Tạm biệt nỗi sợ mèo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Báo cáo cho thấy gần như một phần tư dân số Hoa Kỳ cực kỳ sợ một loài động vật nào đó. Cụ thể thì mèo thường được xác định là loài động vật khiến nhiều người vô cùng sợ hãi. Một số người có lẽ tự hỏi làm thế nào mà một ai đó có thể sợ mèo, tuy nhiên nhiều người cho rằng có một nỗi sợ cực độ thậm chí là phi lý khi khiếp đãm loài mèo. Mặc dù cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê về các Chứng Rối loạn Tâm thần - (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Fifth Edition hay gọi tắt là DSM-V) không xác định cụ thể tên gọi cho nỗi sợ ám ảnh loài mèo, cuốn cẩm nang này thực sự chỉ ra rằng nhiều người có khả năng trải qua “Hội chứng Specific Phobia”, là nỗi sợ đồ vật, hiên tượng, tình huống có phần đặc thù, bao gồm nỗi khiếp đảm mèo. Vì thế, nếu bạn có nỗi sợ ám ảnh đối với mèo, thì bạn không phải là trường hợp duy nhất.

Các bước[sửa]

Giảm bớt mức nhạy cảm với hình ảnh và video về mèo[sửa]

  1. Tìm nhiều hình ảnh về mèo trên mạng. Đảm bảo bạn lưu mỗi hình ảnh tìm thấy vào máy tính. Cố gắng tìm nhiều mèo có nhiều kích cỡ, màu sắc, kiểu lông, v.v. khác nhau. Ngoài ra, chắc chắn tìm một số hình ảnh được chụp cận cảnh cũng như hình mô tả thói quen hằng ngày của mèo như đi bộ, ăn uống, và chơi đùa với con người.
    • Không nên giới hạn tìm kiếm hình ảnh về mèo chỉ trên mạng. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều hình ảnh tương tự trên tạp chí và tờ rơi.
  2. Chọn một hình ảnh và in nó ra, ưu tiên chọn hình có màu đẹp. Nhìn hình và xác định mức độ bạn lo sợ. Thực hiện điều này bằng cách xác định bạn trải qua cảm giác lo sợ nhiều ra sao trong mức đánh giá từ 1 đến 10.[1] Trong khi số 1 nghĩa là không sợ thì số 10 là vô cùng sợ.
  3. Mỗi ngày nhìn vào hình của mèo một vài phút. Khi làm thế, cố gắng giữ bản thân bình tĩnh. Bên cạnh đó, nỗ lực ngăn bản thân nhìn đi chỗ khác. Nếu phát hiện mình nhìn đi chỗ khác, đảm bảo bạn sẽ lại nhìn tập trung vào hình ngay khi nhận ra điều đó. Tiếp tục cố gắng mỗi ngày cho tới khi bạn chỉ hơi cảm thấy sợ khi nhìn vào hình.
    • Xác định trước xem bạn sẽ nhìn vào hình mỗi ngày trong bao lâu. 10 đến 15 phút có lẽ là khoảng thời gian hợp lý để luyện tập hoạt động này hằng ngày.
    • Nếu phát hiện bản thân đang sợ hãi, thử hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.[2] Ngồi trên chiếc ghế có thể hỗ trợ phần lưng. Hít vào để luồng khí di chuyển từ bụng lên ngực. Đếm số đến 4 khi từ từ hít vào. Sau đó thở ra để cảm nhận luồng khí di chuyển từ ngực ra ngoài cơ thể. Đếm số đến 7 khi thở ra. Lặp lại quá trình này nếu cần thiết. Thử áp dụng phương pháp thư giãn này khi bạn nhìn vào hình mèo.
    • Sau một vài ngày thực hiện bài tập này, nỗi sợ mà bạn trải nghiệm sẽ giảm bớt. Đảm bảo bạn luôn ghi chú mức độ lo sợ của mình từ 1 đến 10. Hãy nhớ, mục tiêu là nằm ở vị trí số 1 hoặc số 2 trên mức đánh giá.
  4. In ra những hình ảnh còn lại về mèo đã lưu trong máy tính. Sử dụng những hình ảnh này để tạo ra một bức nghệ thuật cắt dán bằng cách dán tất cả chúng vào một bảng quảng cáo. Khi không còn trải qua cảm giác sợ hãi việc nhìn vào hình ảnh của một con mèo nữa, thì giờ là lúc tiếp tục nhìn hình ảnh về nhiều con mèo. Cách này giúp bạn từ từ xây dựng sự tự tin. Chắc chắn là bạn sẽ dành một vài phút mỗi ngày chủ động nhìn vào bức tranh cắt dán. Tiếp tục cho tới khi những hình ảnh không còn khiến bạn sợ hãi.
    • Bạn đang từ từ tăng cường khám phá bản thân bằng cách bắt đầu với một hình ảnh về một con mèo và tiếp tục hướng tới hình ảnh về nhiều con mèo. Mục tiêu cuối cùng là giảm bớt tính nhạy cảm của bạn khi nói về mèo. Tuy nhiên, nếu khởi đầu với nhiều con mèo, điều này sẽ trở nên quá sức, khiến bạn từ bỏ trước khi có tác dụng. Do đó, quan trọng là nên bắt đầu với việc trong phạm vi xử lý của bạn.[2]
    • Bạn có thể muốn treo bức tranh nghệ thuật cắt dán ở nơi bạn thường xuyên nhìn thấy. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình giảm mức độ nhạy cảm nhanh hơn. Tuy nhiên, nên tiếp tục dành riêng 10-15 phút cho hoạt động này.
    • Hãy nhớ, mục tiêu là đạt tới số 1 hoặc 2 trên mức đánh giá nỗi sợ khi nhìn vào bức tranh nghệ thuật cắt dán về mèo.
  5. Xem video về mèo. Tìm kiếm một số video ngắn về mèo trên kênh YouTube mà bạn cảm thấy dễ chịu khi xem và liên tục xem lại chúng trong một vài ngày. Lúc khởi đầu có thể gây ra khó chịu, sợ hãi nhưng bạn nên tiếp tục xem video cho tới khi chúng không còn khiến bạn khiếp sợ.
    • Xem video là cách tuyệt vời để chuẩn bị bản thân cho giai đoạn chuyển tiếp từ việc nhìn vào hình ảnh của mèo đến thực sự tiếp xúc với chúng.
    • Một ý hay là nhờ bạn bè xem trước các video trên kênh YouTube trước khi bạn xem chúng. Cách này giúp tránh một số video ngẫu nhiên về loại mèo nguy hiểm khiến cho nỗi sợ ám ảnh về mèo tệ hại hơn.
    • Tiếp tục theo dõi mức đánh giá nỗi sợ của bạn. Khi đạt tới số 1 hoặc 2 trên mức đánh giá thì bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp xúc với mèo.

