Tạo và sửa video trong YouTube Video Editor

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn muốn tạo ra một dự án video gồm các thành phần không chỉ toàn là các đoạn video ghép nối liên tục với nhau, mà là sự sắp đặt xen kẽ giữa các đối tượng khác nhau như video, audio, hình ảnh, văn bản và cả các đoạn chuyển tiếp nữa, và bạn chưa biết tìm đâu ra công cụ để thực hiện việc đó? Bài viết này giúp bạn có thể làm được điều đó với trình soạn sửa video của YouTube - YouTube Video Editor[1].

Các bước[sửa]

Trình soạn sửa video của YouTube - YouTube Video Editor[sửa]

  1. Đi tới YouTube Video Editor. Để đi tới được YouTube Video Editor - Trình soạn sửa video trên YouTube, bạn hãy đi tới địa chỉ: https://www.youtube.com/editor. Giả thiết bạn đã có tài khoản của Google và vì thế bạn sẽ thấy màn hình kênh video trên YouTube của riêng bạn xuất hiện.
  2. Giới thiệu YouTube Video Editor. Màn hình của YouTube Video Editor, gọi tắt là YVE, được chia thành 4 phần sau đây:
    • Phần 1: dòng trên cùng: là dòng dành cho các chức năng chung của YouTube, nổi bật là chức năng tìm kiếm.
    • Phần 2: dòng thứ hai gồm các thành phần sau:
      • Mũi tên hướng sang bên trái. Nhấn vào đây để quay lại trình quản lý video (Video Manager).
      • Hộp combo Project (Dự án). Đây là nơi lưu lại các dự án video bạn đã từng làm. Bạn có thể chọn làm việc lại với một trong số các dự án bạn đã từng làm từ hộp combo này.
      • Trường tên dự án video, với mặc định là My Edited Video (Video được soạn sửa của tôi). Bạn có thể thay nó bằng một cái tên bất kỳ bạn thích khi tạo một dự án video mới.
      • Cụm từ All changes saved (Tất cả các thay đổi được lưu lại). Khi bạn làm việc với dự án video, những thao tác của bạn với các đối tượng có khả năng được tự động lưu lại.
      • Núm Create video (Tạo video). Bạn sẽ thường phải nhấn vào núm này mỗi khi kết thúc làm việc với dự án video để nhờ YouTube xử lý và lưu lại video bạn đã tạo ra.
    • Phần 3: thân chính của YVE, với các thành phần sau:
      • Màn hình lớn video, nơi bạn theo dõi đối tượng video và/hoặc hình ảnh được chọn khi làm việc với chúng. Bên phải màn hình là dòng các biểu tượng của các đối tượng với các hình biểu tượng tương ứng.
      • Biểu tượng máy quay video. Đây là biểu tượng mặc định được chọn khi bạn đi tới https://www.youtube.com/editor. Nó chính là nơi bạn sẽ nhìn thấy các video bạn đã từng tải lên hoặc tạo ra trong kênh YouTube của bạn. Bạn có thể chọn hoặc tìm (ở dòng search video - tìm kiếm video, nằm bên dưới) một video từ các video bạn đã từng tải lên hoặc tạo ra trong kênh YouTube của bạn để làm việc trong dự án video.
      • Biểu tượng hình tròn có chữ CC bên trong. Nhấn vào đây sẽ mở ra trang liệt kê các video được cấp phép mở Creative Commons[2] có sẵn, nơi bạn có thể chọn hoặc tìm (ở dòng Search Creative Commons video - Tìm kiếm video được cấp phép Creative Commons, nằm bên dưới) một video để làm việc trong dự án video. Bài viết này sử dụng video có tên là Black boat (Con tàu đen) được chọn từ các video có sẵn và được cấp phép mở Creative Commons để làm ví dụ thực hành trong bài.
