Tính toán bằng sức người là gì?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mục đích đầu tiên và tối thượng của máy tính là công cụ hỗ trợ và tính toán thay cho con người. Với sự phát triển vũ bão của kỷ nguyên thông tin thì chính sức người lại trở thành một nguồn lực để giúp máy tính tính toán.

Ý tưởng có gì hay ho?[sửa]

Hàng ngày hàng giờ, sức người “rảnh rỗi” từ khắp mọi nơi trên thế giới tạo ra nguồn dữ liệu khổng lồ trên MySpace, FaceBook,…Bạn, một người dùng đang được cung cấp những dịch vụ như blog, email hoàn toàn miễn phí ư? Đúng vậy! Nhưng cũng chính bạn đang làm thuê không công đấy.

Muốn được chia sẻ và trao đổi thông tin với bạn bè, bạn phải tiêu tốn sức chú ý và dữ liệu sức chú ý từ nhiều người dùng, thông tin mà người dùng xuất bản trong các bài viết giúp hình thành những nguồn tài nguyên dữ liệu khổng lồ và thị trường mới. Đó chính là ý tưởng hết sức đơn giản tạo nên thành công cho các mô hình mạng xã hội như MySpace, FaceBook: khai thác sức người trong tính toán để kinh doanh.

Sức người không thể tính nhanh và xử lý nhiều bằng máy được, vậy ý tưởng này có gì hay ho? Tính toán bằng sức người là kỹ thuật của ngành khoa học điện toán cho phép tương tác cộng sinh người - máy điện toán dựa trên sự khác biệt về khả năng và chi phí: máy tính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đối với dữ liệu chắc chắn do con người nhập vào bằng hình thức thủ công. Bạn vẫn chưa hiểu thế nào là tính toán bằng sức người? Sức người thường được sử dụng thay cho máy điện toán trong những trường hợp máy không thể thực hiện được như gắn thẻ (tagging) để phân loại dữ liệu, đặt tên cho hình ảnh,...

Phương pháp[sửa]

Phân chia công việc trong hoạt động tính toán
Tác nhân được chọn

Tác nhân đổi mới - sáng tạo
Máy điện toán Con người
Máy điện toán Giải thuật di truyền Giải thuật di truyền tương tác
Con người Các thử nghiệm được thực hiện nhờ mô phỏng bằng máy điện toán Giải thuật di truyền dựa trên sức người
  • Trò chơi lập trình Darwin (Vyssotsky, Morris, McIlroy, 1961) và Core War (Jones, Dewdney 1984). Người tham gia sẽ giao đấu với nhau bằng các chương trình do họ viết, thông qua mô phỏng trên máy tính (mô hình điện toán), các chương trình thích hợp nhất sẽ sống xót. Tác giả được phép can thiệp vào chương trình như sao chép lại chiến thuật của đối phương, bổ sung, thay đổi chiến thuật để cải thiện cơ hội giành chiến thắng.
  • Giải thuật di truyền tương tác cho phép người dùng tạo ra bản tóm tắt thô chỉ bằng cách lựa chọn những hình ảnh mà họ ưa thích, con người chỉ đóng vai trò lựa chọn cái phù hợp, phần sáng tạo thuộc về máy tính.
  • Wiki, phần mềm dạng wiki đầu tiên do Cunningham tạo ra năm 1995 có tên gọi WikiWikiWeb. Giờ đây, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho phép nhiều người dùng sửa đổi nội dung bài viết bằng cách viết trang mới hoặc tăng chất lượng nội dung các mục từ cũ.
  • Phương pháp giải thuật di truyền dựa trên sức người như mạng tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi phố biến 3Form (http://3form.com) hay Yahoo! Answers.
  • Máy tìm kiếm xã hội như Digg, Reddit.
  • Các thử nghiệm thực hiện nhờ máy điện toán như CAPTCHA
  • Phương pháp trò chơi tương tác trực tuyến.

Động cơ thúc đẩy cá nhân[sửa]

  • Nhận được sự công bằng chia sẻ trong kết quả
  • Bồi thường trực tiếp bằng tiền (như mạng tìm kiếm xã hội Chacha hay dịch vụ Mturk của Amazon)
  • Mong muốn đa dạng hóa hoạt động
  • Cảm nhận hài lòng
  • Tính tò mò, muốn kiểm tra lại công việc
  • Tình nguyện
  • Giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi, ban đặc quyền
  • Mong muốn được giải trí qua những trò chơi mang tính cạnh tranh về mặt tinh thần.
  • Mong muốn giao tiếp và chia sẻ tri thức
  • Mong muốn được chia sẻ với người dùng qua đó tìm kiếm khả năng đổi mới từ cải thiện của họ
  • Mong muốn ảnh hưởng lên hệ thống và kết quả cuối cùng

Mô hình tổ chức xã hội[sửa]

Trong bài thuyết trình về dùng sức người trong tính toán, ngày 26 tháng 7 năm 2006, Luis von Ahn - giáo sư trợ giảng tại Khoa Khoa học máy tính, Đại học Carnegie Mellon – đã cho biết một con số ấn tượng: Kênh đào Panama được hoàn thành bằng 20 triệu giờ sức người, chưa bằng số giờ mà mọi người trên khắp thế giới chơi trò chơi Solitarie trên máy tính trong một ngày. Thật khôi hài nhưng đó là sự thật. Vậy nên cũng chẳng lạ gì khi có những “trò chơi” nghe có vẻ “nhảm nhí” như dự đoán xu hướng giá chứng khoán, dự đoán thời tiết qua trò chơi trên mạng hay phân loại và đặt tên cho hình ảnh, gắn thẻ (tagging) cho bài viết,…đều là những công cụ khai thác số đông sức người trong tính toán.

Thành công ở Việt Nam[sửa]

Không phải là mô hình đầu tiên ở Việt Nam khai thác sức mạnh trí tuệ tập thể và mạng xã hội dựa trên ý thức người dùng nhưng BaamBoo Tra từ (http://tratu.baamboo.com) lại gặt hái được nhiều thành công nhờ hậu thuẫn tài chính từ VC Corp. Ra đời năm 2007, sau hơn 1 năm hoạt động, BaamBoo tra từ đã có hơn 1 triệu lượt sửa đổi và hàng chục nghìn thành viên. Nguồn dữ liệu khổng lồ và liên tục được người dùng đóng góp thêm đã BaamBoo Tra Từ trở thành sản phẩm thu hết thêm người dùng đến với công cụ tìm kiếm BaamBoo. Tất nhiên, càng nhiều người dùng BaamBoo Tra từ thì công cụ tìm kiếm của BaamBoo càng bán được nhiều quảng cáo.

Tham khảo[sửa]