Tìm tài nguyên giáo dục được cấp phép mở trên VOER

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

VOER là trang tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) đầu tiên ở Việt Nam. Tại đây, bạn có khả năng để tìm kiếm (và không chỉ tìm kiếm) các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở, chính xác hơn, được cấp phép Creative Commons[1] Ghi công, hay Creative Commons Attribution, hay còn được viết tắt là CC BY 3.0, và hầu hết tất cả các tài nguyên đó, đều bằng tiếng Việt.

Các bước[sửa]

Giới thiệu VOER[sửa]

  1. Đi tới trang chủ VOER. Hãy gõ vào địa chỉ web trang chủ của VOER như trên hình minh họa, hoặc gõ vào http://voer.edu.vn.
  2. Phần trên của trang chủ VOER. Phần này nổi bật có thanh thực đơn và trường tìm kiếm của VOER.
    • Thanh thực đơn trên trang chủ của VOER. Thanh thực đơn có các thực đơn sau:
      • Tra cứu tài liệu. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới nơi trưng bày các tài liệu của VOER ở dạng danh sách, mỗi hàng một tài liệu cùng với các cách thức sắp xếp khác, và các bộ lọc các danh sách tài liệu được liệt kê đó.
      • Đóng góp. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới nơi bạn có được các thông tin về cách để đóng góp và hướng dẫn sử dụng các tài liệu trên VOER.
      • Giới thiệu. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới trang có các thông tin ‘Giới thiệu Chương trình Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam VOER (Vietnam Open Educational Resources)’.
      • Công cụ tìm kiếm trên VOER. Bạn nhìn thấy trường tìm kiếm này trên trang chủ và các trang khác của VOER. Đây là nơi bạn gõ vào (các) từ tìm kiếm bạn muốn và nhấn phím Enter để nhận lại các kết quả. Nó là tương tự với trường tìm kiếm được nêu ngay sau đây.
    • Trường tìm kiếm. Ở phần trung tâm của trang chủ VOER, bạn có thể thấy trường tìm kiếm, mặc định có dòng chữ: ‘Google Custom Search’ (Tìm kiếm Tùy chỉnh của Google) cho thấy trang sử dụng công cụ tìm kiếm có nguồn gốc của Google.
  3. Phần giữa của trang chủ VOER. Phần này có các nội dung sau:
    • Tài liệu tiêu biểu. Nơi trình bày những tài liệu tiêu biểu có trên trang.
    • Núm "TRA CỨU TÀI LIỆU". Việc nhấn vào núm này cũng giống như khi bạn nhấn vào "Tra cứu tài liệu" trên thanh thực đơn của VOER, như đã được nêu ở trên.
    • Các tác giả tiêu biểu. Nơi trình bày hình ảnh các tác giả tiêu biểu của VOER.
  4. Các nội dung ở chân trang chủ của VOER. Ở chân trang chủ của VOER, bạn có được các thông tin sau:
    • Tổ chức tài trợ cho trang VOER. Đó là The Vietnam Foundation (Quỹ Việt Nam).[2] Đây là một tổ chức phi lợi nhuận với phương châm "cải thiện cuộc sống của nhân dân Việt Nam thông qua giáo dục".
    • Trang VOER được hỗ trợ về hạ tầng từ nền tảng phầm mềm có tên là Hanoi Spring.
    • Khẳng định giấy phép nội dung các tài liệu trên trang VOER. ‘Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ’.
  5. Nét đặc trưng của các tài liệu trên VOER. Trên VOER, điều đặc biệt nhất là các tài liệu thường không ở dạng nguyên cả cuốn sách, mà ở dạng các module nhỏ có thể lắp ghép được với nhau để tạo thành số lượng khổng lồ các cuốn sách, giáo trình hay bộ sưu tập, tùy vào nhu cầu của người sử dụng từng tập hợp của các module được chọn đó. Cũng vì thế, thứ mà bạn thấy và chọn được để sử dụng, nhiều khả năng là ở dạng từng module đó. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn có thể đăng ký để trở thành thành viên của VOER để có khả năng kết hợp các module bạn muốn theo ý của bạn để lắp ráp thành một cuốn sách hoàn chỉnh, ví dụ thế.

Làm việc với các tài liệu/module được cấp phép mở trên VOER[sửa]

  1. Tìm tài liệu. Trên trang chủ hoặc các trang thành phần của VOER, hãy gõ vào trường tìm kiếm cụm từ bất kỳ bạn muốn tìm kiếm, rồi nhấn núm “Search” (Tìm kiếm) hoặc nhấn phím Enter để tiến hành tìm kiếm. Sau đây là 2 ví dụ tìm kiếm cụ thể:
    • Gõ vào cụm từ tìm kiếm thơ ngụ ngôn, rồi nhấn phím “Search”.
    • Gõ vào cũng cụm từ y hệt, những để trong dấu ngoặc kép, như “thơ ngụ ngôn”, thì kết quả hoàn toàn khác, và nó là ít hơn rất nhiều. Điều đó cho thấy, nếu bạn muốn tìm cụm từ chính xác, thì hãy đưa chúng vào trong các dấu ngoặc kép.
  2. Nhận kết quả từ việc tìm kiếm tài liệu.
    • Kết quả tìm kiếm thơ ngụ ngôn sẽ là một danh sách dài, gồm cả các từ thơ, từ ngụ, từ ngôn, và cụm từ ngụ ngôn. Hãy chọn tài liệu nào bạn muốn bằng cách nhấn vào đường liên kết của tài liệu đó, hoặc nhấn chuột phải vào nó để mở nó trong một thẻ khác của trình duyệt. Xem tiếp phần “Chọn tài liệu và tải về” ở bên dưới.
    • Kết quả tìm kiếm "thơ ngụ ngôn" sẽ là một danh sách, trong trường hợp cụ thể này, chỉ có 2 tài liệu, chính xác có cụm từ thơ ngụ ngôn ở bên trong. Hãy chọn tài liệu nào bạn muốn bằng cách nhấn vào đường liên kết của tài liệu đó, hoặc nhấn chuột phải vào nó để mở nó trong một thẻ khác của trình duyệt. Xem tiếp phần “Chọn tài liệu và tải về” ở bên dưới.
  3. Liệt kê các tài liệu. Trên trang chủ, nhấn vào ‘Tra cứu tài liệu’ để sang trang liệt kê các tài liệu.
  4. Sắp xếp và Lọc tài liệu. Trên trang liệt kê các tài liệu, bạn có thể sắp xếp và/hoặc lọc các tài liệu theo một số tiêu chí với các lựa chọn của chúng. Bạn có thể tự thử và trải nghiệm việc sắp xếp và lọc này. Cụ thể có thể sắp xếp và lọc theo các tiêu chí sau:
    • Sắp xếp theo:
      • Ngày mới nhất.
      • Tiêu đề a-z.
    • Lọc theo:
      • Tất cả (dạng tài liệu). Mặc định là chọn tất cả các dạng tài liệu. Các dạng đó gồm:
        • Tài liệu.
        • Giáo trình.
      • Tất cả các ngôn ngữ. Mặc định là chọn tất cả các ngôn ngữ. Chúng gồm:
        • Tiếng Việt
        • Tiếng Anh
      • Tất cả các chủ đề. Mặc định là chọn tất cả các chủ đề. Chúng gồm: (1) Business - Kinh doanh; (2) Social Sciences - Khoa học xã hội; (3) Science and Technology - Khoa học và Công nghệ; (4) Humanities - Nhân văn; (5) Arts - Nghệ thuật; (6)Mathematics and Statistics - Toán học và Thống kê;
  5. Chọn tài liệu và tải về. Để chọn tài liệu/module, bạn có thể nhấn trực tiếp vào tài liệu/module bạn thích, hoặc nhấn chuột phải vào nó rồi mở ra trong một thẻ khác của trình duyệt. Tại đây bạn có thể chọn tái sử dụng hoặc tải về tài liệu được chọn. Cụ thể:
    • Tái sử dụng tài liệu. Nhấn vào núm ‘TÁI SỬ DỤNG’ và bạn sẽ được dẫn tới màn hình nhắc bạn đăng nhập vào hệ thống VOER để thực hiện chức năng này. Bạn phải là thành viên của VOER để có thể sử dụng được tính năng này. Chức năng tái sử dụng tài liệu sẽ cho phép bạn sửa đổi và/hoặc tùy biến thích nghi tài liệu bạn chọn cho nhu cầu riêng của bạn, tạo ra một tác phẩm phái sinh dựa vào tài liệu gốc bạn vừa chọn.
    • Tải tài liệu về. Nhấn vào núm ‘TẢI VỀ’ sẽ cho phép bạn chọn 1 trong 2 định dạng tài liệu để tải về:
      • Định dạng PDF. Giả sử bạn chọn định dạng này. Hãy nhấn vào cụm từ ‘Tài liệu PDF’ để tải về.
      • Định dạng EPUB. Cách thức để chọn và tải về là tương tự như với định dạng PDF.

Khuyến cáo[sửa]

  • Có nhiều trang trên Internet có các tư liệu được cấp phép mở mà bạn có thể tự do sử dụng, miễn là bạn tuân theo các điều khoản và điều kiện được ghi trong giấy phép của từng tư liệu đó.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây