Tẩy vết máu

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tẩy Vết Máu)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Để tẩy sạch các vết máu dính trên vải vóc là không hề dễ dàng. Cách tốt nhất là tẩy chúng trước khi mang đồ đi giặt và phơi khô, nhưng ngoài ra chúng ta cũng có một vài cách để tẩy vết máu khô trên quần áo và đồ dùng bằng vải. Những cách này vô cùng đơn giản và dễ làm mà không cần đến các loại nước tẩy chuyên dụng. Dù đó là vết máu trên chiếc quần bò yêu thích hay chiếc váy bằng lụa, chỉ cần làm theo các bước sau bạn sẽ lại có được bộ đồ sạch sẽ.

Các bước[sửa]

Tẩy Vết máu còn Mới[sửa]

  1. Giũ quần áo bằng nước lạnh. Đây là cách dễ nhất để tẩy vết máu còn mới và có tác dụng nhất khi bạn có thể làm ngay sau khi vừa bị dính máu.[1] Nếu vết bẩn dính trên thảm, đệm, hoặc đồ đạc nặng mà không thể ngâm nước, hãy dùng một miếng vải sạch hoặc miếng xốp để chà sạch các vết bẩn. Không dùng nước nóng vì nó có thể khiến vết máu càng thấm sâu vào các thớ vải.
  2. Dùng nước oxy già. Cách này chỉ áp dụng cho những vết máu còn ướt. Trước khi quyết định sử dụng oxy già bạn nên lưu ý rằng nó có thể tẩy trắng hoặc làm mục một số loại vải, và bản thân oxy già cũng có thể gây ra các vết ố trên vải. Vậy nên bạn cần cẩn thận khi dùng và nhớ thử trước trên một góc nhỏ và khuất của đồ cần tẩy. Nước oxy già có thể tẩy vết máu một cách an toàn và hiệu quả trên các bề mặt rỗ và xốp như bê tông.
    • Đổ nước oxy già lên vết bẩn. Nếu bạn tẩy trên các loại vải mềm thì pha loãng oxy già với nước theo tỉ lệ 1:1. Chú ý không để cho bọt lan ra ngoài khu vực vết bẩn ban đầu.
    • Tiếp tục đổ thêm oxy già vài lần nữa để tác động hóa học chậm lại và lượng bọt được ổn định.
    • Dùng một miếng vải để lau sạch bọt và thấm một chút nước oxy già lên vết bẩn nhiều lần cho đến khi vết bẩn biến mất.
    • Rửa các vật dụng bị bẩn bằng nước lạnh và xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
    • Bạn cũng có thể ngâm quần áo bị bẩn trong một chậu oxy già và để từ 15 đến 20 phút. Sau đó lấy quần áo ra rồi giặt sạch lại bằng nước lạnh.
  3. Dùng muối và nước cho các loại vải mềm.[2] Hãy làm thật nhanh. Bạn xử lý vết bẩn với hỗn hợp muối và nước càng nhanh thì vết bẩn càng có ít thời gian để ngấm vào sợi vải. Đó là cách tẩy vết máu tốt nhất cho các loại đồ đạc không thể rửa, giặt như đệm.
    • Rửa sạch các vết bẩn bằng thật nhiều nước lạnh. Nếu có thể, hãy xả vòi nước liên tục để nước chảy qua vết bẩn. Cách này sẽ giúp tẩy đi rất nhiều máu. Nếu vết bẩn dính trên đệm hoặc các đồ dùng nặng như đồ nội thất, hãy trộn một chút đá lạnh và nước vào một cái chậu hoặc xô rồi lau lên vết bẩn bằng một chiếc khăn ăn hoặc miếng bọt biển.
    • Chà xát vải với nhau dưới nước để lấy đi các vết bẩn còn sót lại. Nếu có thể rửa trong vòng 10-15 phút ngay sau khi bị bẩn thì bạn có thể tẩy chúng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn nhìn thấy dấu máu, hãy giặt cùng một chút muối.
    • Trộn một ít nước với muối để tạo thành hỗn hợp nước muối. Để có đủ muối thấm ướt vết bẩn, lượng hỗn hợp nước muối phải phụ thuộc vào kích cỡ của vết bẩn.
    • Chà xát hỗn hợp nước muối lên vết bẩn. Tính ăn mòn của muối và tính khử nước của hỗn hợp này sẽ làm nới lỏng các vết máu còn đọng lại và lấy nó ra khỏi sợi vải.
    • Khi vết bẩn đã biến mất, giặt sạch muối trên quần áo với nước lạnh.
    • Khi các vết bẩn đã biến mất hoặc bạn không thể giặt thêm được nữa, hãy giặt bằng cách thông thường với nước tẩy quần áo.
    • Đối với những đồ đạc không thể giặt bình thường thì dùng thật nhiều nước lạnh để rửa sạch vết máu và muối.
  4. Nếu bạn đang dùng nhà tắm công cộng thì hãy dùng xà phòng để tẩy vết bẩn. Đôi khi bạn không có sẳn nước oxy già hoặc muối. Cách này cũng tương tự như cách dùng muối, nhưng thay vì muối, bạn chà xà phòng hoặc dầu gội đầu trực tiếp vào các vết bẩn. Nếu bạn đang sử dụng phương pháp này trên thảm, đệm hoặc đồ nội thất, đừng dùng quá nhiều xà phòng vì rất khó rửa sạch xà phòng sau đó.
    • Ngâm vùng bị bẩn trong nước lạnh.
    • Xoa thật nhiều xà phòng hoặc dầu gội đầu vào những chỗ bị bẩn.
    • Chà xát vùng khó giặt giữa hai nắm tay với lòng bàn tay hướng vào nhau.
    • Tạo càng nhiều bọt càng tốt. Thêm nước nếu cần thiết.
    • Rửa bằng nước lạnh cho đến khi vết bẩn và bọt biến mất. Đừng sử dụng nước nóng. Nó làm cho các vết bẩn càng thấm sâu hơn vào sợi vải.
  5. Dùng dung dịch amoniac cho các vết bẩn cứng đầu. Trộn 1 thìa nhỏ amoniac với 1/2 chén nước lạnh và đổ nó trên vết bẩn cứng đầu. Khi các vết bẩn biến mất, giặt lại bằng nước lạnh. Tránh sử dụng amoniac trên vải lanh, lụa hoặc len.

