Tạm biệt vết muỗi đốt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Nếu bạn đang vui chơi bên ngoài vào mùa hè, và khu vực bạn đang ở là một nơi nóng nực và oi bức, thì việc bị muỗi vo ve đốt có khả năng cao sẽ xảy ra. Hãy tham khảo các mẹo sau đây để giảm tình trạng sưng phồng và tạm biệt vết muỗi chích càng sớm càng tốt, cũng như tìm cách để phòng ngừa bị muỗi đốt.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Điều trị vết Muỗi đốt[sửa]

  1. Rửa vết đốt với xà phòng và nước ngay sau khi bạn phát hiện ra có con muỗi đáng ghét nào vừa chích bạn. Sau đó, chấm một ít cồn khử trùng lên chỗ bị đốt. Loại cồn này có tác dụng làm khô vết đốt và giúp giảm ngứa xung quanh.[1]
  2. Bôi kem Calamine ngoài da (Calamine lotion) hoặc kem Hydrocortisone (trị dị ứng) lên chỗ bị muỗi chích. Cả hai loại này có thể giúp bạn giảm ngứa. Kem bôi ngoài da Calamine là sản phẩm điều trị ngứa có chứa thành phần kẽm oxit và sắt oxit thường được dùng rộng rãi trong việc giảm ngứa và dị ứng.[2] Kem Hydrocortisone được bày bán ở hiệu thuốc có chứa một lượng nhỏ steroids (khoảng 1% trong tổng số toàn thành phần) có tác dụng giúp xoa dịu vết ngứa.[3] Và chúng cũng được sử dụng một cách phổ biến.
  3. Thoa nước cây phỉ hoặc lăn nách khử mùi trên khu vực bị muỗi đốt. Với đặc tính chống ngứa và kháng viêm nhiễm, cây phỉ là thực vật được dùng rộng rãi bởi người dân da đỏ trước khi được nhập vào thị trường như một chất làm se.
    • Lăn khử mùi thường chứa aluminum chloride, rất hữu hiệu trong việc làm giảm đau và sưng tấy của vết chích do muỗi gây ra.[4]
  4. Ngâm chỗ bị muỗi đốt vào thau nước có pha muối Epsom. Muối Epsom được làm từ magie và sulfat, có thể giúp điều trị một số bệnh ốm vặt cũng như giúp tâm trí được thư giãn.[5] Magie có tác dụng điều hòa hoạt động của hàng trăm enzymes, đồng thời tăng cường mức độ serotonin trong não. Có rất nhiều cách để xoa dịu vết muỗi đốt với muối Epsom:
    • Chuẩn bị bồn tắm pha với muối Epsom. Pha loãng muỗi Epsom trong bồn tắm theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Sau đó, ngâm mình trong vòng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
    • Băng bó vùng bị muỗi đốt với muối Epsom bằng cách trộn một lượng vừa đủ muối vào nước để tạo thành hỗn hợp sệt và mỏng. Sau đó, bôi hỗn hợp này lên nơi bị chích. Lấy một chiếc khăn mặt nhúng nước nóng (gần như là nóng đến nỗi không thể chạm vào) và quấn chặt lên vết đốt trong vòng 10 phút. Lặp lại tiến trình nếu bạn thấy cần thiết.[6]
  5. Giảm sưng phồng. Để đặc biệt hạn chế việc bị sưng do muỗi đốt, bạn nên làm theo các mẹo sau:
    • Đổ đầy đá bào vào túi nhựa mỏng hoặc túi chườm lạnh. Sau đó, đặt túi đá này lên chỗ bị muỗi đốt để hạn chế việc bị ngứa, đau rát và sưng phồng.
    • Cân nhắc đến việc dùng thuốc chống histamine dạng uống hoặc theo dạng tự nhiên. Chúng sẽ giúp giảm sưng tấy và ngứa rát. Antihistamines dạng tự nhiên thường bao gồm:
      • Cây tầm ma. Một số bác sĩ khuyên bạn nên dùng một vài chế phẩm đông khô của cây tầm mà vì chúng có khả năng làm giảm lượng histamine do cơ thể sản sinh ra.[7]
      • Cây khoản đông hoa (Coldsfoot) có tác dụng hữu hiệu như một thành phần kháng histamine tự nhiên. Người Châu Âu đã từng trải qua một thời gian dài sử dụng loại cây này để chữa trị bệnh về da.[8] Lá của chúng có thể được nghiền thành bột hoặc phần chiết ra từ loại cây này có thể được uống dưới dạng viên.
      • Húng quế (basil) cũng được biết đến như một dạng loại rau thơm tự nhiên có tác dụng chống histamine. Làm nóng một vài cành lá húng quế bằng hơi nước và nhẹ nhàng áp lên khu vực nổi ngứa. Húng quế có thể làm xoa dịu cơ thể bởi vì tự cơ thể không thể chống lại tác nhân lạ (muỗi) gây ra triệu chứng ngứa.[9]

Xử lý vết Muỗi chích bằng Trị liệu tại Nhà[sửa]

  1. Sử dụng tinh dầu. Tinh dầu có thể xoa dịu làn da, điều trị viêm nhiễm, và thậm chí giảm kích cỡ của vết đốt. Nên nhận thức được loại tinh dầu nào phù hợp với làn da của bạn (và loại da), bởi vì chẳng hạn như tinh dầu hoa oải hương có thể có tác dụng thần kỳ trong việc điều trị vết chích của muỗi nhưng nó cũng đồng thời thu hút ong vò vẽ.
    • Tinh dầu tràm trà được xem là một loại thuốc tuyệt vời dành cho da liễu. Nó không chỉ có tác dụng điều trị gàu trên da đầu, nấm chân, và mụn, mà còn đóng vai trò như một đặc tính kháng viêm, giảm ngứa rát, và chứa thành phần chống vi rút có thể giúp phòng ngừa viêm nhiễm.[10]
    • Tương tự như tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương cũng giúp chữa sưng phồng, giảm viêm nhiễm, và xoa dịu cảm giác ngứa ngáy do vết muỗi đốt gây ra.[11] Cũng giống như tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương cũng có thể giúp xua đuổi muỗi. Tuy nhiên, điều khác biệt ở đây là nó có thể thu hút lũ ong trong khi đó tinh dầu tràm trà thì không.
  2. Thử dùng vỏ chuối. Bóc bỏ chuối ra và cất phần chuối bên trong đi. (Bạn có thể ăn nó để không suy nghĩ đến vết muỗi đốt nữa!) Đầu tiên, rửa vùng bị đốt với nước rửa tay, sau đó đặt phần bên trong của vỏ chuối (phần thịt) lên vết đốt trong khoảng từ 5-10 phút, và thỉnh thoảng nhớ chà nhẹ vỏ chuối lên da. Lớp vỏ này có tác dụng giúp làm dịu cơn ngứa và sẽ khô trên da nhanh chóng.[12]
  3. Sử dụng bột làm mềm thịt. Trộn một muỗng súp nước với một muỗng súp bột khô làm mềm thịt sao cho chúng tạo thành hỗn hợp sệt sệt. Bôi hỗn hợp này lên vùng bị muỗi đốt.
    • Bột làm mềm thịt thường chứa men papain hoặc bromelain, giúp lấy ngòi độc ra khỏi vết cắn của côn trùng, mà trong trường hợp này là giúp lấy nước bọt ra khỏi vết cắn của muỗi, và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.[13]
    • Chất enzyme làm mềm thịt, như papain hoặc bromelain, còn có thể tìm thấy trong rất nhiều thành phần tự nhiên khác: chẳng hạn như bromelain có thể tìm thấy trong nước ép và thân dứa,[14] trong khi đó, papain thường được tìm thấy trong quả đu đủ và đu đủ rừng.[15]
      • Nếu bạn không có sẵn bột làm mềm thịt, nhưng trong nhà bạn lại có quả đu đủ hoặc quả dứa, hãy cắt một ít phần thịt của một trong hai quả trên và bôi lên da.
  4. Thử dùng nước sơn móng tay trong. Thoa một ít nước sơn móng tay trong lên vết chích do muỗi gây ra và để khô trong vòng 5 phút. Sau đó, từ từ bóc lớp sơn ra và bôi lại lần nữa nếu cần thiết.
  5. Cân nhắc đến việc sử dụng giấm táo hữu cơ. Giấm táo hữu cơ là dung dịch thần kỳ giúp giảm ngứa ở nơi bị muỗi đốt, nhờ tính axit có trong nó. Độ pH của loại giấm này chứa rất ít tính axit, giúp "cân bằng" độ pH của làn da bị đỏ ứng do ngứa.[10] Có hai cách để áp dụng giấm táo vào khu vực bị đốt để xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu:
    • Dạng dung dịch lỏng:
      • Trộn hai phần bằng nhau gồm nước ấm và giấm táo với nhau.
      • Nhúng bông gòn vào trong dung dịch này và bôi lên vết đốt.
      • Giữ nguyên như vậy trong vòng 1 hoặc 2 phút và để khô. Bôi lại nếu bạn cảm thấy cần thiết.
    • Dạng hỗn hợp sệt:
      • Trộn hai phần bằng nhau bao gồm giấm táo và bột bắp.
      • Thoa hỗn hợp sệt này lên vết đốt và chờ cho đến khi nó khô.
      • Rửa lại bằng nước ấm.

Ngăn ngừa việc bị Muỗi chích[sửa]

  1. Thử uống một liều thuốc Vitamin B-1 hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại vitamin này có thể thay đổi mùi hương trên cơ thể bạn và làm bạn không còn mấy hấp dẫn với loài muỗi nữa.
  2. Loại bỏ tất cả khu vực có nước đọng xung quanh nhà để muỗi không còn nơi đẻ trứng. Thông thoáng máng xối, thay nước trong hồ bơi hoặc chậu nhỏ tắm chim, cũng như cất và úp thùng lớn lại để chúng không còn đọng nước lại bên trong. Bên cạnh đó, đừng đặt lốp xe xung quanh trong sân nhà bạn.
  3. Hàn lại lỗ hổng và khe hở ở cửa sổ hoặc cửa lưới.
  4. Sử dụng thuốc chống côn trùng. Nên chọn lại thuốc có chứa DEET, Picaridin hoặc tinh dầu bạch đàn chanh. Nến hương sả cũng có thể bảo vệ bạn khỏi bị muỗi chích.
  5. Mặc quần áo bảo hộ mỗi khi đi ra ngoài.
    • Tức là bạn nên mặc áo dài tay, quần dài và mang vớ. Bên cạnh đó, đừng quên đội mũ rộng vành hoặc mũ bóng chày có vành gấp trùm kín cổ để chống nắng.
    • Che mặt bằng lưới chống muỗi. Bạn có thể treo màn chống muỗi lên ghế trẻ sơ sinh hoặc xe đẩy để bảo vệ em bé khỏi bị muỗi đốt.

Làm Hỗn hợp đuổi Muỗi tại Nhà[sửa]

  1. Tự làm dụng cụ đuổi muỗi bao quanh. Để chuẩn bị cho dụng cụ có công hiệu tương tự như đèn hoặc nến bắt muỗi này, bạn nên thu thập một lon rỗng bằng thiếc có nắp, miếng xốp rửa chén còn mới, và một hoặc hỗn hợp bao gồm tinh dầu sau đây: tinh dầu oải hương, tinh dầu từ cây bạc hà hăng, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, hoặc tinh dầu sả chanh.
    • Nhúng miêng xốp vào một hoặc hỗn hợp tinh dầu trên.
    • Đặt miếng xốp vào bên trong lon, đóng lại, và chờ khoảng 24 tiếng đồng hồ.
    • Để sử dụng dụng cụ xua đuổi muỗi này, bạn chỉ cần mở nắp lon và để tinh dầu bay phảng phất xung quanh nhà.
  2. Tự làm dung dịch xịt muỗi với tinh dầu tự nhiên và giấm táo. Đây được xem là công thức cơ bản mà bạn có thể tự mở rộng và làm tỉ mỉ hơn. Để làm dung dịch này, bạn cần chuẩn bị tinh dầu khuynh diệp, nhưng nếu có thể, đừng ngại sử dụng hỗn hợp gồm những tinh dầu được liệt kê ở trên để có giảm ngứa một cách tốt nhất.
    • Bên trong bình xịt, hãy trộn:
      • 1/2 cốc nước cây phỉ.
      • 1/2 cốc giấm táo.
      • 30 đến 50 giọt tinh dầu. Chọn bất kỳ hỗn hợp tinh dầu sả, tinh dầu đinh hương, tinh dầu sả chanh, tinh dầu hương thảo, tinh dầu tràm trà, tinh dầu tràm gió, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tuyết tùng, tinh dầu bạc hà mèo, tinh dầu oải hương, hoặc tinh dầu bạc hà.
    • Lắc đều thành phần với nhau và xịt những chỗ không được che chắn trên cơ thể. Tránh xịt gần mắt hoặc miệng.
  3. Tự làm dung dịch xua muỗi từ thảo dược khô hoặc tươi. Công thức này lấy nền tảng từ thảo dược đã được nấu chín với nước cây phỉ. Nó sẽ mang lại kết quả như ý bởi vì côn trùng, đặc biệt là loài có cánh, rất ghét thảo dược nồng mùi.
    • Chuẩn bị 1 cốc nước, đổ vào trong ấm, đun lên, và thả vào đó 3 đến 4 muỗng súp bất kỳ hỗn hợp của bạc hà khô, húng lủi, sả, sả chanh, bạc hà mèo, oải hương, hoặc đinh hương. Đậy nắp lại.
    • Sau hai phút, lấy ấm ra khỏi bếp và mở nắp ra. Để như vậy cho đến khi nước ấm.
    • Lọc lấy nước và trộn phần nước được lọc với 1/2 cốc nước cây phỉ (hoặc cồn khử trùng) và cất chai xịt này trong tủ lạnh.
    • Bôi lên da mỗi khi cần dùng đến.
  4. Thoa trực tiếp oải hương hoặc tinh dầu oải hương lên da. Oải hương là loại thực vật tự nhiên có tác dụng xua đuổi côn trùng có cánh, đặc biệt là đuổi bọ chét có trên chó hoặc mèo nhà bạn. Chấm trực tiếp một ít tinh dầu oải hương lên cổ tay hoặc khu vực nào đó không được che chắn trên cơ thể.
  5. Chà nhẹ tinh dầu bạc hà hoặc bất cứ thành viên nào của họ bạc hà lên da một cách trực tiếp. Bạc hà được xem như là một loại thực vật tự nhiên khác có tác dụng chống côn trùng có cánh và chúng có mùi hương ngọt ngào và dễ chịu. Bạc hà, húng lủi, bạc hà mèo, và bạc hà hăng là những loại thảo dược tuyệt vời trong việc xua đuổi côn trùng có cánh đáng ghét mà vẫn lưu mùi hương thơm ngát trên cơ thể bạn.
  6. Chà trực tiếp lá húng quế hoặc tinh dầu húng quế lên da. Húng quế là một loại rau thơm có mùi thơm nồng mà hầu hết côn trùng có cánh đều ghét. Và loại rau này đặc biệt rất có ích trong việc xua đuổi bướm đêm.[16]
  7. Xoa trực tiếp tỏi lên da. Tỏi thường ít phổ biến hơn các loại khác, lý do duy nhất ở đây là chúng có mùi rất đặc trưng. Nhưng trong trường hợp bạn hoàn toàn bế tắc, và bạn chỉ có sẵn tỏi để sử dụng, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ chà một ít tỏi lên da để đuổi côn trùng có cánh đi chỗ khác.

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh gãi mạnh lên vùng da bị muỗi đốt. Bạn có thể sẽ làm xước da và điều đó có nghĩa là sẽ mất một thời gian dài để hồi phục và dễ dàng có nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • Khi sử dụng nước sơn, hãy đảm bảo rằng da bạn không bị xước hoặc trầy bởi bị tình trạng này sẽ dẫn đến viêm da và đau đớn.
  • Để diều trị vết muỗi chích, đầu tiên bạn nên rót đầy nước vào bình xịt. Sau đó, rắc ít muối vào trong nước, và xịt dung dịch nước muối này lên chỗ bị đốt và chờ khoảng 35 giây. Hãy lau sạch lại bằng khăn mặt nhỏ.
  • Bạn có thể dùng móng tay để trực tiếp tạo dấu "X" lên vết đốt. Hành động này sẽ giúp bạn hết ngứa.
  • Thoa kem hoặc dung dich xua đuổi côn trùng mỗi khi bạn đi ra ngoài hoặc ở gần nơi nào đó mà bạn biết sẽ có muỗi. Thói quen này sẽ giúp bạn tránh được việc bị muỗi chích. Bên cạnh đó, đừng quên mặc quần áo thích hợp giúp che chắn khu vực có nguy cơ bị muỗi đốt trên cơ thể.
  • Nếu bạn bôi giấm táo lên vùng da bị trầy xước, bạn sẽ cảm thấy đau nhói.
  • Bôi một ít kem đánh răng hương bạc hà lên vết đốt, sau đó dán lại bằng băng cá nhân trong vòng 30 phút. Hành động này sẽ làm vết đốt co lại và bớt ngứa hơn. Bạn có thể dùng kem đánh răng bạc hà có mùi thơm nồng.
  • Bọc 1 viên đá trong khăn mỏng mềm và đặt lên vết muỗi chích. Đá có tác dụng làm mát lạnh da và giúp giảm ngứa nhanh chóng.
  • Gãi hoặc cào lên chỗ bị muỗi đốt chỉ châm ngòi thêm cho chu trình ngứa ngáy diễn ra lâu hơn, đồng thời kéo dài quá trình hồi phục.
  • Chấm một ít nước hoa dùng sau quá trình cạo râu lên vết đốt trước khi đi ngủ. Khi nước hoa này nằm trên da qua đêm, chúng sẽ giúp giảm ngứa rát và tăng tốc thời gian phục hồi.
  • Đặt một chiếc muỗng được hơ nóng lên vết muỗi đốt vì nhiệt có khả năng giúp xoa dịu hóc môn là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy.
  • Làm sao nhãng bản thân bằng cách xem tivi hoặc dùng máy vi tính có thể làm tâm trí bạn tạm thời quên đi vết muỗi chích.
  • Dùng bông gòn thấm một ít cồn methanol và chấm lên khu vực bị muỗi chích có thể giúp chúng nhanh lành hơn.
  • Tự làm hỗn hợp sệt bao gồm baking soda và nước cây phỉ. Bôi hỗn hợp này lên da cho đến khi chúng tự khô. Sau đó, rửa lại thật sạch với nước lạnh.
  • Bôi kem chống ngứa cứ 2 tiếng một lần vào mỗi ngày.
  • Thoa bất kỳ sản phẩm trị mụn nào lên vết đốt để giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Rót nước ấm vào một trong những chai nhỏ. Mỗi khi bạn cảm thấy ngứa, hãy đặt bình nước ấm lên vùng da bị muỗi chích.
  • Tủ thuốc của bạn nên dự trữ kem hoặc gel đặc trị ngứa, đặc biệt là ngứa do côn trùng đốt hoặc do cây thường xuân độc.
  • Thử chà một lát hành sống lên vết muỗi đốt.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác xung quanh việc bị muỗi đốt, như sốt, đau nhức toàn cơ thể, ói hoặc nôn mửa, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Muỗi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, ví dụ như bệnh virut Tây sông Nile (West Nile virus), sốt xuất huyết, và sốt dengue. Tất cả bệnh trên cần được điều trị theo phương thức y khoa.
  • Bạn có thể trải qua phản ứng dị ứng mãnh liệt đối với vết đốt. Chứng phát ban cấp tính, thở dốc, và cổ họng sưng cần sự can thiệp trực tiếp của y tế.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này