      • Biểu tượng chiếc máy chụp ảnh. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới trang màn hình làm việc với các hình ảnh trong dự án video. Tại đây, bạn có thể thêm các hình ảnh vào video của mình bằng cách chọn các hình ảnh từ tài khoản Google hoặc tải lên các hình ảnh mới từ máy tính của bạn, rồi chèn chúng vào (các) dự án video của bạn. Để làm việc này, hãy nhấn vào núm Add more photos (Thêm các ảnh chụp). Sau khi thêm các hình ảnh, hãy nhấn núm Add photos to project (Thêm các hình ảnh vào dự án) để đưa các hình ảnh đó vào kho dự án video của bạn.
      • Biểu tượng nốt nhạc. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới trang màn hình làm việc với các tệp audio (âm nhạc/âm thanh/tiếng nói). Bạn có thể chọn một trong các tệp audio từ danh sách liệt kê bên dưới để sử dụng trong dự án video của mình bằng cách rồi rê nó tới và đặt nó trên dòng thời gian của YVE.
      • Biểu tượng chuyển tiếp giữa 2 đối tượng. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới trang màn hình làm việc với các dạng chuyển tiếp giữa 2 đối tượng bằng cách chọn một trong các dạng chuyển tiếp từ danh sách liệt kê bên dưới để sử dụng trong dự án video của mình bằng cách rê nó tới và đặt nó trên dòng thời gian của YVE.
      • Biểu tượng chữ a đậm. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới trang màn hình làm việc với văn bản như là (các) đối tượng văn bản độc lập trong dự án video của mình bằng cách chọn một trong các mẫu văn bản có sẵn từ danh sách liệt kê bên dưới rồi rê nó tới và đặt nó trên dòng thời gian của YVE.
      • Biểu tượng dấu hỏi. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn tới trang màn hình, nơi YVE gợi ý bạn làm việc với các đối tượng bằng bàn phím.
    • Phần 4: dòng thời gian (timeline) của YVE, với các đối tượng sau:
      • Biểu tượng máy quay video với ô có cụm từ Drag videos here (Rê các video vào đây). Đây là nơi bạn sẽ rê các video được chọn từ các danh sách liệt kê vào để làm việc. Không chỉ video, bạn cũng có thể rê các đối tượng khác vào dòng thời gian để làm việc cùng với các video như hình ảnh, chuyển tiếp hoặc văn bản.
      • Biểu tượng nốt nhạc với ô có cụm từ Drag audio here (Rê audio vào đây). Đây là nơi bạn sẽ rê vào một tệp audio được chọn từ danh sách liệt kê các tệp audio để làm việc với toàn bộ dự án video của mình.
      • Thanh đánh dấu phân cách thời gian giữa các đối tượng. Đúng như tên của nó, thanh này dùng để phân cách về thời gian giữa các đối tượng được sắp đặt trên dòng thời gian của YVE, ví dụ như giữa các đối tượng video với video; giữa video với hình ảnh; giữa hình ảnh với văn bản .v.v. Bạn có thể dịch chuyển thanh này theo chiều ngang về 2 phía để định vị nơi phân cách thời gian giữa các đối tượng.
      • Công cụ phóng to thu nhỏ. Công cụ này bạn nhìn thấy ở góc phải dưới cùng màn hình của YVE. Khi trên dòng thời gian của YVE đã có (các) đối tượng video cùng các đối tượng khác ở dòng trên và đối tượng audio ở dòng dưới, bạn thường sẽ sử dụng công cụ này để làm cho bài nhạc được chọn chơi cùng với sự chuyển động của (các) video và các đối tượng khác ở dòng trên.

Các nguyên lý cơ bản khi làm việc với các đối tượng trong YouTube Video Editor[sửa]

  1. Khái niệm dự án video. Một dự án video được tạo ra trong YVE là dự án mà kết quả của nó có thể là một video được tạo ra từ các đối tượng: (1) video; (2) hình ảnh; (3) âm thanh/tiếng nói/nhạc, gọi chung là audio; (4) chuyển tiếp (transition); (5) văn bản; và chúng được lắp ghép, soạn sửa trên dòng thời gian của YVE. Một dự án video có thể cấu thành từ:
    • Đối tượng video: một hoặc nhiều video đứng liền nhau hoặc xen kẽ với các đối tượng khác như hình ảnh, chuyển tiếp và văn bản.
    • Đối tượng hình ảnh: có thể có một hoặc nhiều hình ảnh đứng xen kẽ với một hoặc nhiều video, cùng với các đối tượng khác như chuyển tiếp và văn bản.
    • Đối tượng audio: thường có 1 tệp audio được chọn cho toàn bộ dự án video, dù hoàn toàn có khả năng sử dụng nhiều tệp audio cho dự án video đó.
    • Đối tượng chuyển tiếp: một hoặc nhiều chuyển tiếp (Transition), được đặt giữa các đối tượng theo ý thích của bạn, ví dụ như giữa video với hình ảnh, giữa video với video và/hoặc giữa hình ảnh với hình ảnh.
    • Đối tượng văn bản (Text): giống như đối tượng chuyển tiếp, các đối tượng văn bản cũng có thể được đặt xen kẽ giữa các đối tượng khác và ở bất kỳ nơi nào bạn muốn trên dòng thời gian của YVE. Các đối tượng văn bản có thể được áp dụng theo 2 cách:
      • Cho từng đối tượng video và/hoặc hình ảnh.
      • Là đối tượng đứng riêng như một hoặc vài thành phần của toàn bộ dự án video.
  2. Sắp đặt các đối tượng trong một dự án video của YVE. Sắp đặt các đối tượng trong một dự án video của YVE là bất kỳ, phù hợp với mục đích của bạn. Dưới đây đưa ra 2 ví dụ:
    • Ví dụ về sắp đặt các đối tượng khác nhau trên dòng thời gian của YVE trong một dự án video. Trong hình bên dưới, chữ Trans là viết tắt cho đối tượng Transition (chuyển tiếp).
    • Sắp đặt đơn giản có đủ các đối tượng tham gia là ví dụ bài viết này chọn để thực hành, ví dụ như với tuần tự sắp xếp là: Text, Video, Transition, Picture, Text.

Làm việc với các đối tượng trên dòng thời gian của YVE[sửa]

  1. Lên kế hoạch sắp đặt cho dự án video. Giả thiết bạn chọn cách sắp đặt thứ 2 như được nêu ở trên.
  2. Làm việc với đối tượng video. Xem bài Làm việc với đối tượng video trong YouTube Video Editor.
  3. Làm việc với đối tượng hình ảnh. Xem bài Làm việc với đối tượng ảnh trong YouTube Video Editor.
  4. Làm việc với đối tượng chuyển tiếp.
    • Sau khi đã làm việc xong với 2 đối tượng video và hình ảnh trên dòng thời gian của YVE, bạn hãy nhấn vào bất kỳ chỗ trống nào ở khu vực dòng thời gian của YVE để đi tới màn hình ban đầu của YVE, nơi bạn có thể chọn biểu tượng chuyển tiếp.
    • Hãy chọn một chuyển tiếp trong danh sách liệt kê bên dưới, ví dụ chọn chuyển tiếp có tên là star (ngôi sao), bằng cách nhấn vào nó rồi rê nó xuống tới dòng thời gian của YVE rồi đặt nó nằm giữa 2 đối tượng video và hình ảnh đã làm việc xong trước đó rồi. Bạn sẽ thấy màn hình được đổi tức thì sang màn hình mới, nơi bạn có thể làm việc với đối tượng chuyển tiếp. Mặc định, bạn sẽ thấy YVE đặt thời gian hiển thị chuyển tiếp là 2 giây, nhưng bạn có thể co kéo để tăng hoặc giảm khoảng thời gian hiển thị này theo ý của bạn.
    • Hãy để cho video chạy tới hết thời gian của nó để đi vào thời gian của đối tượng chuyển đổi hình sao và bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển tiếp từ video sang hình ảnh với đối tượng chuyển tiếp hình sao đó. Với đối tượng chuyển tiếp hình sao này, bạn có thể chọn cách nó hiển thị, hình sao đi từ ngoài vào trong hoặc hình sao đi từ trong ra ngoài, bằng cách nhấn vào các núm bên dưới dòng chữ Direction (Hướng).
  5. Làm việc với đối tượng văn bản (hoặc tiêu đề) - ký tự a đậm.
    • Sau khi làm việc xong với đối tượng chuyển tiếp, bạn hãy nhấn vào bất kỳ chỗ trống nào ở khu vực dòng thời gian của YVE để đi tới màn hình ban đầu của YVE, nơi bạn có thể chọn biểu tượng văn bản (hoặc tiêu đề) - chữ a đậm.
    • Hãy chọn một mẫu văn bản tiêu đề trong danh sách liệt kê bên dưới, ví dụ chọn mẫu có tên là Centered title (Tiêu đề căn ở giữa), bằng cách nhấn vào nó rồi rê nó xuống tới dòng thời gian của YVE rồi đặt nó nằm ở đầu tiên trên dòng thời gian của YVE, trước tất cả các đối tượng đã làm việc xong trước đó rồi. Bạn sẽ thấy màn hình được đổi tức thì sang màn hình mới, nơi bạn có thể làm việc với đối tượng văn bản tiêu đề. Mặc định, bạn sẽ thấy YVE đặt thời gian hiển thị đối tượng văn bản tiêu đề là 2 giây, nhưng bạn có thể co kéo để tăng hoặc giảm khoảng thời gian hiển thị này theo ý của bạn. Với văn bản tiêu đề, bạn có thể có chọn các lựa chọn sau:
      • Thay đổi phông chữ, bằng cách chọn từ hộp các phông chữ (Font), với mặc định là phông chữ Open Sans.
      • Thay đổi dạng chữ, bằng cách chọn núm B (Bold) - đậm, hoặc chọn núm I (Italic) – nghiêng.
      • Thay đổi kích cỡ chữ, bằng việc chọn từ hộp các kích cỡ chữ (Size), với mặc định là Medium (cỡ chữ trung bình).
      • Thay đổi màu chữ, bằng việc chọn từ hộp màu chữ (Color).
      • Tạo màu nền cho nền của dòng văn bản, bằng việc chọn từ hộp màu nền văn bản (Background color).
      • Tạo văn bản, bằng việc gõ cụm từ bất kỳ bạn muốn vào trường Text (Văn bản), nơi mặc định có dòng chữ Enter Text Here (Gõ văn bản vào đây). Ví dụ, bạn có thể gõ: ‘Tập làm dự án video với YouTube Video Editor’, với văn bản được sắp đặt thành 2 dòng bằng việc nhấn phím Enter ở nơi bạn muốn xuống dòng, và với phần nền văn bản tiêu đề màu xanh lá cây đậm, như trong hình minh họa.
    • Sau khi làm việc xong với đối tượng văn bản tiêu đề, bạn hãy nhấn vào bất kỳ chỗ trống nào ở khu vực dòng thời gian của YVE để đi tới màn hình ban đầu của YVE, nơi bạn có thể chọn lại biểu tượng văn bản để tiếp tục phần văn bản ở cuối cùng, như mẫu sắp đặt bạn đã chọn ban đầu.
    • Hãy chọn một mẫu văn bản tiêu đề trong danh sách liệt kê bên dưới, ví dụ chọn mẫu có tên là Banner, bằng cách nhấn vào nó rồi rê nó xuống tới dòng thời gian của YVE rồi đặt nó nằm ở sau cùng trên dòng thời gian của YVE, sau tất cả các đối tượng đã làm việc xong trước đó rồi. Bạn sẽ thấy màn hình được đổi tức thì sang màn hình mới, nơi bạn có thể làm việc với đối tượng văn bản này. Mặc định, bạn sẽ thấy YVE đặt thời gian hiển thị đối tượng văn bản tiêu đề là 2 giây, nhưng bạn có thể co kéo để tăng hoặc giảm khoảng thời gian hiển thị này theo ý của bạn. Với văn bản được chọn này, bạn có thể có chọn các lựa chọn, giống như những gì được nêu trong bước Text - Văn bản của bài Làm việc với đối tượng video trong YouTube Video Editor.
      • Hãy gõ văn bản vào trường Text (Văn bản), nơi mặc định có dòng chữ Enter Text Here (Gõ văn bản vào đây). Ví dụ, bạn có thể gõ thành 2 dòng:
        • Dòng trên với cụm từ: Tập làm dự án video với YouTube Video Editor
        • Dòng dưới với cụm từ: Tác giả: Họ và tên của bạn, giấy phép CC BY
        • Lưu ý: Bạn không thể gõ hơn 2 dòng văn bản và YVE sẽ cảnh báo bạn về điều đó bằng một dòng chữ màu đỏ với nội dung: Warning: Exceeded the maximum number of lines of text that can be displayed (Cảnh báo: Đã vượt quá số lượng dòng tối đa có thể được hiển thị).
  6. Làm việc với đối tượng audio. Làm việc xong với các đối tượng văn bản, bạn hãy nhấn vào bất kỳ chỗ trống nào ở khu vực dòng thời gian của YVE để đi tới màn hình ban đầu của YVE, nơi bạn có thể chọn biểu tượng nốt nhạc để làm việc với đối tượng audio.
    • Hãy chọn một bài nhạc trong danh sách liệt kê bên dưới rồi rê nó xuống dòng thời gian của YVE, nơi có ô chữ nhật với dòng chữ Drag audio here - Rê audio vào đây. Giả sử, tệp audio được chọn để làm việc là Shoulder Closures - Gunnar Olsen (tên bài nhạc và Shoulder Closures, tên tác giả là Gunnar Olsen). Nếu để tự nhiên như trên hình minh họa, thì bài nhạc sẽ được chơi một cách riêng biệt khi được chọn, mà không chơi cùng với video và các đối tượng khác trong dự án video.
    • Hãy sử dụng công cụ phóng to thu nhỏ ở góc phải dưới cùng màn hình của YVE bằng cách kéo giãn chung tất cả các đối tượng dòng trên theo cùng bài nhạc ở dòng dưới để làm cho bài nhạc được chọn chơi cùng với sự chuyển động của video và các đối tượng khác ở dòng trên.
    • Bạn có thể thử chơi video để khẳng định được sự pha trộn đó cho tới tận cuối cùng.
  7. Lưu lại dự án video. Toàn bộ các thao tác làm việc với các đối tượng đã xong. Bây giờ là lúc bạn phải nhờ YouTube tạo ra và lưu giữ dự án video cho bạn.
    • Hãy nhấn vào núm Create video (Tạo video) để tạo ra và nhờ YouTube lưu lại video cùng tất cả các đối tượng trong dự án video đó.
    • Bạn sẽ được đưa sang một màn hình mới, nơi YVE nhắc bạn về việc chương trình đang tiến hành xử lý video bạn vừa tạo ra, nhắc bạn kiểm tra lại sau và xin lỗi về điều đó. Hãy nhấn vào núm Video Manager (Quản lý video) ở ngay bên dưới của video với lời xin lỗi để đi tới màn hình của Video Manager.
  8. Cấp phép mở Creative Commons cho video vừa được tạo ra. Tại màn hình của Video manager, bạn sẽ thấy video bạn vừa tạo ra ở ngay trên cùng.
    • Hãy nhấn vào ô chọn đứng trước video để chọn nó.
    • Hãy mở hộp liệt kê Actions (các hành động) ở bên trên rồi chọn Creative Commons để gắn giấy phép Creative Commons cho video vừa được tạo ra. Bằng cách này, bạn sẽ gắn giấy phép CC BY cho video đó, vì đây là giấy phép Creative Commons duy nhất trên YouTube (xem thêm Đổi giấy phép tiêu chuẩn của YouTube sang giấy phép CC BY cho video trên YouTube).
    • Bạn có thể được đưa tới một màn hình khác, nơi YouTube hỏi bạn về việc cập nhật việc cấp phép Creative Commons cho video mới được tạo ra đó.
      • Trước hết, hãy chọn ô vuông I understand that I can't undo or cancel this update once it has started (Tôi hiểu là tôi không thể lùi lại hoặc hủy bỏ cập nhật này một khi nó đã bắt đầu). Khi này, núm Yes, submit (Vâng, hãy gửi đi) mới sáng lên.
      • Hãy nhấn núm Yes, submit để khẳng định việc cập nhật. YouTube sẽ mất một chút thời gian để cập nhật video, giống như những gì bạn thấy trên hình minh họa.
    • Cập nhật thành công. Bạn sẽ thấy thông báo cập nhật thành công và biểu tượng giấy phép CC BY xuất hiện ở bên phải của hình ảnh thu nhỏ của video vừa được tạo ra. Nếu hơ chuột lên biểu tượng giấy phép đó, bạn sẽ thấy dòng chữ Creative Commons (reuse allowed), tiếng Việt có nghĩa là Creative Commons (được phép sử dụng lại).

Khuyến cáo[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]