Tẩy Vết máu Khô[sửa]

  1. Dùng kem đánh răng cho quần áo và khăn. Phương pháp này được sử dụng trên các loại vải có thể giặt bằng máy hoặc giặt sạch bằng tay. Nếu bạn dùng cách này trên thảm, hoặc đồ nội thất thì mùi kem đánh răng có nguy cơ sẽ bị bám vĩnh viễn vào sợi vải.
    • Bôi kem đánh răng lên vùng bị dính máu.
    • Hãy để cho khô kem đánh răng.
    • Rửa sạch kem đánh răng với nước lạnh.
    • Giặt vết máu với xà phòng và xả sạch với nước lạnh. Lặp lại nếu cần thiết.
  2. Dùng chất làm mềm thịt cho loại vải cứng. Cả máu và thịt đều là chất hữu cơ có thể bị phân tách bằng sự tác động của các enzym như: protease, celluloses và lipase. Về khía cạnh thương mại, chất làm mềm thịt cũng có hiệu quả khi áp dụng trên vết máu khô. Bột rửa bát hoặc các viên nang cũng thường chứa các enzym này.
    • Phương pháp này được áp dụng để làm sạch vết bẩn trên các loại vải cứng như quần jean, chứ không phải loại vải mềm. Tránh để các enzym tác động lên vải lanh, lụa hoặc len. Những enzym này phân hủy protein và có thể làm hỏng vải được làm từ protein như lụa, vải lanh và vải len.
    • Đổ một cốc nước lạnh vào chậu nhỏ.
    • Nhúng vết máu trên miếng vải vào nước.
    • Rắc một muỗng canh của sản phẩm chứa enzyme trực tiếp lên vết bẩn ướt.
    • Để khoảng 1 ngày. Cứ vài giờ lại xoa hỗn hợp lên vết bẩn một lần.
    • Giặt quần áo như bình thường bạn vẫn làm.
  3. Dùng nước bọt để làm sạch các loại vải mềm. Sử dụng nước bọt cũng là một cách hiệu quả để tẩy vết máu, vì các enzym trong nước bọt không chỉ giúp tiêu hóa thức ăn mà còn có thể phá vỡ cấu trúc protein trong các vết máu khó giặt. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ hiệu quả trên các vết bẩn nhỏ.
    • Lấy một chút nước bọt của bạn.
    • Bôi lên vết máu.
    • Chà xát để làm sạch vết bẩn.
    • Ngâm vải trong nước lạnh.

Tẩy Vết bẩn trên các Bề mặt Đặc biệt[sửa]

  1. Tẩy vết máu trên sàn gỗ cứng. Gỗ cứng có lớp vỏ ngoài giống như sáp, urethane và polyurethane để bảo vệ sàn gỗ cứng khỏi hơi ẩm, sự hao mòn và đa số các vết bẩn. Trong hầu hết các trường hợp, vết máu có thể được lau bằng giẻ và nước hoặc chất tẩy rửa gia dụng phổ biến.
  2. Tẩy vết máu trên vải satin. Satin là một loại vải mỏng, mịn và cần được xử lý cẩn thận. Sử dụng các tác nhân tẩy rửa nhẹ nhàng như muối và nước lạnh thường là mẹo khá hữu ích, đặc biệt là khi vết máu vẫn còn mới.
  3. Tẩy vết máu trên đệm. Đệm không thể giặt được, do đó hãy hạn chế tối đa các biện pháp tẩy rửa. Sử dụng một hỗn hợp sệt là cách tốt nhất để tẩy đi vết máu mà không làm đệm của bạn bị ướt.
  4. Tẩy vết máu trên thảm. Có một số phương pháp được sử dụng để tẩy vết máu dính trên thảm. Đầu tiên bạn nên dùng nước và sau đó tiến hành các phương pháp tẩy rửa mạnh hơn cho vết máu cứng đầu.
  5. Tẩy các vết máu trên bề mặt bê tông. Bê tông có bề mặt xốp nên máu có xu hướng thấm sâu hơn, làm cho việc tẩy rửa rất khó khăn. Các giải pháp đặc biệt như phương pháp hóa học là cách hiệu quả để tẩy vết máu trên nền bê tông.
  6. Tẩy vết máu trên quần bò. Xử lý bằng nước lạnh là một cách hiệu quả để tẩy vết máu tươi trên quần jean, trong khi vết máu khô có thể được tẩy bằng cách sử dụng các sản phẩm gia dụng thông thường như muối, amoniac và muối nở.
  7. Tẩy vết máu trên vải lụa. Chỉ sử dụng các tác nhân tẩy rửa nhẹ nhàng như muối, nước bọt và dầu rửa bát khi muốn tẩy vết máu dính trên vải lụa có thể giặt được. Tránh sử dụng amoniac hoặc các chất tẩy rửa hóa học. Những chất này có thể làm hỏng vải.

Lời khuyên[sửa]

  • Xử lý vết máu càng sớm thì càng nhanh sạch.
  • Cách duy nhất để biết chắc chắn một vết máu đã sạch hoàn toàn là nhìn vào vết bẩn trên vải khô.
  • Bên cạnh các peroxide như oxy già, và xà phòng, bạn có thể sử dụng nước soda. Ngâm vết bẩn trong nước soda 30 phút. Nếu còn bất kỳ vết bẩn nào, nó sẽ có màu vàng nhạt. Sau đó bạn có thể xử lý các vết bẩn màu vàng này bằng một loại dung dịch tẩy rửa.
  • Xà phòng dạng lỏng cũng khá tốt. Bạn còn có thể sử dụng xà phòng dạng dầu. Điều quan trọng là bạn phải chọn được loại xà phòng đích thực chứ không chỉ là các chất tẩy dầu mỏ thông thường.
  • Đối với các vết bẩn cứng đầu trên loại vải bền, thấm dung dịch tẩy vết bẩn trước khi cho vào máy giặt. Sau đó giặt bằng bột giặt thông thường cùng với nước lạnh. Cách này sẽ tẩy những vết máu khó nhìn trên quần áo và nhớ là làm càng nhanh càng tốt (tốt nhất là trước khi vết máu khô lại). Tuy nhiên, nếu bạn không kịp thấm dung dịch này lên vết bẩn ngay lập tức, bạn có thể dùng nước lạnh để làm ướt nó trước.
  • Peroxide có tác dụng làm sạch vết máu trên tất cả mọi thứ trừ giường ngủ.
  • Đối với các bề mặt không xốp cứng, Sẽ hiệu quả hơn khi dùng thuốc tẩy trắng 10% để làm ướt vết máu sau đó lau sạch. Cách này sẽ giúp khử trùng và làm sạch cùng một lúc.
  • Quá trình tiêu hóa enzym mang lại hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Một chương trình truyền hình tại Anh đã chứng minh được làm thế nào để một vài viên rửa bát có thể phân hủy chân giò lợn thành dạng lỏng và xương chỉ trong vòng một vài tuần!

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ trộn amoniac và thuốc tẩy clo vì nó sẽ dẫn đến khói độc hại.
  • Không sử dụng nước ấm hoặc nước nóng - các vết bẩn sẽ càng bám chắc hơn, vì nước nóng sẽ làm các protein máu chuyển thành dạng sợi. Nếu muốn giặt quần áo bằng nước ấm thì cần phải tẩy các vết bẩn trong nước lạnh trước.
  • Đừng hít vào khí amoniac vì nó rất nguy hiểm.
  • Luôn luôn xử lý các vết máu thật cẩn thận. Bị dính máu từ người khác có thể khiến bạn có nguy cơ bị các bệnh truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, và viêm gan C. Tránh chạm vào máu của người khác bằng tay không, và luôn luôn rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng sau khi tiếp xúc với máu.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Nước lạnh
  • Nước oxy già
  • Muối
  • Kem đánh răng
  • Chất làm mềm thịt
  • Xà phòng
  • Ammoniac
  • Nước bọt

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây