Từ Việt văn minh Việt
Từ ngữ Việt văn minh Việt
Tôi là kẻ không biết chút gì về ngôn ngữ học chỉ bằng cảm tính mà viết bài này, nếu có gì không đúng... mong bạn đọc lượng thứ.
Trong bài ‘đôi điều về ngôn ngữ Việt – Hoa’ tôi đã nêu: không có từ Hán Việt mà trong khối từ vựng Việt chỉ có những từ riêng của người Việt nam và những từ dùng chung trong khối Bách Việt mà thôi.
Truy nguyên nguồn gốc bằng ngôn ngữ cho chúng ta nhiều điều bất ngờ lý thú...
1-/ Đất- đá tiến lên đồng[sửa]
Văn minh Trung hoa có 3 bảo khí bằng đồng, gọi là bảo khí vì chúng là cột trụ của phần tâm linh trong văn hoá Trung hoa.
- Chung hay chuông đồng.
- Đỉnh hay vạc đồng và
- Cổ hay trống đồng.
- Trong lịch sử văn minh nhân loại nguyên liệu dùng chế tạo vật dụng được coi là nấc thang đánh dấu bước thăng tiến của con người, lịch sử văn minh được phân kỳ thành thời đồ đá, thời đồ đồng, đồ sắt.v.v.
-Ở nấc thang sau những vật dụng tuy đã thay đổi vật liệu dùng chế tạo ra nó và hình dạng cũng có thể thay đổi đôi chút cho phù hợp với tính chất của vật liệu mới nhưng thường được gọi bằng tên cũ như:
a- Chung - chum
Chung tức chuông mang hình dạng nguyên thủy của cái chum sành là vật dụng dùng chứa trữ thường dùng đựng nước hay ngũ cốc, nhưng với chum đồng thì công năng đã thay đổi...nó được treo ngược lên làm khí cụ phát ra âm thanh, tuy vẫn giữ hình dạng cũ nhưng công dụng đã khác hẳn; những người sáng tạo ra nó căn cứ vào hình dáng vẫn gọi nó với cái tên cũ là cái chum sau âm ‘chum’ biến âm thành ‘chuông’, Hán Việt đọc là ‘chung’.
b –Vạc - vại
Vạc chỉ là đồ dùng nấu nướng thông thường trong dân gian nhưng khi dùng như khí cụ hành lễ theo nghi thức tế lễ của thiên tử thì trở thành cái đỉnh, đỉnh là vật dụng nấu đồ cúng tế trời đất của vua vì vậy đỉnh trở thành bảo khí tượng trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế, ai nắm giữ được 9 cái đỉnh đồng người ấy là vua thiên hạ.
- Từ ‘vạc’ thực ra chỉ là biến âm của ‘vại’ cũng là thứ vật dụng của người Việt bằng đất nung hay sành sứ dùng để chứa trữ.
- ‘Chum sành vại sành’ tiến lên biến thành ‘chuông đồng vạc đồng’ là bước nhảy hoàn toàn hợp quy luật... biến đổi ngôn ngữ trong quá trình phát triển., chum – chuông được Hán văn ký âm thành ‘Chung’, từ vạc thì giữ nguyên âm Việt,.người Hoa thường gọi cái vạc bằng tên khác là đỉnh hay đảnh.
- c- Cổ – cối
- Sách cũ Trung hoa cho biết người Lạc Việt xưa... khi có người chết thì dã cối để báo cho mọi người...như vậy cái cối đã được dùng như 1 khí cụ âm thanh., dân tộc học cũng cho biết... người Việt không đánh trống đồng mà dã trống như dã cối vậy., ở Việt nam nhiều nơi các cụ già vẫn gọi trống đồng là ‘cối đồng’. Từ ‘cối’ ký âm Hán tự biến thành ‘cổ’, từ cái cối Việt nam khi sang bên tàu đã biến thành cổ là cái trống...
