Tắc thứ nhất: Ý nghĩa đệ nhất của Thánh đế

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Bích Nham lục

Bích Nham lục

  1. Thánh đế đệ nhất nghĩa
  2. Triệu Châu "Chí đạo vô nan"
  3. Mã Tổ Nhật Diện Phật, Nguyệt Diện Phật
  4. Đức Sơn hiệp phức vấn đáp
  5. Tuyết Phong túc lạp
  6. Vân Môn "Nhật nhật thị hảo nhật"
  7. Huệ Siêu vấn Phật
  8. Thuý Nham mi mao
  9. Triệu Châu tứ môn
  10. Mục Châu lược không hán
  11. Hoàng Bá tràng tửu tao hán
  12. Động Sơn "Ma tam cân"

Thiền tông niên biểu

Tắc thứ nhất: Ý nghĩa đệ nhất của Thánh đế[sửa]

Thánh đế đệ nhất nghĩa 聖諦第一義

Thuỳ thị[sửa]

Thấy khói ven đồi biết ngay: nơi ấy có lửa; cách tường thấy sừng liền rõ: có trâu; nhìn thấy một góc mà suy biết được ba cạnh còn lại; có cặp mắt ước lượng cân nhắc: đó là miếng cơm chén trà thường ngày của nạp tăng.

Ai đã đoạn diệt được dòng luân chuyển của sự vật thì—dù là bên Đông hoặc bên Tây—tha hồ mà biến hiện tung hoành, tự do tự tại mà truyền trao, mà chiếm đoạt.

Nếu mà thật sự như vậy thì hãy nói xem: những người như thế, họ thuộc hạng người gì mà có thể làm được như vậy? Hãy xem thử đám cát đằng của Tuyết Đậu!

Bản tắc[sửa]

Lương Vũ Đế hỏi Đạt-ma Đại sư: Thế nào là thánh nghĩa đệ nhất?
Đạt-ma đáp: Trống rỗng—không có gì là thánh cả.
Vũ Đế hỏi tiếp: Ai đứng đối diện trẫm?
Đạt-ma đáp: Chẳng biết.
Vũ Đế không hiểu nổi.
Bồ-đề Đạt-ma bèn sang sông đi đến nước Nguỵ.
Sau, Vũ Đế đến hỏi Chí công.
Chí công hỏi Vũ Đế: Bệ hạ có biết người ấy hay không?
Vũ Đế đáp: Chẳng biết.
Chí công bèn nói: Đó là Đại sĩ Quan Âm, người truyền tâm ấn của Phật.
Vũ Đế hối tiếc, bèn sai sứ đi thỉnh Đạt-ma Đại sư trở lại.
Nhưng Chí công khuyên: Bệ hạ chớ nói với ai là muốn sai sứ giả thỉnh cầu! Dù cả nước chạy theo sau, ông ấy cũng không quay lại.

Trước ngữ[sửa]

Bình xướng về bản tắc[sửa]

Kệ tụng[sửa]

Trước ngữ về kệ tụng[sửa]

Bình xướng về kệ tụng[sửa]

Liên kết đến đây