như được nêu trong bài bài Tải về các video YouTube.
        • Tìm kiếm, cài đặt và sử dụng các tiện ích được tự do sử dụng như: Download Helper[2], Flash Video Downloader[3], … để tải về video bạn muốn. Với các tiện ích này, nếu bạn muốn tải video về, có thể bạn sẽ phải để cho video chạy, rồi trong khi chạy là bạn có thể tải nó về được.
    • Chọn chất lượng video được chọn để tải về máy tính của bạn. Nhấn vào núm Download (Tải về) để tải video được chọn về máy tính của bạn. Bạn có thể thấy có một vài lựa chọn về chất lượng tệp video bạn muốn tải về theo độ phân giải của nó. Trên Vimeo, có thể có các độ phân giải sau: 360p, 540p, 720p và original (gốc). Con số càng lớn, chất lượng video càng cao và vì thế dung lượng tệp cũng càng cao. Hãy chọn độ phân giải video bạn thích rồi nhấn phím Download (Tải về) tương ứng.
    • Tải về. Chọn nơi tải về trong máy tính của bạn rồi nhấn núm OK.

Khuyến cáo[sửa]

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây