Tìm sách giáo khoa được cấp phép mở trên OpenStax

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có lẽ không với trang nào trên Internet bạn lại có khả năng dễ dàng tìm ra các cuốn sách giáo khoa được cấp phép mở, được rà soát lại ngang hàng, 100% không mất tiền để tải về sử dụng ở dạng điện tử và với nền tảng hoàn toàn là nguồn mở như trang OpenStax[1].

Các bước[sửa]

Giới thiệu OpenStax[sửa]

  1. Đi tới trang chủ OpenStax. Hãy đi tới địa chỉ https://openstax.org/ . Đây là trang chủ của OpenStax.
  2. Thanh thực đơn trên trang chủ của OpenStax. Nổi bật nhất ở phần trên của trang chủ OpenStax là thanh thực đơn của nó, với các thực đơn sau:
    • Subjects - Các bộ môn. Nơi trưng bày sách mà bạn có thể tìm theo lĩnh vực, chọn sách rồi tải về sử dụng.
    • Higher Education - Giáo dục đại học. Nơi bạn có thể đi qua 3 bước để có khả năng sử dụng sách giáo khoa và các tư liệu bổ sung cho người chỉ dẫn trên OpenStax như một thành viên của nó. Các bước đó là:
      • Review a Textbook - Xem qua sách giáo khoa. Toàn bộ các nội dung các sách giáo khoa tự do của OpenStax là sẵn sàng trên trực tuyến. Hãy rà soát lại cuốn sách hoặc chương và xem chất lượng đối với bản thân bạn.
      • Create a Faculty Account - Tạo tài khoản trên OpenStax. OpenStax cung cấp các tài nguyên tự do bổ sung cho riêng những người chỉ dẫn như các ngân hàng bài kiểm tra và các sách chỉ dẫn giải pháp để lên kế hoạch cho khóa học của bạn.
      • Adopt a Textbook - Sử dụng sách giáo khoa. Truy cập tới các sách giáo khoa trên OpenStax là hoàn toàn tự do. OpenStax muốn biết bạn đã sử dụng, và chia sẻ địa chỉ web URL của OpenStax với các sinh viên khác! Bạn cũng có thể khuyến cáo một cuốn sách như là nguồn bổ sung tùy chọn.
    • AP® (Advanced Placement) - Vị trí cao cấp. Nơi cung cấp các sách giáo khoa cho các khóa học cao cấp.
    • Our Impact - Ảnh hưởng của chúng tôi. Nơi bạn có thể có các thông tin về:
      • Các trường là hội viên và các đối tác là các cơ sở giáo dục của OpenStax. Danh sách hàng ngàn trường đại học và cao đẳng đang sử dụng sách giáo khoa của OpenStax.
      • Các đối tác của OpenStax. Các đối tác của OpenStax là các công ty công nghệ giáo dục sử dụng nội dung sách giáo khoa của OpenStax để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ bổ sung, như các khóa học có tính tùy biến thích nghi hoặc bài tập về nhà trên trực tuyến. Đổi lại, các đối tác đó trao cho OpenStax phí hỗ trợ sứ mệnh, cho phép OpenStax tạo ra và duy trì thư viện của OpenStax. Các đối tác của OpenStax trao cho các giáo viên và các sinh viên thứ tốt nhất của cả 2 thế giới - các sách giáo khoa được cấp phép mở, được rà soát lại ngang hàng, tự do và công nghệ tùy chọn, chi phí thấp.
      • Các quỹ hỗ trợ của OpenStax.
  3. Phần dưới đáy trang chủ của OpenStax. Bạn nhìn thấy khẩu hiệu: Access. The Future of Education - Truy cập. Tương lai của Giáo dục. Bên dưới khẩu hiệu có thanh thực đơn khác nữa trên trang chủ của OpenStax. Bạn có thể tự tìm hiểu các thực đơn đó. Bài viết này chỉ đề cập tới các thực đơn sau:
    • Licensing - Cấp phép. Nhấn vào cụm từ Licensing sẽ đưa bạn tới trang có các nội dung pháp lý của các sách giáo khoa trên OpenStax. Tại đây, bên cạnh những thông tin khác, trang này có đoạn Hỏi - Đáp thú vị sau:
      • Hỏi: Vì sao tôi nên làm cho tác phẩm của tôi sẵn sàng theo giấy phép Creative Commons Attribution, thay vì xuất bản nó với sự bảo vệ đầy đủ của luật bản quyền?
      • Trả lời: Có vài lý do. Bạn có lẽ thích ý tưởng khi những người khác xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn, hoặc ý niệm về việc đóng góp cho những thứ chung về trí tuệ. Khi cộng đồng gia tăng, bạn và các tác giả khác sẽ có sự thỏa mãn vì giúp phát triển các cách thức cộng tác khác. Một lý do khác là bạn có lẽ muốn những thứ bạn viết ra sẽ được sao chép và chia sẻ, vì thế các ý tưởng của bạn có thể lan rộng khắp thế giới. Một tác giả trẻ có lẽ muốn khuyến khích sự phổ biến không bị ràng buộc các tác phẩm của anh/chị ta để giúp xây dựng uy tín. Một tác giả thành danh rồi có lẽ đăng các mẫu tác phẩm của anh/chị ta để tạo ra sự quan tâm về các tác phẩm mà nằm ngoài kho của chúng ta. Giấy phép Creative Commons[2] có thể giúp bạn triển khai các chiến lược như vậy trong khi bạn vẫn giữ lại sự kiểm soát tối hậu về bản quyền của bạn.
    • Open Source Code - Mã Nguồn Mở. Nhấn vào cụm từ Open Source Code sẽ đưa bạn tới trang có toàn bộ mã nguồn của OpenStax trên GitHub[3]. Phần mềm để tạo thành hệ thống OpenStax là phần mềm nguồn mở với giấy phép đặc biệt.
    • Giấy phép của các sách giáo khoa trên OpenStax. Nhìn xuống bên dưới thanh thực đơn, bạn sẽ thấy có đoạn nói về giấy phép của các nội dung sách giáo khoa trên OpenStax như sau: Ngoại trừ ở những nơi có nêu khác, các sách giáo khoa trên trang này được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution 4.0 Quốc tế (CC BY 4.0). Đây là giấy phép dễ dãi nhất trong số 6 giấy phép tiêu chuẩn của Creative Commons. Với giấy phép này, bạn được phép sử dụng sách giáo khoa với bất kỳ mục đích gì, cả cá nhân và thương mại, miễn là bạn thừa nhận ghi công tác giả cuốn sách và trong các tài liệu dẫn chiếu về việc bạn sử dụng cuốn sách, hãy tạo đường liên kết ngược về giấy phép này.

Chọn sách giáo khoa để sử dụng[sửa]

  1. Chọn sách giáo khoa theo lĩnh vực. Với OpenStax, bạn có thể chọn sách giáo khoa theo các lĩnh vực khác nhau khi nhấn vào cụm từ Subjects (các chủ đề) trên thanh công cụ của trang OpenStax. Với từng lĩnh vực, nếu bạn thích sách giáo khoa nào, thì hãy nhấn vào biểu tượng sách giáo khoa đó để chọn nó. Các lựa chọn theo lĩnh vực bao gồm:
    • View All - Tất cả các lĩnh vực. Bạn sẽ thấy biểu tượng các sách giáo khoa được xếp theo hàng và cột, không phân biệt lĩnh vực. Vào thời điểm giữa tháng 12/2016, toàn bộ có 32 cuốn sách giáo khoa trong tất cả các lĩnh vực được phân loại trên OpenStax. Cụ thể:
    • Math - Toán học. Bạn sẽ thấy biểu tượng các sách giáo khoa toán học: có 8 cuốn sách giáo khoa.
    • Science - Khoa học. Bạn sẽ thấy biểu tượng các sách giáo khoa về khoa học tự nhiên: có 12 cuốn sách giáo khoa.
    • Social Sciences - Khoa học xã hội. Bạn sẽ thấy biểu tượng các sách giáo khoa về khoa học xã hội: có 8 cuốn sách giáo khoa.
    • Humanities - Nhân văn. Bạn sẽ thấy biểu tượng các sách giáo khoa về nhân văn: có 1 cuốn sách giáo khoa.
    • AP® - Các khóa học đặt cao cấp. Bạn sẽ thấy thông tin về sách giáo khoa dành cho các khóa học đặt cao cấp: có 3 cuốn sách giáo khoa.
  2. Sách giáo khoa được bạn chọn. Khi bạn chọn một cuốn sách giáo khoa, bạn sẽ thấy một màn hình với nhiều thông tin về nó. Các thông tin đó bao gồm:
    • Table of Contents - Bảng mục lục. Nhấn vào cụm từ này sẽ cho bạn thông tin về mục lục của sách giáo khoa được chọn.
    • Instructor Resources - Tài nguyên dành cho người chỉ dẫn. Nhấn vào cụm từ này sẽ đưa bạn tới các thông tin về tài nguyên dành cho người chỉ dẫn. Bạn phải là người chỉ dẫn có tài khoản trên OpenStax mới có thể sử dụng tính năng này.
    • Student Resources - Tài nguyên dành cho sinh viên. Nhấn vào cụm từ này sẽ đưa bạn tới các thông tin về tài nguyên dành cho sinh viên. Đây là nơi bạn có được các thông tin về sách giáo khoa được chọn với các lựa chọn khác nhau.
    • Details - Các chi tiết. Nhấn vào đây sẽ dẫn bạn tới các thông tin về (các) tác giả, giấy phép, ngày xuất bản, số sách tiêu chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Number) và các thông tin liên quan khác của sách giáo khoa được chọn.
    • Errata - Bảng kê các lỗi. Nhấn vào đây sẽ dẫn bạn tới thông tin OpenStax nhắc bạn, nếu sách giáo khoa được chọn có lỗi, thì bạn có thể gợi ý cách để sửa. Việc sửa là không khó khăn, vì sách giáo khoa là nằm trên Internet và luôn được cập nhật định kỳ.
    • About Our Textbooks – Về sách giáo khoa của chúng tôi. Bạn sẽ nhìn thấy một vài thông tin khác về các sách giáo khoa của OpenStax ở phần này:
      • Expert Authors - Các tác giả là các chuyên gia. Các sách giáo khoa nguồn mở của OpenStax được các nhà phát triển nội dung chuyên nghiệp viết. Họ là các chuyên gia trong các lĩnh vực của họ.
      • Standard Scope and Sequence - Trình độ và sự tuần tự theo tiêu chuẩn. Tất cả sách giáo khoa đều đáp ứng các yêu cầu về trình độ và sự tuần tự tiêu chuẩn, làm cho chúng áp dụng được một cách trơn tru trong các khóa học đang tồn tại.
      • Peer Reviewed - Được rà soát lại ngang hàng. Các sách giáo khoa của OpenStax đã trải qua quy trình rà soát lại ngang hàng khắt khe. Bạn có thể xem danh sách những người đóng góp khi bạn nhấn vào từng cuốn sách.

Sử dụng trên trực tuyến và tải sách giáo khoa về để sử dụng[sửa]

  1. View Online - Xem trên trực tuyến. Nhấn vào đây bạn sẽ xem sách giáo khoa được chọn trên trực tuyến.
  2. Download a PDF - Tải về bản PDF. Nhấn vào đây bạn sẽ tải về sách giáo khoa được chọn ở dạng PDF với các lựa chọn độ phân giải khác nhau. Hãy bấm vào:
    • HIGH RESOLUTION - ĐỘ PHÂN GIẢI CAO. Nhấn vào đây để tải về sách giáo khoa được chọn với độ phân giải cao, đồng nghĩa với hình ảnh tốt hơn, kích thước tệp lớn hơn, tải về lâu hơn. Bạn sẽ thấy màn hình sẵn sàng để tải tệp sách giáo khoa được chọn về máy tính của bạn.
    • LOW RESOLUTION - ĐỘ PHÂN GIẢI THẤP. Nhấn vào đây để tải về sách giáo khoa được chọn với độ phân giải thấp, đồng nghĩa với hình ảnh xấu hơn, kích thước tệp nhỏ hơn, tải về nhanh hơn. Tương tự như ở trên, bạn cũng sẽ thấy màn hình sẵn sàng để tải tệp sách giáo khoa được chọn về máy tính của bạn
  3. Order a print copy - Đặt một bản sao được in. Bạn có thể đặt in cuốn sách với một vài lựa chọn:
    • Theo các đơn hàng với các cửa hàng sách (Bookstore Oders) thông qua NACSCORP. Hãy nhấn vào núm Bookstore Oders để đặt hàng. Ở trang tiếp sau, các thông tin về các đại lý của NACSCORP sẽ xuất hiện và bạn có thể liên lạc với họ để đặt hàng và có được sách giao khoa bạn muốn.
    • Theo các đơn hàng riêng lẻ (Individual Orders) qua nhà bán lẻ "OpenStax" trên Amazon với gía 58.00 USD. Hãy nhấn vào núm Individual Orders để đặt hàng.
  4. Adopt this book - Dùng cuốn sách này. Nhấn vào đây sẽ dẫn bạn tới mẫu biểu mà OpenStax muốn bạn điền vài thông tin thống kê người sử dụng cuốn sách.

Khuyến cáo[sửa]

  • Có nhiều site trên Internet có các tư liệu được cấp phép mở mà bạn có thể tự do sử dụng, miễn là bạn tuân theo các điều khoản và điều kiện được ghi trong giấy phép của từng tư liệu đó.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây