Tương tác giữa virus và vật chủ (trang tiếp)
Tuy vậy, những ảnh hưởng phụ của IFN làm hạn chế khả năng ứng dụng chúng trong điều trị bao gồm: - Các ảnh hưởng chung: Sốt, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan: IFN có tính độc đối với thận, gan, tủy xương, tim
1.2. Bổ thể
Hầu hết virus không gắn bổ thể bằng con đường khác. Tuy nhiên, sự phản ứng qua lại của kháng thể gắn bổ thể với các tế bào bị nhiễm virus hoặc với virus chưa "cởi áo" có thể dẫn đến làm tan tế bào chủ hoặc làm tan virus. Như vậy, bằng cách thức tác động đến hệ thống miễn dịch đặc hiệu, bổ thể đóng vai trò nhất định giúp cơ thể vật chủ chống lại virus.
1.3. Các cytokine (cytokines): Cytokines là các protein hay các peptide do tế bào sản xuất và có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển hay biệt hóa của các tế bào (các tế bào bị ảnh hưởng có thể cùng loại hoặc khác loại với tế bào sản sinh cytokine). Các cytokine như Tumor necrosis factor alpha (TNF-alpha), interleukin-1 (IL-1) và IL-6 được sản xuất bởi các đại thực bào đã được hoạt hóa có khả năng kháng virus (thử in vitro) nhưng tác dụng kháng virus của chúng trong co thể động vật (in vivo) chưa được làm rõ.
2. Các kháng thể
Kháng thể ho hệ miễn dịch sản sinh ra có tác dụng giúp cơ thể chống lại virus xâm nhập, phục hối bệnh và ngăn cản sự xâm nhập lần sau của virus. Các kháng thể IgG, IgM và IgA đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch kháng virus nhưng vai trò của mỗi kháng thể phụ thuộc vào loại virus và đướng xâm nhập của virus. Ví dụ, IgA có tác dụng mạnh hơn trong trường hợp virus xâm nhập qua niêm mạc trong khi IgG thể hiện vai trò lớn hơn khi virus có mặt trong máu. Kháng thể vừa có tác dụng giúp vật chủ chống lại virus vừa có ảnh hưởng không có lợi đến chính cơ thể vật chủ.
2.1. Tác dụng của kháng thể
Trung hòa trực tiếp virus bằng cách ngăn cản không cho virus kết hợp với các receptor của chúng trên tế bào vật chủ hoặc ngăn cản không cho virus xâm nhập vào tế bào.
Ngăn chặn quá trình "cởi áo virus" thông qua tác động đến các protein của virus tham gia vào quá trình này.
Kháng thể kết hợp bổ thể trợ giúp cho quá trình làm tan các tế bào nhiễm virus hay làm tan các virus chưa được cởi áo.
Tác động như các opsonin (các protein gắn kết với bề mặt virus) và tạo điều kiện cho các đại thực bào tiêu diệt virus bằng cách làm tăng độ "kết dính" hay kết hợp thông qua Fc hoặc Ceb receptor.
Tế bào nhiễm virus chưa cởi áo chịu tác động của kháng thê và có thể bị tiêu diệt bởi các tế bào K.
2.2. Ảnh hưởng không có lợi đối với vật chủ
2.3. Huyết thanh học
3. Các yếu tố thuộc về tế bào 3.1. Các yếu tố không đặc hiệu
- Đại thực bào
- NK cells
3.2. Các yếu tố đặc hiệu
- Lympho bào T
4. Tóm tắt cơ chế phòng vệ của vật chủ
- Các đáp ứng không đặc hiệu xuất hiện sớm:
+ Sốt: Hạn chế virus nhân lên.
+ Thực bào: Chống lại virus
+ Viêm: Hạn chế sự nhân lên sủa virus
+ Hoạt động của các tế bào diệt tự nhiên (NK cells): Tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus.
+ Interferon: Hạn chế virus nhân lên, thiết lập phản ứng miễn dịch của cơ thể.
- Các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào:
+ Lympho bào T được phân biệt bởi protein bề mặt CD8 (cytotoxic T lymphocyte): Tác động đến các tế bào đã bị nhiễm virus.
+ Các đại thực bào đã được hoạt hóa: Tác động đến virus và các tế bào đã nhiễm virus.
+ Các lymphokine: Tiêu diệt tế bào đã bị nhiễm virus và hình thành đáp ứng miễn dịch.
+ Các độc tố tế bào phụ thuộc kháng thể tác động qua trung gian tế bào (ADCC): Tác động đến các tế bào đã bị nhiễm virus.
- Đáp ứng miễn dịch dịch thể tác động đến virus và các tế bào nhiễm virus:
+ Kháng thể (antibody)
+ Kháng thể + bổ thể (như C1, C2, ...C8, factor B, factor D...)
5. Vai trò của cơ chế phòng vệ
Vai trò của các yếu tố phòng vệ phụ thuộc vào loại virus, đường xâm nhập vào cơ thể và phương thức xâm nhiễm sang các tế bào mới. Kháng thể sẽ ít có tác dụng với herpes virus hay paramyxoviruses do chúng có khả năng xâm nhiễm vào các tế bào lành qua phương thức hợp bào hay qua các cầu nối tế bào. Trong trường hợp này, miễn dịch qua trung gian tế bào có tác dụng hơn. Nếu virus chỉ xâm nhiễm các tế bào màng nhầy thì kháng thể dịch thể IgA đóng vai trò quan trọng.
Xác định vai trò của các yếu tố phòng vệ trong từng trường hợp rất quan trọng trong nghiên cứu vaccine phòng bệnh. Nếu IgA đóng vai trò quan trọng đối với việc chống lại một virus nào đó thì vaccine cần cần có tác dụng kích thích sản sinh IgA. Nếu CTL (cytotoxic T lymphocyte) đóng vai trò quyết định hơn thì vaccine phải kích thích được sản sinh CTL. Vaccine sống thường kích thích sản sinh CTL trong khi vaccine chết không có khả năng này.
6. Bệnh lý do miễn dịch chống virus
Mặc dù cơ thể có hệ thống phòng vệ chống lại sự xâm nhập và nhân lên của virus, hạn chế hủy diệt tế bào nhưng có khi các phản ứng phòng vệ lại dẫn đến làm tổn thương các mô trong cơ thể. Ví dụ, phức hợp kháng thể chống cytomegalovirus co theo máu đến thận và khớp, tích tụ tại các cơ quan này và có khi gây viêm khớp, viêm cầu thận. Sự kết hợp kháng thể + bổ thể và có thể dẫn đến sự sản sinh một lượng lớn bổ thể, làm tăng tính thấm thành mạch, gây sốc do xuất huyết và có thể gây chết vật chủ...
7. Khả năng hạn chế đáp ứng miễn dịch của virus
Một số loại virus có khả năng ức chế hay hạn chế đến mức tối đa tác dụng của hệ thống phòng vệ và đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ. HIV xâm nhiễm các tế bào CD4+ có khả năng phá hủy đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Virus gây bệnh sởi xâm nhập các lympho bào, ức chế quá trình biệt hóa và phân chia của các tế bào này. Khả năng chống các đáp ứng miễn dịch của virus là vấn đề được quan tâm trong sản xuất vaccine.
Một số phương thức của virus dùng để chống hay tránh các tác nhân phòng vê của vật chủ:
Chống các interferon:
+ Epstein-Bar virus sử dụng các RNA kích thước nhỏ (EBERs) khóa hoạt động của protein kinase.
+ Vaccinia virus sử dụng elF-2alpha tương đồng ngăn cản protein kinase phosphoryl hóa elF-2alpha.
Chống bổ thể:
+ Vaccinia có khả năng khóa các tác dụng của bổ thể.
Chống kháng thể:
HSV-1 sử dụng gE/gl kết hợp với Fe-gammma và khóa tác dụng của chúng lại...
v.v
trở về trang trước |