- Chung, đỉnh hay vạc và đồng cổ ‘thoát thai’ từ chum đất vạị sành và cối đá đã chỉ ra: chuông đồng, đỉnh đồng và trống đồng đều là phát minh của người Việt... lý do rất đơn giản là tên gọi của nó nguyên thủy là từ Việt hay rõ hơn là từ Nôm.
2-/ Ấn chỉ[sửa]
- Ấn là in, cái ấn là con dấu điều đó có lẽ ai cũng biết... nhưng ít người để ý: từ ‘ấn’ là động tự Việt ngữ có nghĩa là đè xuống.
- Khác với quy tắc biến đổi ‘đất đá tiến lên... đồng’ ở đây hình thành quy tắc khác...: động từ biến đổi thành danh từ.
- Trong nền văn hóa Hạ long gần 2000 năm trước công nguyên đã tìm được nhiều con dấu dùng ̣để ‘ấn’ vào đất xét trước khi nung tạo các ‘dấu ấn’ tức hoa văn trên đồ đất nung., khảo cổ học Việt gọi là ‘dấu Hạ long’,về sau kỹ thuật tạo dấu ấn này được cải tiến và phổ biến trong nền văn minh Trung hoa đã nổi tiệ́ng như 1 công cụ hữu hiệu của nền hành chánh quốc gia, từ đời Chu được nâng cấp biến thành điều linh thiêng: con dấu của hoàng đế gọi là ‘Ấn truyền quốc’. Dù dùng tạo ‘dấu ấn’ trên đất sét, trên lụa hay trên giấy thì kỹ thuật vẫn là khắc hoa văn ngược trên con dấu để khi ‘ấn’ xuống sẽ để lại hoa văn thuận chiều như ý muốn.chính kỹ thuật này đã tạo ra công nghệ in sau này, chữ được khắc ngược trên miếng gỗ gọi là mộc bản sau đó phết mực và ‘ấn’ xuống lụa hay giấy tạo thành những bản in,tên của quy trình được gọi ngắn gọn là ‘ấn’ phản ánh nguyên tắc hoạt động nguyên sơ của nó.
- ‘Ấn’ nguyên thủy là động từ tiếng Việt đã biến thành 1 danh từ của Hoa ngữ, người Việt biến âm đi gọi là ‘in’để phân biệt rõ ràng quy trình và sản phẩm.
- chính từ ‘ấn’ đã xác định nơi phát minh ra ngành ‘in-ấn’mà ứng dụng khiến thay đổi bộ mặt thế giới, cái quy trình đơn sơ ‘ấn’̣để tạo thành ‘dấu ấn’ chỉ mất địa vị khi kỹ thuật in laser ra đời ở cuối thế kỷ 20.
- Kỹ thuật in vẫn được coi là 1 phát minh sáng chói của người Tàu được toàn nhân loại xử dụng và được coi là cuộc cách mạng trong lãnh vực văn hoá thông tin, hiệu dụng của nó đã kiến tạo nên bộ mặt thế giới ngày nay... nhưng với khám phá từ ‘ấn’ là từ Việt hoàn toàn thì vấn đề phải xem sét lại... chính người họ HÙNG mới là nhà phát minh vĩ đại đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại không phải là người Tàu như đã lầm tưởng.
- Trong cuộc cách mạng văn hoá thông tin còn 1 sự kiện quan trọng không kém... đó là việc phát minh ra giấy, người Tàu gọi là ‘chỉ’, với những thông tin đang biết thì người phát minh ra cách chế tạo giấy là 1 người Việt tên Thái Luân, quy trình công nghệ là xay giẻ tức vải vụn với vỏ cây tươi làm chất phụ gia kết dính tạo thành giấy, công dụng trong đời sống đặc biệt trong lãnh vực văn hoá truyền thông thì khỏi phải bàn nữa,nó sâu rộng như thế nào chúng ta ai cũng biết bài viết này xin kiện chứng thông tin: giấy là phát minh của người Việt qua bằng chứng ngôn ngữ, người Việt đã dùng tên vật chất cũ là ‘giẻ’ nguyên vật liệu chính dùng chế biến để đặt tên cho vật chất mới tạo thành từ nó là ‘giấy’, người Tàu gọi là ‘chỉ’; 2 từ này chỉ là sự biến âm theo 2 hướng từ 1 âm gốc là ‘giẻ’.
- Giẻ → gỉ →chỉ (âm Hán Việt)
- Giẻ→ gié→gió→ giấy (người Việt biến ‘gió’ thành tên riêng 1 loại giấy gọi là ‘giấy gió’)
- Khi 1 sản phẩm mới ra đời ‘tên gọi’ của nó chắc chắn thuộc về ngôn ngữ của dân tộc đã sáng tạo ra sản phẩm mới đó., điều này tự nhiên đơn giản nhưng vững chắc không thể bác bỏ;
- Như vậy cùng với in-ấn; giấy cũng là phát minh của người họ HÙNG.
- Sự đóng góp của tiền nhân người Việt vào tiến trình văn minh nhân loại là vô cùng to lớn, con cháu họ HÙNG ngày nay có quyền tự hào về những thành tựu trí tuệ tuyệt vời của cha ông mình..
3-/ Xe thuyền[sửa]
Xe thuyền là phương tiện vận chuyển người hoặc hàng hóa từ nơi này tới nơi khác 1 trên bộ và 1 dưới nước.
- Xe tiếng Việt từ hán Việt đọc là xa còn bản thân người Hoa (Quảng Đông)cũng phát âm là xe hay che; như vậy Việt và Hoa hoàn toàn giống nhau trong cách gọị tên phương tiện vận chuyển trên bộ này, truy nguyên nguồn gốc từ ‘xe’ có thể khẳng định phát minh ra cái xe là của người Việt.
- Việt ngữ có động từ ‘Xê’, nghĩa là dời đổi vị trí 1 vật, khi sáng chế ra phương tiện để dời đổi vị trí 1 vật từ nơi này đ̣ến nơi khác ở trên bộ người ta gọi nó là ‘cái xê’ có nghĩa là phương tiện thực hiện sự dời chuyển,ở đây động từ xê đã biến thành danh từ Xe.
- xê→xe - xa; bởi vì xê là từ thuần Việt nên xe cũng là từ Việt; như đã nói ở phần trên bản thân tên nguyên thủy vật dụng thuộc về ngôn ngữ nào thì dân tộc đó chính là người đã sáng tạo ra nó., tới đây thì đã có thể xác định chắc chắn cái xe là phát minh của người họ HÙNG.
- Tương tự với xe, từ thuyền cũng có gốc gác Việt, từ ‘Chuyên’ trong tiếng Việt có nghĩa là đem một vật gì đi nơi khác, người Việt thường dùng đi đôi với ‘chở’ thành từ thuần Việt ‘chuyên chở’. Có vì vua thời thái cổ Trung hoa tên có thể đọc là Chuyên Húc đồng thời cũng có thể là Xuyên Húc, từ Chuyên tiếng Việt trên cũng có biến đổi như thế:
- Chuyên→ thuyên→ thuyền, tiếng Quảng đọc là Thoàn.
- Chuyên→ xuyên→ xuông→ xuồng.
- Tiếng Việt miền bắc dùng chữ ‘thuyền’, miền nam dùng chữ ‘xuồng’ cùng chỉ phương tiện di chuyển trên mặt nước, với mẹ là động từ chuyên, bản thân tên gọi vật thể là thuyền hay xuồng đủ xác định nơi sinh chốn đẻ của nó là đất Việt.
- Trong quá khứ đã có thời đất nước Việt to rộng vô cùng, trí tuệ người họ Hùng đã từng là đỉnh cao của nhân loại, tiền nhân chúng ta đã có sự đóng góp vô cùng lớn lao cho văn minh của loài người, ngày nay với tư cách là truyền nhân chính thức của dòng giống Hùng người Việt có quyền tự hào một cách chính đáng... nhưng trong niềm phấn khích vô bờ đó quan trọng hơn cả là phải làm sao khôi phục địa vị như của cha ông trước đây trong cộng đồng nhân loại...