Tiếp xúc với mèo[sửa]

  1. Gọi điện cho một người bạn có nuôi mèo và chia sẻ với họ về nỗi sợ của bạn. Giải thích cho họ hiểu rằng bạn mong muốn học cách để trở nên thoải mái hơn khi mèo ở xung quanh và bạn cần họ giúp. Hỏi họ xem hằng ngày bạn có thể ghé qua trong một vài tuần tới để có thể làm quen tiếp xúc với mèo.
    • Đến nhà người bạn mỗi ngày có thể là điều khó khăn, tuy nhiên việc này quan trọng để bạn có thể tiếp xúc với mèo thường xuyên nhất có thể. Sắp xếp thời gian và cam kết thực hiện. Khi dần dần đặt bản thân vào điều mà bạn lo sợ, thì cơ thể sẽ điều chỉnh thích hợp và cuối cùng là ngăn chặn giải phóng hóc môn gây căng thẳng.[3] Do đó, càng dành nhiều thời gian bên mèo, thì bạn sẽ càng loại bỏ nỗi sợ mèo nhanh chóng.
    • Đảm bảo là bạn chọn người bạn có nuôi một con mèo thân thiện, đáng yêu. Họ có thể biết rõ liệu thú cưng của họ có thích hợp cho hoạt động này hay không. Tuy nhiên, một ý hay là bạn nên hỏi họ xem liệu con mèo này có dễ chịu trước khi bắt đầu viếng thăm.
  2. Quan sát mèo từ một khoảng xa. Lần đầu tiên tiếp xúc với mèo, đảm bảo điều đó xảy ra trong một khoảng cách dễ chịu. Yêu cầu người bạn giữ mèo trong một căn phòng khác nơi mà bạn có thể nhìn thấy nó nhưng nó lại không thể trực tiếp chạm vào bạn. Bạn cũng có thể nhờ người bạn ôm lấy con mèo khi họ đứng ở căn phòng đối diện bạn. Ở lại nhà của họ trong khoảng 10-15 phút và xin phép rời khỏi. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi bạn không còn cảm lấy lo lắng, sợ hãi.
  3. Ngồi gần mèo. Sử dụng túi chứa vật nuôi là cách tuyệt vời để khởi đầu.[4] Yêu cầu người bạn đặt con mèo vào túi chứa vật nuôi và để nó bên cạnh bạn. Cách bạn 70 cm hay 90 cm là khoảng hợp lý. Duy trì khoảng cách gần như thế với mèo trong 10-15 phút và sau đó rời khỏi. Tiếp tục bài tập tới khi bạn không còn cảm thấy sợ hãi nữa.
  4. Yêu cầu người bạn ngồi gần bạn trong khi họ đang giữ con mèo trong lòng. Cách này giúp bạn ở gần một con mèo tự do, nhưng vì người bạn đang giữ nó nên nó bị kiểm soát tốt hơn. Ngồi như vậy khoảng 10-15 phút và rồi rời khỏi. Tiếp tục luyện tập đến khi bạn không trải qua cảm giác sợ hãi nữa.
    • Hãy nhớ, bạn không cần phải chạm vào con mèo vào thời điểm này. Mục tiêu là ở gần vật nuôi này để có thể làm quen với việc ở gần mèo không nằm trong túi chứa động vật.
    • Mặc dù điều này sẽ có khả năng gây ra một số bất tiện, nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá tải vào lúc nào đó, thì bạn hoàn toàn có thể dừng lại.
    • Luôn cố gắng kết thúc thành công. Nếu cảm thấy quá tải và quyết định từ bỏ, hãy thử yêu cầu người bạn đặt con mèo trở lại túi chứa động vật và hỏi xem họ có thể rời đi một lát không. Cố gắng đợi và rời đi cho tới khi bạn không còn cảm thấy áp lực nữa. Cách này có thể giúp giảm bớt lo lắng mà lại không gia tăng cảm giác sợ hãi.
  5. Vuốt ve mèo. Để bản thân trực tiếp tiếp xúc với mèo. Dành vài giây bắt đầu chạm vào mèo và dần dần cải thiện khả năng. Đảm bảo chỉ chạm vào mèo ở một số chỗ không khiến nó khó chịu. Bác sĩ Marty Becker khuyên rằng chỉ có một vài chỗ mà mèo thích được vuốt ve và một chỗ mà bạn nên tránh:[5]
    • Mèo thích được cọ xát ở phần dưới của cằm nơi xương hàm và phần sọ kết nối. Hai bên lỗ tai và má phía dưới bộ lông cứng cũng có thể là khu vực dễ chịu đối với hầu hết con mèo.
    • Mèo cũng thích được nhẹ nhàng vuốt ve dọc xuống phần lưng với lực nhẹ vừa phải khi bạn chạm tới phần xương đuôi.
    • Tránh chạm vào bụng mèo. Mặc dù chó cũng không thích bị chạm vào bụng, mèo cảm thấy bị tổn thương và có thể phản ứng khó chịu với cử chỉ này.
  6. Ôm mèo vào lòng. Sau khi bạn đã thoải mái vuốt ve mèo, hãy để mèo vào lòng. Để nó ở trong lòng bạn trong vài giây hoặc vài phút (bao lâu miễn là bạn cảm thấy thoải mái), và sau đó nhờ người bạn mang nó đi nơi khác. Khi bạn có thể thoải mái ôm mèo mà không hề lo sợ, thì bạn đã vượt qua nỗi sợ mèo.
  7. Thường xuyên đến gần mèo. Điều này rất quan trọng bởi vì nỗi sợ có thể tái phát nếu bạn không tiếp tục thực hành. Do đó, quan trọng là bạn cần tiếp tục ở bên mèo thật thường xuyên để nỗi sợ không có cơ hội quay lại. Cố gắng viếng thăm ngôi nhà có nuôi mèo đều đặn để bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ở bên chúng.
    • Đến cửa hàng thú cưng vào lúc bạn không có cơ hội tiếp xúc với mèo cũng là một lựa chọn lý tưởng. Cách này đặc biệt tuyệt vời nếu như người bạn nuôi mèo không có mặt ở khu phố.

Sắp xếp lại suy nghĩ[sửa]

  1. Nhận ra rằng nỗi sợ ám ảnh mèo có nguy cơ thêm trầm trọng bởi suy nghĩ vô ích.[6] Hầu hết mọi người sợ mèo đều đã ý thức được rằng mèo cũng khá vô hại. Tuy nhiên, họ lại có phản ứng sợ hãi xuất hiện trong não bộ khiến họ không thể kiểm soát được vào thời điểm hiện tại.
    • Nỗi sợ ám ảnh thường là hành vi được tích lũy.[7] Một người có thể đã có trải nghiệm tồi tệ với mèo, trong tiềm thức họ bắt đầu liên kết mèo với nhiều điều tiêu cực như bệnh tật, hoặc họ đã “tích lũy” nỗi sợ mèo từ việc quan sát phản ứng sợ hãi của bố mẹ khi mèo ở xung quanh từ khi còn là trẻ con.
    • Rất nhiều khu vực não bộ có liên quan đến nỗi sợ ám ảnh. Do đó, bạn cần thời gian để rèn luyện lại não bộ nhằm suy nghĩ và phản ứng khác đối với mèo.
  2. Tạo danh sách nhiều suy nghĩ vô ích và tiêu cực mà bạn trải qua khi ở gần mèo. Khi có thể xác định được những suy nghĩ vô ích này, thì bạn có thể bắt đầu đánh giá chúng. Bạn sẽ có khả năng nhận ra rằng hầu hết mọi suy nghĩ đó đều thuộc một (hoặc nhiều hơn) trong 3 sự xuyên tạc nhận thức:[2]
    • Dự đoán tương lai là khi một người cho rằng họ biết kết quả của sự việc sẽ là gì mà lại không có chứng cứ thực sự để chứng minh dự đoán đó. Ví dụ, bạn có thể nghĩ “Con mèo này sắp làm xước da mình” thậm chí bạn chưa từng có bất kỳ tương tác nào với con mèo đó trước đây.
    • Khái quát hóa quá mức là khi một người nhìn nhận tình huống nào đó và khái quát hóa nó đối với tất cả các tình huống. Ví dụ, bạn có thể nghĩ “Con mèo của người bạn đã từng cào mình 2 năm trước do đó tất cả con mèo đều đáng ghét”.
    • Làm trầm trọng hóa vấn đề là khi bạn dự đoán một hậu quả tiêu cực sắp xảy ra và tin rằng khi nó xảy ra, thì sẽ có kết thúc thê thảm.[8] Làm trầm trọng hóa vấn đề là lúc bạn cho rằng một tình huống sắp dẫn đến bi kịch tồi tệ nhất. Ví dụ, bạn có thể nghĩ “Nếu con mèo cào mình, thì mình sẽ bị nhiễm trùng và chết”.
  3. Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ hữu ích hơn. Bạn có thể tạo ra phát biểu thay thế để chống lại suy nghĩ tiêu cực. Khi làm thế, bạn thật sự đang rèn luyện lại tiềm thức nhằm giải phóng sự xuyên tạc nhận thức không có giá trị và thay thế chúng bằng niềm tin tích cực hơn.
    • Tập trung thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng câu tích cực giúp bạn nhấn mạnh kết quả trung lập hoặc lạc quan hơn. Ví dụ, bạn có thể thay thế suy nghĩ “Con mèo này sắp cào mình” với câu “Nhiều người tiếp xúc với mèo hằng ngày và không hề bị cào hay xước da”.
    • Bạn thậm chí có thể bắt đầu bằng cách dùng nhiều câu ít tiêu cực hơn so với suy nghĩ thực sự mà bạn có. Ví dụ, bạn có thể thay thế suy nghĩ “Nếu con mèo cào mình, thì mình sẽ bị nhiễm trùng và chết” với câu ít tiêu cực hơn, “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là con mèo cào mình và chạy mất. Mình đã từng bị cào xước da trước đây và điều này không hề nghiêm trọng. Mình sẽ không có nguy cơ bị nhiễm trùng”. Cuối cùng thì bạn có thể thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng điều gì đó thậm chí lạc quan, tươi đẹp hơn.
    • Cố gắng dùng cách này bất cứ khi nào suy nghĩ tiêu cực xuất hiện. Kết quả là bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn về mèo.

Lời khuyên[sửa]

  • Lần đầu tiên bạn bắt đầu tiếp xúc cơ thể với mèo, cố gắng thực hành hằng ngày hoặc thường xuyên nhất có thể. Tạo lịch trình và cam kết thực hiện.
  • Tiếp xúc với mèo càng nhiều thì bạn sẽ vượt qua nỗi sợ càng nhanh hơn. Khi tiếp xúc nhiều lần, bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng viễn cảnh tồi tệ nhất có thể sẽ không thực sự xảy ra. Nhưng khi bi kịch xuất hiện, thì nỗi sợ sẽ tác động.
  • Cố gắng tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên nỗi sợ. Có lẽ không chỉ là vì bản thân con mèo đang gây ra nỗi sợ, mà điều có khả năng hơn là suy nghĩ của bạn về điều sẽ xảy ra khi con mèo có mặt. Bạn lo sợ con mèo sẽ cào bạn, tấn công, cắn, hoặc có hành vi khác tổn hại bạn? Khi nhận ra, thì việc thay đổi suy nghĩ và niềm tin tiêu cực sẽ dễ dàng hơn.
  • Khi bắt đầu chạm vào mèo, cố gắng tránh tiếp xúc với mèo trong các tương tác được kiểm soát tại nhà của người bạn. Điều này sẽ giúp tránh nhiều tình huống không mong đợi có thể gây ra rủi ro.
  • Nếu không có bạn bè biết nuôi mèo, một giải pháp thay thế là nên đến cửa hàng thú nuôi hoặc đến một số nơi để tìm nhận nuôi mèo.
  • Nếu nỗi sợ mèo trở nên nghiêm trọng, có thể bạn muốn bắt đầu tăng mức thời gian một ít và tiếp tục đạt tới 10 hoặc 15 phút mỗi lần đến thăm. Bạn cũng có thể cân nhắc bắt đầu tạo liên hệ với mèo con và chuyển tới mèo trưởng thành. Khả năng là mèo con sẽ khiến bạn bớt sợ hãi.
  • Đọc sách về mèo cũng có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ.[9] Cách này có lẽ là hữu ích nhất trong suốt giai đoạn giảm tính nhạy cảm của bạn trong bước thực hành với hình ảnh về mèo.
  • Tìm hiểu trước chính xác xem bạn dự định làm gì trước mỗi lần ghé thăm mèo. Bằng cách này, nỗi sợ về điều chưa biết sẽ ít có nguy cơ ngăn cản bạn hành động.
  • Vượt qua nỗi sợ hãi và ám ảnh cần có thời gian, vì thế đừng quá cứng nhắc với bản thân nếu bạn không thể nhanh chóng vượt qua chúng như bạn nghĩ. Để bản thân vượt qua quá trình, sử dụng hiệu quả thời gian mà bạn cần.

Cảnh báo[sửa]

  • Không cho phép bản thân trở nên quá tải cực độ trong suốt quá trình này. Mặc dù khả năng là bạn sẽ trải qua một số điều khó chịu, nếu cảm thấy bị áp lực, thì nên dừng lại điều đang làm. Bởi vì bạn muốn kết quả thành công, thử quay lại bước cuối cùng mà bạn đã thực hiện nhưng lại không khiến bạn lo lắng. Ví dụ, nếu bị quá tải vì phải chăm sóc mèo, bạn có thể thử trả mèo lại cho chủ nhân của nó.
  • Đảm bảo là bạn trải qua quá trình này ở một nơi an toàn. Mèo nên thuộc sở hữu của bạn bè hoặc tổ chức đáng tin cậy hiểu rõ về con mèo và có thể chứng mình là nó có sức khỏe tốt và dễ chịu.
  • Nếu nỗi sợ mèo đang trở nên cực kỳ nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc thảo luận nỗi sợ ám ảnh với bác sĩ. Đôi khi thuốc chống lo âu có thể giúp ích.[10]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]