Tẩy vết máu khô trên vải

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vết máu khô trên vải vẫn có thể được tẩy sạch, mặc dù điều này sẽ khó hơn nếu vết bẩn đã được giặt trong nước nóng hoặc được đặt trong máy sấy khô. Có nhiều cách để thử loại bỏ vết máu như thế này, từ việc sử dụng đồ có sẵn trong bếp hoặc công cụ giặt tẩy cho đến sản phẩm mạnh hơn. Nhưng đặc biệt cẩn thận khi cố gắng tẩy vết bẩn trên vải tơ, len hoặc loại vải mềm khác.

Các bước[sửa]

Chà Vết bẩn với Xà phòng và Nước[sửa]

  1. Sử dụng phương pháp đơn giản này cho vải lanh và cotton. Phương pháp này không yêu cầu công cụ đặc biệt nào cả, mà chỉ cần kéo dài thời gian chà giặt. Đặc biệt đây là cách thích hợp cho vết bẩn trên kết cấu vải tự nhiên như vải lanh và cotton. Loại vải mà bề mặt của chúng bị xù lông thành nhiều cục tròn nhỏ, còn được gọi là “bông len” hoặc “bi len”, thì cần nhiều thời gian hơn cho việc chà giặt nhẹ nhàng hơn. Loại vải này gồm len và hầu hết các loại vải sợi nhân tạo.
  2. Lật mặt sau của vết bẩn. Như vậy, nước có thể tác động lên vết bẩn từ phía sau, giúp loại vết bẩn ra khỏi vải. Giặt với mặt sau của vải hiệu quả hơn xả nước trực tiếp lên vết bẩn.[1]
    • Bạn có thể cần phải lộn trái quần áo để giặt.
  3. Xối nước lạnh lên vết bẩn. Ngay cả vết bẩn đã lâu ngày cũng thường không bám sâu hoàn toàn vào vải, vì thế hãy bắt đầu bằng việc giặt sạch phần vết bẩn bám dính lỏng lẻo trên bề mặt vải. Xả nước lạnh lên mặt sau của vải để nước ngấm vào vết bẩn. Để vải trong nước đang xả khoảng vài phút, ít nhất vết bẩn sẽ giảm kích thước đi một chút.
    • Lưu ý: không nên giặt vết máu trong nước ấm hoặc nước nóng vì có thể làm vết bẩn bám chặt vĩnh viễn vào sợi vải.[1]
  4. Chà xà phòng lên vết bẩn. Lật vết bẩn lên. Chà xà phòng liên tục lên vết bẩn để tạo bọt. Bất kỳ xà phòng nào cũng có thể được sử dụng, nhưng loại xà phòng giặt đồ dạng rắn truyền thống có thể tạo nhiều bọt và hiệu quả hơn loại xà phòng rửa tay dịu nhẹ.
  5. Nắm chỗ vết bẩn bằng hai tay. Vò hai bên vải chỗ vết bẩn. Giữ chặt vải sao cho bạn có thể chà chúng vào nhau.
  6. Chà vết bẩn với nhau. Chia miếng vải thành hai phần và để chúng đối mặt vào nhau. Chà mạnh hai phần miếng vải này vào nhau, nếu là vải mềm hãy chà nhẹ nhàng nhưng tốc độ phải nhanh. Lực ma sát bạn tạo ra sẽ từ từ làm cho một phần vết máu nhả vào bọt xà phòng và không bám lại vào vải.
    • Hãy đeo găng tay để bảo vệ da khỏi bị trầy và phồng rộp. Găng tay cao su latex hoặc nitrile loại vừa sẽ giúp bạn nắm chặt vải hơn và giặt dễ dàng hơn.
  7. Thay nước và xà phòng thường xuyên để tiếp tục chà. Nếu vải bắt đầu khô đi hoặc hết bọt, hãy xối nước sạch và cho thêm xà phòng vào vết bẩn. Tiếp tục chà như trên cho đến đi vết bẩn biến mất. Nếu bạn thấy không có tiến triển gì sau năm đến mười phút, hãy thử chà mạnh hơn hoặc chuyển qua phương pháp khác.

Sử dụng Bột làm mềm Thịt[sửa]

  1. Loại bột này được sử dụng cho bất cứ loại vải nào, nhưng cẩn thận với vải tơ và len. Bột làm mềm thịt, được bán tại nhiều cửa hàng tạp hóa, có thể phá vỡ protein trong mọi vết máu. Nhưng một số chuyên gia về vải tơ cho rằng bột làm mềm thịt cũng có khả năng phá vỡ kết cấu sợi tơ và len.[2] Trước hết hãy thử phương pháp này trên một góc vải nhỏ để xem có bị hư hỏng gì không.
  2. Làm ướt bột làm mềm thịt nguyên chất. Cho khoảng 15 ml bột làm mềm thịt nguyên chất vào bát nhỏ. Vừa đổ nước vừa đảo cho đến khi tạo ra hỗn hợp hơi đặc.
    • Đừng sử dụng bột làm mềm thịt đã qua tẩm ướp, vì gia vị trong đó có thể làm vải thêm vấy bẩn.
  3. Nhẹ nhàng chà hỗn hợp lên vải. Xoa đều hỗn hợp lên vết máu khô và dùng ngón tay chà lên nhẹ nhàng. Sau đó để yên khoảng một giờ.
  4. Rửa sạch hỗn hợp trước khi giặt. Sau vài giờ, hãy rửa sạch hỗn hợp bằng nước lạnh. Giặt vải như bình thường, phơi khô ngoài trời sẽ tốt hơn dùng máy sấy khô, vì hơi nóng có thể làm bóng mờ của vết máu bám vào vải vĩnh viễn.

Sử dụng Nước rửa Enzym[sửa]

  1. Không nên sử dụng phương án này cho vải len hoặc tơ. Nước tẩy rửa chứa enzym có thể phá vỡ protein trong vết máu. Vì vết máu bám vào vải nhờ vào liên kết protein, nên nước tẩy rửa chứa enzym có thể làm sạch chúng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sợi tơ và len lại được làm từ protein, vì vậy chúng có thể bị phá hủy nếu sử dụng sản phẩm chứa enzym.[3]
  2. Tìm kiếm loại nước tẩy rửa chứa enzym. Nếu bạn đang phân vân trong việc tìm kiếm sản phẩm tẩy rửa được dán nhãn là “enzym” hoặc “nước rửa chứa enzym”, hãy thử thuốc tẩy quần áo “tự nhiên” hoặc “thân thiện với môi trường” hoặc chất xử lý trước khi giặt, loại chất này thường chứa enzym phân hủy.[4]
    • Thuốc tẩy quần áo Nature's Miracle và Seventh Generation là hai loại có thể được sử dụng trong phương án này.
  3. Xối nước lạnh vào vải để làm máu khô nhả ra. Dùng ngón tay giũ vải để giúp loại bỏ mảng bám, hoặc cạo mảng bám bằng dao cùn.
  4. Ngâm vải trong nước lạnh với nước tẩy rửa chứa enzym. Hoà khoảng 120 ml (1/2 cốc) nước tẩy rửa vào một bát nước lạnh, sau đó ngâm vết máu vào. Thời gian ngâm sẽ phụ thuộc vào vết máu đã lâu ngày hay chưa, và sản phẩm tẩy rửa có tác dụng mạnh như thế nào. Ngâm ít nhất một giờ, hoặc có thể lâu đến tám giờ.
    • Không bắt buộc nhưng bạn có thể chà nước tẩy rửa lên vết bẩn bằng bàn chải đánh răng trước khi ngâm.
  5. Giặt miếng vải và phơi khô. Giặt vải như bình thường, nhưng đừng để vải vào máy sấy khô vì hơi nóng sẽ làm vết máu bám chặt vĩnh viễn. Hãy phơi ngoài trời, sau đó kiểm tra xem vết máu có còn hay không.

Sử dụng Nước ép Chanh và Ánh nắng Mặt trời[sửa]

  1. Hãy sử dụng phương pháp này vào mùa nắng. Với phương pháp này, bạn sẽ sử dụng nguyên liệu phổ biến, nhưng cần ánh nắng mặt trời để hoàn tất tiến trình. Bạn cũng phải chờ vải khô ngoài trời để xác định được vết bẩn đã biến mất hoàn toàn hay chưa, điều này làm cho tiến trình chậm hơn các phương pháp khác.
    • Lưu ý: cả nước ép chanh và ánh nắng có thể làm hỏng mọi loại vải mềm đặc biệt là vải tơ.
  2. Ngâm miếng vải dính máu trong nước lạnh. Ngâm vải trong nước lạnh khoảng một vài phút. Trong thời gian đó, hãy chuẩn bị nguyên liệu cần thiết khác. Gồm có nước ép chanh, muối, và túi nhựa có khóa loại lớn, để bỏ miếng vải vào.[5]
  3. Vắt bớt nước và để miếng vải vào túi nhựa. Vắt miếng vải để loại bỏ bớt nước dư thừa. Sau đó giũ ra và đặt vào túi nhựa lớn có khóa.
  4. Thêm nước ép chanh và muối vào. Đổ khoảng 500 ml (2 cốc) nước ép chanh và 120 ml (1/2 cốc) muối vào túi nhựa và khóa lại.
  5. Bóp miếng vải. Khi túi nhựa được khóa lại, hãy bóp miếng vải bên trong để nước ép chanh tác dụng lên vải và vết bẩn. Khi đó muối được hòa tan, và nước ép chanh được chà lên vải cũng như vết bẩn.
  6. Lấy vải ra sau mười phút. Để yên túi nhựa khoảng mười phút. Sau đó lấy vải ra và vắt hết nước chanh.
  7. Phơi khô vải dưới ánh nắng mặt trời. Treo vải lên dây, khung phơi quần áo hoặc trải miếng vải trên mặt phẳng cho khô. Hãy phơi dưới ánh nắng mặt trời, đừng phơi trước lò hâm nóng. Có thể vải sẽ trở nên đơ cứng sau một lần phơi, nhưng hiện tượng này sẽ biến mất một khi vải được giặt bình thường trở lại.
  8. Giặt vải với nước sạch. Nếu vết máu đã biến mất, hãy giặt vải với nước sạch để làm sạch tất cả hỗn hợp muối và nước ép chanh. Nếu vết máu vẫn còn, hãy làm ẩm miếng vải và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời trở lại.

Thử Phương pháp Mạnh hơn[sửa]

  1. Nhận thức về rủi ro. Chất được sử dụng trong mục này là chất tẩy vết bẩn cực mạnh. Tuy nhiên, đó là độ mạnh có thể làm phai màu vải hoặc gây ra hư hại vĩnh viễn cho sợi vải. Mọi phương pháp ở đây tốt nhất nên được áp dụng cho vải trắng thô, hoặc chỉ là giải pháp cuối cùng nếu tất cả phương pháp khác đều không có tác dụng.
  2. Trước hết hãy thử trên một góc vải. Sau khi bạn đã chọn được một trong những giải pháp dưới đây, hãy sử dụng bông y tế hoặc khăn giấy để chấm lên góc vải hoặc góc khuất của miếng vải với một lượng thật nhỏ. Để yên trong năm đến mười phút, sau đó xem chất tẩy có làm phai màu vải hay không.
  3. Cân nhắc sử dụng giấm trắng. Giấm thường không mạnh như giải pháp khác dưới đây, nhưng vẫn có khả năng làm hư vải. Ngâm vết máu trong giấm trắng khoảng ba mươi phút, sau đó vừa dùng ngón tay chà vết máu vừa xối nước lạnh lên vải.[6] Lặp lại nếu vết bẩn có tiến triển đáng kể nhưng chưa biến mất hoàn toàn.
  4. Thử nước ôxy già. Nước ôxy già thường được bán với độ mạnh 3%, có thể được đổ trực tiếp lên vết bẩn hoặc chấm lên bằng bông y tế. Cẩn thận vì chất này có thể làm phai màu vải. Để vải trong tối khoảng 5-10 phút, vì ánh sáng sẽ làm nước ôxy già mất tác dụng, sau đó hãy thấm vết bẩn bằng bông tắm hoặc miếng vải.[6]
  5. Ngoài ra, hãy thử hỗn hợp ammoniac. Bắt đầu với “ammoniac dùng trong nhà” hoặc dung dịch “amoni hyđrôxit”, chúng được bán như sản phẩm tẩy rửa. Pha loãng chất tẩy rửa này với lượng nước tương đương, sau đó đổ lên vết bẩn và để trong mười lăm phút trước khi thấm hết nước và rửa sạch.[7] Nếu “góc vải được thử” có dấu hiệu hư hại, bạn nên ngâm vải trong hỗn hợp loãng hơn nhiều, chẳng hạn như 15 ml ammoniac dùng trong nhà, 1 lít nước, và một giọt nước rửa tay.[8]
    • Lưu ý: ammoniac có thể phá vỡ kết cấu sợi tơ hoặc len.
    • Ammoniac dùng trong nhà xấp xỉ khoảng 5-10% ammoniac và 90-95% nước.[9] Hỗn hợp ammoniac mạnh hơn có khả năng phá hủy cao hơn, vì thế bạn nên pha loãng hơn để sử dụng.

Lời khuyên[sửa]

  • Trước hết hãy kiểm tra giải pháp mà bạn sẽ sử dụng trên một phần nhỏ và góc khuất của miếng vải để đảm bảo rằng vải không bị đổi màu hoặc sợi vải không bị hư hại.
  • Một số phương pháp tẩy rửa trên cũng có thể được sử dụng cho vết máu khô trên thảm hoặc vải bọc ghế. Tuy nhiên, hãy thấm bằng bông tắm ướt chứ không nên ngâm, vì quá nhiều nước có thể làm hư vải.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên để vải trong máy sấy khô cho đến khi bạn chắc là vết máu đã biến mất hoàn toàn. Hơi nóng từ máy sấy khô có thể làm vết máu bám chặt vĩnh viễn vào vải.
  • Đừng bao giờ trộn ammoniac với chất tẩy trắng, vì hỗn hợp này có thể tạo ra khí độc vô cùng nguy hiểm.
  • Luôn đeo găng tay khi xử lý vết máu không phải là của bạn. Điều này giúp bảo vệ bạn tránh khả năng nhiễm bệnh lây qua đường máu.

Những thứ bạn cần[sửa]

Một hoặc nhiều hơn những thứ dưới đây:

  • Xà phòng (tốt hơn là xà phòng giặt quần áo dạng rắn)
  • Ammoniac dùng trong nhà và nước rửa bát đĩa
  • Chất tẩy quần áo hoặc chất xử lý trước khi giặt chứa enzym
  • Nước ép chanh, muối, và túi nhựa có khóa
  • Nước ôxy già và bông y tế
  • Bột làm mềm thịt nguyên chất
  • Giấm trắng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây