Vệ sinh bể cá xiêm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cá xiêm là loài vô cùng đáng yêu, khá thông minh và rất dễ nuôi. Tuy nhiên, chúng cũng ăn và bài tiết giống như các loài khác. Vì vậy việc vệ sinh bể cá khá quan trọng. Mặc dù cá xiêm không đòi hỏi phải được dắt bộ hay khám bác sĩ thú y thường xuyên, nhưng nó yêu cầu bạn phải luôn giữ bể cá và nước thật sạch để cá có thể sống vui vẻ và khoẻ mạnh.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị vệ sinh bể cá[sửa]

  1. Rửa tay! Hãy dành thời gian để chắc rằng tay bạn không bị bẩn. Bạn cần đảm bảo mình không vô tình đưa mầm bệnh hay chất bẩn vào bể trong khi lau dọn.
    • Nếu dùng xà phòng, bạn cần cọ rửa thật kỹ. Xà phòng trong bể có thể làm cá xiêm bị ốm.
  2. Tháo ổ cắm máy sưởi, máy lọc, hoặc đèn trước khi bắt đầu. Ngắt nguồn điện và tháo tất cả thiết bị điện ra khỏi bể là điều khá quan trọng trong khi lau rửa. Mặc dù những thiết bị này được sản xuất để dùng cho bể cá, nhưng bạn không nên để chúng rơi vào bể hay ngập trong nước.
  3. Chuẩn bị dụng cụ và chất liệu cần có. Để vệ sinh bể cá trước hết bạn cần chuẩn bị một nơi an toàn và sạch sẽ để chuyển cá sang. Tìm một chiếc cốc hoặc tô có thể cho cá vào. Lấy nước từ bể cá hiện tại cho vào cốc hoặc tô; Bạn chỉ cần cho nước vừa đủ cho cá có không gian nhỏ để bơi. Ngoài ra, bạn cũng cần có dụng cụ lau rửa và làm sạch nước trong bể cá.
    • Bạn cũng sẽ cần: chậu rửa, cốc nhựa hoặc vợt để vớt cá và múc nước ra, khăn giấy và bàn chải để cọ rửa bên trong bể, thuốc làm mềm nước (có bán tại các cửa hàng cửa hàng thú cưng hoặc cá cảnh), đồ sàng để làm sạch sỏi trong bể và thìa nhựa.
  4. Múc nước ra khỏi bể. Dùng một chiếc cốc nhỏ, múc khoảng 50% đến 80% nước trong bể. Chừa lại để cho vào bể sau đó. Việc này cần được thực hiện bởi bạn không thể thay nước hoàn toàn, vì nó có thể làm cá xiêm bị sốc. Thay vào đó, bạn nên cho nước cũ vào lại bể sau khi đã lau rửa sạch sẽ.
    • Nếu là người mới nuôi, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay nước 50% và tăng dần dần lên đến 80%.
    • Hầu hết chất bẩn trong bể cá nằm ở lớp sỏi dưới đáy. Nếu lấy phần nước bên trên ra, bạn vẫn sẽ cần loại bỏ hết chất bẩn khi làm sạch sỏi.
  5. Vớt cá ra khỏi bể. Khi đã múc bớt nước ra khỏi bể, dùng cốc vớt cá ra. Hãy từ từ và cẩn thận với vây cá. Nếu bạn làm thật chậm, cá có thể bơi vào trong cốc khi cốc còn ở dưới nước, sau đó có thể đưa cốc lên.
    • Cho cá vào cốc hoặc tô chứa nước trong bể mà bạn đã chuẩn bị trước đó.
    • Lưu ý rằng trong khi thực hiện bạn cần đảm bảo cá không nhảy ra ngoài. Cá xiêm là loài hay nhảy, vì vậy hãy đặt một chiếc nắp lên bất kỳ vật gì bạn dùng để giữ cá.

Vệ sinh bể cá xiêm[sửa]

  1. Lấy mọi thứ ra khỏi bể cá. Rút hết phần nước còn lại ra khỏi bể sau khi cho sỏi vào chậu. Điều này sẽ ngăn sỏi rơi vào ống thoát nước.
    • Lấy tất cả vật trang trí trong bể. Bạn có thể đặt chúng lên lớp sỏi trong đồ sàng.
  2. Để sỏi dưới vòi nước ấm. Cho sỏi vào lòng bàn tay và sàng qua lại để loại bỏ chất bẩn, phân, và thức ăn thừa. Dùng tay rửa thật kỹ.[1]
  3. Rửa bể cá và vật trang trì bằng nước ấm. Dùng bàn chải mềm chà bề mặt kính. Lau khô vật trang trí bằng khăn giấy và để sang một bên.
    • Không bao giờ dùng xà phòng rửa bất kỳ vật nào trong bề cá, kể cả bể.[2] Xà phòng còn sót lại có thể làm tổn thương cá xiêm của bạn.
  4. Đổ nước vào bể. Cho sỏi và cây vào bể trước khi cho nước vào. Sau đó đổ nước mới vào bể và làm mềm nước. Làm theo hướng dẫn trên bao bì để xác định đúng lượng thuốc cần cho vào bể.
    • Dùng thìa nhựa để khuấy, đảm bảo thuốc và nước mới được khuấy đều.
    • Hãy nhớ chừa lại một khoảng vừa đủ cho lượng nước cũ bạn đã lấy ra từ bể cá trước đó. Đổ nước cũ vào bể khi nước mới đã được xử lý. Khuấy đều.
  5. Chờ cho nước ổn định và đạt được nhiệt phòng. Nước trong bể phải có cùng nhiệt độ với nước cũ, và nên ở khoảng 18-26°C.[3] Cá SẼ chết vì căng thẳng nếu nhiệt độ trong bể thay đổi quá nhanh.
    • Để nước đạt đến nhiệt độ phòng có thể mất một khoảng thời gian. Kiểm tra nước sau nửa tiếng, dùng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ nước bằng với nhiệt độ trong phòng. Nếu chưa khớp với nhiệt độ phòng, chờ thêm nửa tiếng và kiểm tra lại.
  6. Đưa cá xiêm trở lại bể. Từ từ đưa cốc (nơi giữ cá xiêm) trở lại bể và để cốc hơi nghiêng. Cá xiêm sẽ từ từ tự bơi ra khỏi cốc. Hãy thật nhẹ nhàng khi làm việc này, vì bạn có thể gây tổn thương cho vây cá.
    • Quan sát cá. Khi được thả, cá sẽ sớm bắt đầu khám phá bể. Đặt bể ở vị trí cũ và ngắm cá bơi xung quanh khám phá mọi thứ!

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu có bể cá, bạn có thể thay bể mỗi tuần. Cá xiêm luôn cần có bể lớn hơn. Không nên nuôi cá trong tô hoặc lọ vì cá không thích những nơi chật hẹp. Bể càng lớn càng tốt.
  • Máy sưởi không nhất thiết phải có, nhưng bạn nên giữ nhiệt độ ở mức 28°C. Nếu không có máy sưởi, cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước ở mức nhiệt độ phòng. Cá xiêm có thể sống khoẻ mạnh ở nhiệt độ này.
  • Không nên đặt cây nhựa cứng trong bể, vì chúng có thể làm cá bị thương hoặc rách vây . Nếu trồng cây nhựa, bạn hãy 'kiểm tra với quần vớ'. Chà chúng lên quần và xem liệu có làm xơ hay rách quần không. Nếu có, chúng có thể làm rách vây và đuôi cá xiêm. Cách tốt nhất là dùng cây lụa hoặc cây thật, vì cá có thể bơi xung quanh cây. Ngoài ra, cây thật còn cung cấp ô-xi cho nước.
  • Đảm bảo bể có thể tích ít nhất 95 lít. Nếu nhỏ hơn, cá có thể cắn vây của mình vì căng thẳng.

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn luôn cẩn thận khi xử lý cá xiêm. Nếu bạn không nhẹ nhàng, cá có thể bị thương.
  • Không bao giờ bỏ mặc cá nếu bạn đi xa (hơn 3 ngày). Hãy nhờ một người bạn đến cho cá ăn và thay nước.
  • Không để cá gần cửa sổ có nắng, ống thông gió hay nơi nhiều bụi. Ánh nắng có thể làm gia tăng tảo và khu vực có bụi hoặc gió có thể làm tăng chất bẩn trong bể.[2]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Chậu
  • Cốc nhựa
  • Khăn giấy
  • Thuốc làm mềm nước
  • Đồ sàng
  • Thìa nhựa

Nguồn và Trích dẫn[sửa]