Tìm sách giáo khoa được cấp phép mở trên trang College OpenTextbook

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có nhiều trang trên Internet cung cấp các sách giáo khoa được cấp phép mở hay sách giáo khoa mở, cả theo các giấy phép tiêu chuẩn của hệ thống Creative Commons [1] lẫn của các hệ thống giấy phép mở khác, ví dụ như giấy phép tài liệu tự do GNU - GFDL (GNU Free Document License[2]) hoặc giấy phép công cộng mở (Open Public License [3]). Một trong những trang như vậy là College OpenTextbook[4] (Sách giáo khoa Mở cho các trường cao đẳng). Bạn có thể tìm kiếm và tự do sử dụng các sách giáo khoa được cấp phép mở đó.

Các bước[sửa]

Giới thiệu[sửa]

  1. Đến với trang College OpenTextbook - Sách giáo khoa Mở cho các trường cao đẳng. Hãy tới trang bằng cách gõ vào địa chỉ http://www.collegeopentextbooks.org/
  2. Giới thiệu một số thành phần của trang.
    • Trường tìm kiếm (Search...). Đây là nơi bạn sẽ gõ vào cụm từ cần tìm kiếm bằng tiếng Anh rồi nhấn phím Enter để có được kết quả tìm kiếm hoặc sử dụng các bộ lọc để tiếp tục lọc các kết quả tìm kiếm vừa được trả về đó.
    • Textbook Listings - Liệt kê sách giáo khoa. Đây là nơi liệt kê các sách giáo khoa có trên trang theo các tiêu chí khác nhau, ví dụ như:
      • Featured Books - Các cuốn sách đặc trưng.
      • Textbooks by Subject - Sách giáo khoa theo chủ đề.
      • Textbook Content Reviews - Rà soát lại nội dung sách giáo khoa. Đây là nơi bạn có thể chọn tiếp theo chủ đề để thấy được các nội dung được rà soát lại theo chủ đề đó.
      • Textbook Accessibility Reviews - Rà soát lại khả năng truy cập sách giáo khoa. Đây là nơi bạn sẽ có được kết quả rà soát lại khả năng truy cập sách giáo khoa trên trang.
      • About the Reviewers - Về những người rà soát lại. Đây là nơi bạn sẽ có được tiểu sử vắn tắt của những người đã tiến hành rà soát lại các sách giáo khoa có trên trang.
      • How to be a Reviewer - Trở thành người rà soát lại như thế nào. Đây là nơi chỉ cho bạn các thông tin có liên quan tới việc trở thành người rà soát lại các sách giáo khoa trên trang.
    • Các thành phần khác. Bạn có thể tự khám phá các thành phần khác của trang, điều có thể sẽ là công việc khá thú vị với bạn đấy.

Tìm kiếm, nhận diện giấy phép, và tải sách giáo khoa về[sửa]

  1. Tìm kiếm bằng trường tìm kiếm. Gõ từ hoặc cụm từ tìm kiếm bằng tiếng Anh vào trường tìm kiếm rồi nhấn phím Enter. Ví dụ, với từ tìm kiếm bạn gõ vào là algebra rồi nhấn Enter, bạn sẽ thấy được kết quả trả về như hình minh họa. Trong hình, bạn sẽ nhìn thấy các bộ lọc kết quả tìm kiếm khác nhau, chúng gồm:
    • Search for - Tìm kiếm. Với bộ lọc này, bạn có thể tìm theo các lựa chọn:
      • All words - Tất cả các từ.
      • Any words - Bất kỳ từ nào.
      • Exact phrase - Chính xác cụm từ.
    • Search only - Chỉ tìm kiếm. Với bộ lọc này, bạn có thể tìm chỉ theo một trong các lựa chọn sau:
      • Categories - Các chủng loại.
      • Contacts - Các mối liên hệ.
      • Articles - Các bài viết.
      • Newsfeeds - Các bộ nuôi tin.
      • Weblinks - Các đường liên kết trên Web.
      • Ngoài các bộ lọc nêu trên, bạn còn có thể lựa chọn số lượng các kết quả trả về trên trang, nếu chọn ở hộp combo Display # (Hiển thị số lượng). Bên dưới hộp chọn bạn sẽ thấy danh sách liệt kê các kết quả tìm được với từ tìm kiếm là algebra. Là thú vị để thấy kết quả đầu tiên của ví dụ này là một tài liệu được đưa lên trang rất gần đây, vào ngày 07/11/2016.
  2. Tìm kiếm bằng tính năng liệt kê sách giáo khoa. Chọn Textbook Listings (Liệt kê sách giáo khoa), chọn tiếp Textbooks by Subject (Sách giáo khoa theo chủ đề).
    • Liệt kê theo chủ đề. Ví dụ, chọn tiếp chủ đề Computer Science (Khoa học máy tính).
    • Chọn sách giáo khoa và lưu ý về giấy phép của nó. Hãy chọn sách giáo khoa bạn muốn bằng cách nhấn vào đường liên kết ở tiêu đề của sách giáo khoa đó.
    • Tải sách giáo khoa về. Với 2 ví dụ cụ thể ở trên, bạn có thể:
      • Trường hợp sách giáo khoa được cấp phép mở Creative Commons: Hãy nhấn vào các đường liên kết PDF file (Tệp PDF) hoặc Microsoft Word file (Tệp Microsoft Word) để tải tệp sách giáo khoa được chọn theo các định dạng tương ứng.
      • Trường hợp sách giáo khoa được cấp phép mở không phải Creative Commons được nêu ở đây, bạn chỉ có thể xem trực tiếp trên trực tuyến, hoặc lưu trang dưới dạng tệp siêu văn bản HTML về máy tính của bạn.

Khuyến cáo[sửa]

  • Bài viết này có khả năng chỉ cho bạn cách để xây dựng một trang có các sách giáo khoa được cấp phép mở với những thành phần cần thiết, nhất là về việc rà soát lại và giới thiệu những người rà soát lại.
  • Có nhiều trang trên Internet có các tư liệu được cấp phép mở mà bạn có thể tự do sử dụng, miễn là bạn tuân theo các điều khoản và điều kiện được ghi trong giấy phép của từng tư liệu đó.
  • Hãy tham khảo phần ‘Các yếu tố quan trọng trong hệ thống giấy phép Creative Commons’ của bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo, để có thêm thông tin về từng giấy phép Creative Commons.

Cảnh báo[sửa]

  • Có một số bài trên trang này đường liên kết bị hỏng và bạn có thể không tìm được kết quả là các cuốn sách giáo khoa bạn muốn tìm.
  • Không phải lúc nào các tài nguyên cũng được cấp phép mở theo các giấy phép của hệ thống Creative Commons. Trong nhiều trường hợp, tài liệu có thể được cấp phép mở bằng các giấy phép và/hoặc các hệ thống giấy phép khác.
  • Không phải lúc nào bạn cũng có thể tải về tài liệu bạn tìm kiếm theo định dạng quen thuộc như PDF. Trong nhiều trường hợp, tài liệu đó chỉ tồn tại ở dạng HTML và/hoặc XML.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây