Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tắm cho rùa
Từ VLOS
Rùa nước và rùa cạn đều có thể tận hưởng lợi ích khi được vệ sinh thường xuyên. Việc tắm rửa đóng vai trò quan trọng đối với rùa cạn vì đây là lúc bổ sung nước cho chúng.[1] Ngoài ra, đây cũng là lúc để bạn rửa sạch tảo và phần da lột bám trên thân rùa nước.[2] Thao tác vệ sinh hai loài này tương tự nhau, nhưng khi tắm cho rùa cạn thì nên lưu ý một chút. Bạn cần rửa tay sạch sẽ sau khi tắm cho thú cưng để tránh nhiễm khuẩn salmonella.
Các bước[sửa]
Tắm cho rùa nước[sửa]
-
Thỉnh
thoảng
tắm
cho
rùa.
Rùa
nước
dành
hầu
hết
thời
gian
ở
dưới
nước,
cho
nên
khi
hồ
luôn
sạch
sẽ
thì
chúng
hiếm
khi
cần
phải
tắm.
Tuy
nhiên,
thú
cưng
của
bạn
có
thể
tận
hưởng
lợi
ích
từ
việc
tắm
rửa
khi
tảo
bắt
đầu
sinh
sôi
trên
mai
của
chúng,
hoặc
khi
rùa
lột
phần
da
chết
ra
khỏi
cơ
thể.[3]
- Khi da rùa đang lột, bạn sẽ thấy từng mảng da dễ bong tróc trên cổ, đuôi hoặc chân. Đây là hiện tượng bình thường.
- Tuy nhiên, nếu rùa lột da quá nhiều, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hồ nước có vấn đề hoặc sức khỏe của chúng bị ảnh hưởng, và bạn cần đưa thú cưng đi khám bác sĩ.[4]
-
Chuẩn
bị
bồn
tắm
đặc
biệt.
Rùa
có
thể
truyền
vi
khuẩn
salmonella
gây
bệnh
cho
người,
vì
thế
bạn
không
nên
tắm
cho
chúng
ở
trong
chậu
rửa
hoặc
bồn
tắm.[5]
Salmonella
có
khả
năng
kháng
chất
sát
trùng,
do
đó
bạn
nên
mua
hoặc
tìm
chậu
tắm
riêng
cho
rùa,
và
chỉ
sử
dụng
cho
mục
đích
duy
nhất
là
vệ
sinh
cho
thú
cưng.[6]
- Xô hoặc bồn nhựa khá lý tưởng để tắm cho rùa nước; kích thước phải đủ lớn phù hợp với thú cưng.
- Chuẩn bị dụng cụ khác. Để tắm cho rùa, bạn chỉ cần chuẩn bị bồn tắm, bàn chải, và một ca nước ấm. Không dùng xà phòng hoặc dầu gội để tắm cho rùa, trừ khi được bác sĩ thú y khuyến cáo.[2]
- Đổ nước vào bồn và nhẹ nhàng đặt rùa vào trong. Nước phải trong và ở nhiệt độ phòng. Đổ nước ngang phần cằm của rùa, và thêm một ít nếu muốn để chúng bơi lội.[7]
-
Chà
xát
mai
rùa.
Dùng
bàn
chải
chà
nhẹ
lên
toàn
bộ
mai
rùa,
chú
ý
những
phần
hình
thành
cặn
bẩn.
Lưu
ý
rằng
rùa
có
thể
cảm
nhận
mai
của
mình,
vì
thế
bạn
không
nên
chà
quá
mạnh.
Sau
đó
chà
phần
chân,
đuôi,
và
cổ,
nhưng
phải
hết
sức
cẩn
thận
vì
đây
là
những
bộ
phận
nhạy
cảm.
Cuối
cùng,
chà
phần
bụng
của
rùa,
tẩy
sạch
tảo
và
bụi
bẩn
trên
mai.[8]
- Không dùng xà phòng hoặc chất làm bóng lên rùa vì có thể làm chúng bị thương hoặc bệnh!
- Kiểm tra rùa trong lúc vệ sinh. Đây là thời điểm phù hợp để kiểm tra thú cưng nhằm phát hiện tổn thương hoặc bệnh tật. Nếu phát hiện điều gì đó bất thường, bạn nên đưa rùa đi khám bác sĩ thú y kịp thời. Dấu hiệu cảnh báo rùa nhiễm bệnh bao gồm mi mắt và tai sưng tấy, bộ phận trên cơ thể bị sưng, da có dấu hiệu bất thường, và mai bị biến màu hoặc xuất hiện mảng sờn có thể là dấu hiệu bị thối rữa.[9]
- Xả sạch nước và đặt rùa xuống hồ. Sau khi chà sạch, bạn dùng ca dội nước lên thú cưng đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi thả chúng vào hồ.
- Đổ nước cẩn thận. Nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, bạn không nên đổ nước tắm của rùa xuống bồn. Thay vào đó, bạn nên đổ vào bồn cầu và rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm sau khi tắm cho thú cưng.
Tắm cho rùa cạn hoặc rùa lưỡng cư[sửa]
- Tắm cho rùa cạn thường xuyên. Rùa cạn nên được tắm ít nhất 3-4 lần một tuần. Một số chuyên gia khuyến cáo nên tắm hằng ngày trong thời tiết ấm áp.[10]
-
Chuẩn
bị
bồn
tắm
đặc
biệt.
Rùa
có
thể
truyền
vi
khuẩn
salmonella
gây
bệnh
cho
người,
vì
thế
bạn
không
nên
tắm
cho
chúng
ở
trong
chậu
rửa
hoặc
bồn
tắm.[5]
Salmonella
có
khả
năng
kháng
chất
sát
trùng,
do
đó
bạn
nên
mua
hoặc
tìm
chậu
tắm
riêng
cho
rùa,
và
chỉ
sử
dụng
cho
mục
đích
duy
nhất
là
vệ
sinh
cho
thú
cưng.[6]
- Xô, bồn nhựa hoặc khay vệ sinh dành cho mèo khá lý tưởng để tắm cho rùa cạn; kích thước phải đủ lớn phù hợp với thú cưng.
- Chuẩn bị dụng cụ khác. Để tắm cho rùa, bạn chỉ cần chuẩn bị bồn tắm, bàn chải, và một ca nước ấm. Không dùng xà phòng hoặc dầu gội để tắm cho rùa, trừ khi được bác sĩ thú y khuyến cáo.[2]
-
Đặt
rùa
vào
trong
bồn
và
từ
từ
đổ
nước
vào.
Nước
tắm
cần
ở
nhiệt
độ
phòng.
Thêm
nước
từ
từ
cho
đến
khi
chạm
phần
cằm
của
rùa,
hoặc
thấp
hơn.
Không
nên
thêm
nhiều
nước
hơn
mức
tiêu
chuẩn
vì
rùa
cạn
không
biết
bơi
và
có
thể
chết
đuối
nếu
gục
đầu
xuống
nước.[7]
Bạn
có
thể
lấy
quyển
sách
kê
chậu
tắm
để
tạo
phần
nước
"sâu"
và
"nông".
Đặt
phần
đầu
rùa
ở
phía
nước
cạn
để
hậu
môn
chúc
xuống
nước
vì
chúng
thường
uống
nước
bằng
hậu
môn,
và
điều
này
giúp
cho
thú
cưng
nạp
đủ
nước.
- Thêm nước sau khi rùa ở trong bồn để bảo đảm rằng mức nước không quá sâu.
-
Để
rùa
ngâm
trong
nước.
Cho
phép
chúng
ở
trong
nước
từ
10
đến
20
phút.
Trong
thời
gian
này,
rùa
sẽ
uống
nước,
và
bổ
sung
thêm
bằng
cách
hấp
thụ
nước
thông
qua
phần
đuôi.
Ngoài
ra
chúng
có
thể
đi
vệ
sinh
trong
thời
gian
này.[7]
- Thường thì bạn chỉ cần để rùa ngâm trong nước và bỏ qua bước rửa sạch, nhưng khoảng một lần một tuần, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho chúng.
- Đổ nước bẩn và cho nước sạch vào bồn. Bạn nên nhấc rùa ra khỏi nước trong lúc đổ nước bẩn để chúng không bị rơi ra ngoài.
- Chà xát mai rùa. Dùng bàn chải chà nhẹ lên toàn bộ mai rùa, chú ý những phần hình thành cặn bẩn. Lưu ý rằng rùa có thể cảm nhận mai của mình, vì thế bạn không nên chà quá mạnh. Sau đó chà phần chân, đuôi, và cổ, nhưng phải hết sức cẩn thận vì đây là những bộ phận nhạy cảm. Cuối cùng, chà phần bụng của rùa, tẩy sạch tảo và bụi bẩn trên mai.[2]
- Kiểm tra rùa trong lúc vệ sinh. Đây là thời điểm phù hợp để kiểm tra thú cưng nhằm phát hiện tổn thương hoặc bệnh tật. Nếu phát hiện điều gì đó bất thường, bạn nên đưa rùa đi khám bác sĩ thú y kịp thời. Dấu hiệu cảnh báo rùa nhiễm bệnh bao gồm mi mắt và tai sưng tấy, bộ phận trên cơ thể bị sưng, da có dấu hiệu bất thường, và mai bị biến màu hoặc xuất hiện mảng sờn có thể là dấu hiệu bị thối rữa.[9]
- Xả sạch nước và lau khô cho rùa. Rửa kỹ phần thân rùa bằng nước ấm. Sau đó đặt thú cưng lên khăn và bọc kín để thấm nước. Sau đó bạn có thể đặt rùa về chỗ cũ.[11]
- Đổ nước cẩn thận. Nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, bạn không nên đổ nước tắm của rùa xuống bồn. Thay vào đó, bạn nên đổ vào bồn cầu và rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm sau khi tắm cho thú cưng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.tortoise-protection-group.org.uk/site/63.asp#q7
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.tortoisetrust.org/articles/bath.html
- ↑ http://www.turtlecare.net/home/turtle-topics-parent/creams
- ↑ http://www.turtlepuddle.org/health/skin.html
- ↑ 5,0 5,1 http://www.cdc.gov/healthypets/resources/trouble-with-tiny-turtles.pdf
- ↑ 6,0 6,1 http://aem.asm.org/content/80/4/1507.full
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://animals.mom.me/turtles-tortoises-2532.html
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=bXhX9tXTUao
- ↑ 9,0 9,1 http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/turtles-aquatic-diseases/1074
- ↑ http://www.thetortoiseshop.com/image/data/care-booklet/The-Tortoise-Shop-Care-Booklet.pdf
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=g89ywL8fmIU