Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vimeo [1] là nơi bạn có thể tìm được cho mình các video được cấp phép mở theo các giấy phép Creative Commons[2] để sử dụng. Tuy nhiên, trước hết bạn nên tìm hiểu về các video được cấp phép Creative Commons trên Vimeo để nắm chắc được những gì bạn có thể và/hoặc không thể làm với các video của những người khác để giúp bạn chia sẻ, tùy biến thích nghi và sử dụng lại một cách hợp pháp.

Các bước[sửa]

Giới thiệu trang vimeo[sửa]

  1. Tìm đến trang chủ Vimeo. Để đến được trang chủ của Vimeo, hãy tới địa chỉ: https://vimeo.com/creativecommons.
  2. Tìm đọc thông tin về hệ thống giấy phép của Creative Commons trên Vimeo. Bạn có thể tìm đọc các thông tin về hệ thống giấy phép Creative Commons từ những vị trí sau đây trên trang chủ của Vimeo:
    • Ở bên phải màn hình, ở phần nội dung, bạn sẽ thấy dòng chữ màu xanh lá cây CREATIVE COMMONS. Bên dưới nó nêu 4 yếu tố quan trọng trong hệ thống giấy phép Creative Commons. Ngoài 4 yếu tố đó ra, còn có nội dung về hiến tặng (video) vào phạm vi công cộng.
      • Đây là nơi bạn có thể xem tất cả các video trên Vimeo có giấy phép Creative Commons được áp dụng cho chúng. Các giấy phép Creative Commons khuyến khích các thành viên trao sự cho phép về bản quyền đối với các video đó sao cho những người khác có thể sao chép, phân phối, sửa đổi, pha trộn, và xây dựng dựa vào chúng, trong khi vẫn thừa nhận ghi công cho người sáng tạo video gốc ban đầu. Hãy tìm hiểu thêm về Creative Commons[3].
    • Ở phần chính của màn hình, 6 giấy phép tiêu chuẩn trong hệ thống Creative Commons lần lượt được giới thiệu. Bạn có thể xem chi tiết nội dung của từng giấy phép đó bằng cách nhấn vào các nơi có biểu tượng thông tin được thể hiện bằng các chữ i nhỏ màu trắng nằm trong vòng tròn màu đen nằm bên phải tiêu đề của từng loại giấy phép tiêu chuẩn đó, để mở ra đoạn giải thích về từng giấy phép, nằm ngay bên dưới tiêu đề của từng giấy phép đó.
      • Khi đoạn giải thích về từng giấy phép được mở ra như ví dụ trong hình minh họa, bạn không chỉ có thể đọc nội dung của từng giấy phép, mà còn có thể xem được:
        • văn bản tóm tắt của giấy phép đó, như ví dụ trong hình minh họa, bằng việc nhấn vào cụm từ View License Deed (Xem tóm tắt giấy phép), và/hoặc
        • văn bản toàn văn của giấy phép đó, như ví dụ trong hình minh họa, bằng việc nhấn vào cụm từ View Legal Code (Xem mã toàn văn giấy phép).

Các yếu tố quan trọng trong hệ thống giấy phép Creative Commons[sửa]

  1. Attribution - Ghi công (BY): Cho phép những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và trình bày - biểu diễn tác phẩm có bản quyền của bạn - và các tác phẩm phái sinh dựa vào nó - nhưng chỉ nếu họ thừa nhận sự ghi công theo cách bạn yêu cầu.
  2. Share Alike - Chia sẻ tương tự (SA): Bạn cho phép những người khác phân phối các tác phẩm phái sinh chỉ theo giấy phép y hệt với giấy phép tác phẩm gốc của bạn.
  3. Non-Commercial - Phi thương mại (NC): Bạn cho phép những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và trình bày - biểu diễn tác phẩm của bạn - và các tác phẩm phái sinh dựa vào nó - nhưng chỉ cho các mục đích phi thương mại.
  4. No Derivative Works - Không có các tác phẩm phái sinh (ND): Bạn cho phép những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và trình bày - biểu diễn chỉ các bản sao nguyên bản tác phẩm của bạn, không có tác phẩm phái sinh nào dựa vào nó được phép tồn tại.
  5. Public Domain Dedication - Hiến tặng vào phạm vi công cộng: Người có liên quan tới tác phẩm với việc làm này đã hiến tặng tác phẩm cho phạm vi công cộng bằng việc từ bỏ tất cả các quyền của anh/chị ta đối với tác phẩm trên toàn cầu theo luật bản quyền, bao gồm tất cả các quyền có liên quan và lân cận, thậm chí vì các mục đích thương mại, tất cả mọi người không cần yêu cầu sự cho phép.

Các giấy phép Creative Commons[sửa]

  1. Giấy phép Ghi công – Attribution (CC BY). Giấy phép này cho phép những người khác phân phối, pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn, thậm chí thương mại hóa, miễn là họ thừa nhận ghi công bạn đối với sự sáng tạo gốc ban đầu. Đây là giấy phép được chào dễ dãi nhất, về khía cạnh những gì những người khác có thể làm với các tác phẩm của bạn được cấp phép theo giấy phép ghi công (Attribution).
  2. Giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự - Attribution Share Alike (CC BY-SA). Giấy phép này cho phép những người khác phân phối, pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn, thậm chí thương mại hóa, miễn là họ thừa nhận ghi công bạn đối với sự sáng tạo gốc ban đầu và tác phẩm phái sinh của họ cũng phải được phân phối theo giấy phép y hệt với giấy phép của tác phẩm gốc ban đầu của bạn.
  3. Giấy phép Ghi công - Không có các tác phẩm phái sinh - Attribution No Derivatives (CC BY-ND). Giấy phép này cho phép những người khác phân phối lại, cả thương mại và phi thương mại tác phẩm của bạn, miễn là nó được truyền đi mà không có bất kỳ sự thay đổi nào và thừa nhận ghi công bạn.
  4. Giấy phép Ghi công - Phi thương mại - Attribution Non-Commercial (CC BY-NC). Giấy phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn một cách phi thương mại, và dù các tác phẩm mới của họ cũng phải thừa nhận ghi công bạn và phân phối phi thương mại, thì họ không bị buộc phải cấp phép cho các tác phẩm phái sinh của họ theo các điều khoản y hệt.
  5. Giấy phép Ghi công - Phi thương mại - Chia sẻ tương tự - Attribution Non-Commercial Share Alike (CC BY-NC-SA). Giấy phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn một cách phi thương mại, miễn là họ thừa nhận ghi công bạn và cấp phép cho những sáng tạo mới của họ theo các điều khoản y hệt. Những người khác có thể tải về và phân phối tác phẩm của bạn giống hệt như giấy phép CC BY-NC-ND, nhưng họ cũng có thể dịch, pha trộn, và tạo ra những câu chuyện mới dựa vào tác phẩm của bạn. Tất cả tác phẩm mới dựa vào tác phẩm gốc của bạn phải mang giấy phép y hệt, vì thế bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng sẽ là phi thương mại một cách tự nhiên.
  6. Giấy phép Ghi công - Phi thương mại - Không có các tác phẩm phái sinh - Attribution Non-Commercial No Derivatives (CC BY-NC-ND). Giấy phép này là hạn chế nhất trong số 6 giấy phép tiêu chuẩn, cho phép phân phối lại. Giấy phép này thường được gọi là giấy phép “quảng cáo tự do” vì nó cho phép những người khác tải về các tác phẩm của bạn và chia sẻ chúng với những người khác, miễn là họ thừa nhận ghi công bạn và liên kết ngược về bạn, nhưng họ không thể thay đổi chúng theo bất kỳ cách gì hoặc không thể sử dụng chúng cho các mục đích thương mại.
  7. Hiến tặng vào phạm vi công cộng - Public Domain Dedication (CC0). Người có liên quan tới tác phẩm với công việc này đã hiến tặng tác phẩm đó vào phạm vi công cộng bằng việc khước từ tất cả các quyền của anh/chị ta đối với tác phẩm trên toàn cầu theo luật bản quyền, bao gồm tất cả các quyền có liên quan và liền kề, ở mức độ được luật cho phép. Bạn có thể sao chép, sửa đổi, phân phối và trình bày - biểu diễn tác phẩm đó, thậm chí vì các mục đích thương mại, tất cả đều không cần yêu cầu sự cho phép nào.

Khuyến cáo[sửa]

  • Xem thêm: (1) Các dạng cấp phép Creative Commons[4], (2) Các giấy phép Creative Commons và các ví dụ[5]; (3) Phạm vi công cộng[6]

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây