Tự thiết kế video game

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tự thiết kế Video Game)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thiết kế video game không phải là nhiệm vụ đơn giản, nhưng nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời thì nên bắt tay vào làm luôn. Với sự lan rộng của sự phát triển độc lập, lập trình game chưa bao giờ đơn giản và rẻ hơn thế. Tuân theo hướng dẫn sau đây để tiến hành thiết kế và lập trình game mơ ước của bạn, sau đó chia sẻ với toàn thế giới.

Các bước[sửa]

Đặt Nền móng[sửa]

  1. Chọn thể loại. Mỗi game thành công đều có sự độc đáo riêng biệt, nhưng điều quan trọng là chúng phải phù hợp với thể loại. Quyết định thể loại game bạn muốn thiết kế và tham khảo các game cùng loại. Một số thể loại phổ biến:
    • Trò chơi điện tử
    • Bắn súng
    • Đố vui
    • Hành động
    • Đua xe
    • Phiêu lưu
    • Chạy đua
    • Game nhập vai
    • Bắn súng góc nhìn thứ nhất
    • Game điều khiển câu chuyện
    • Chống cửa
    • Kinh dị
    • Đối kháng
    • Hài hước
    • Sinh tồn
  2. Chọn nền tảng. Nền tảng bạn chọn để phát triển game sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức phát triển. Nền tảng áp đặt cách điều khiển trò chơi; game trên điện thoại thường dựa trên cảm ứng hoặc độ nghiêng màn hình, game máy tính dùng bàn phím và chuột, trong khi game cầm tay sử dụng tay cầm.
    • Mặc dù cũng có ngoại lệ, nhưng việc thiết kế game sẽ dễ dàng hơn nếu tuân theo một quy tắc điều khiển cụ thể.
    • Nếu muốn thiết kế game iPhone, bạn cần đưa nó lên Apple store từ máy tính Mac.
  3. Viết thiết kế sơ bộ. Thiết kế nên dài ít nhất một trang và bao quát được nội dung chính game định thiết kế như các khái niệm cơ bản của game, thể hiện được ý tưởng của game.
  4. Bắt đầu với triết lý cốt lõi. Tuyên bố này đóng vai trò động lực phía sau game. Chúng thường là những tuyên bố đơn giản nhưng chứa đựng được nội dung game. Thường xuyên xem lại để đảm bảo rằng game vẫn đáp ứng được mục tiêu cơ bản. Sau đây là một số triết lý cốt lõi:
    • Trò chơi mô phỏng trạm không gian
    • Trò chơi này giúp bạn tận hưởng những cuộc đua chân thực nhất
    • Trò chơi này nhằm kiểm tra phản xạ của người chơi
  5. Viết các tính năng. Tính năng chính là điểm khác biệt giữa game của bạn và game khác cùng thể loại. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê ý tưởng và khái niệm. Biến khái niệm đó thành câu hành động có định hướng. Liệt kê từ 5-15 tính năng. Ví dụ:
    • Ý tưởng: trạm xây dựng không gian
    • Tính năng: xây dựng và quản lý trạm xây dựng của riêng bạn
    • Ý tưởng: thiệt hại từ các tiểu hành tinh
    • Tính năng: đấu tranh để sinh tồn với môi trường khắc nghiệt, bao gồm các tiểu hành tinh, ánh sáng mặt trời và sao chổi.
    • Viết toàn bộ tính năng ra trước để bạn không bỏ sót chúng trong phần tài liệu thiết kế. Liệt kê tính năng ngay từ đầu giúp dự án của bạn được tập trung và ngăn chặn tình trạng “tính năng leo thang”, tức là liên tục phát sinh ý tưởng trong quá trình thực hiện.
    • Tiếp tục rà soát các tính năng cho đến khi hài lòng và có thể để chúng đại diện cho game bạn muốn thiết kế.
  6. Nghỉ ngơi. Đặt thiết kế sơ bộ vào ngăn kéo và cố không nghĩ tới nó trong vòng 1 đến 2 tuần. Bạn muốn quay trở lại làm việc với những suy nghĩ mới mẻ. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem dự án này có thật sự đáng để theo đuổi, hay bạn cần phải đưa ra một ý tưởng khác.

Viết Tài liệu Thiết kế[sửa]

  1. Viết ra từng chi tiết thực. Tài liệu thiết kế là xương sống của game bạn định làm. Nó miêu tả chi tiết trò chơi, kịch bản, cài đặt, thiết kế mỹ thuật, v, v. Định dạng của tài liệu không quan trọng bằng phần nội dung.
    • Tài liệu thiết kế đặc biệt quan trọng nếu bạn quản lý một nhóm lập trình viên và họa sĩ. Bạn cần xây dựng tài liệu để họ sử dụng, chứ không phải hướng đến đối tượng khách hàng. Tránh nói mơ hồ, phải đi sâu vào chi tiết hoạt động của từng cơ chế của game.
    • Không phải game nào cũng có tài liệu thiết kế, và không tài liệu của game nào giống game nào. Bạn có thể tham khảo các bước sau, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế tài liệu theo nhu cầu của game.
  2. Xây dựng bảng nội dung. Mỗi khía cạnh của game đều cần được điền vào bảng. Phần duy nhất không cần điền là cốt truyện, trừ khi nó liên quan trực tiếp đến cơ chế của game.[1]
    • Tiếp cận bảng nội dung tương tự như phác thảo game. Bắt đầu với một phần lớn như Tạo Nhân vật, Chiến đấu, và Giao diện Chính, sau đó chia từng phần lớn thành các tiểu mục.
    • Bảng nội dung cũng giống như bản phác thảo game. Bạn cần đi vào chi tiết của từng mục trong bảng.
  3. Điền từng mục của tài liệu. Sau khi lập bảng, bắt đầu mở rộng sang phần cơ chế. Dành thời gian viết chi tiết để việc lập trình diễn ra suôn sẻ nhất. Mỗi cơ chế cần được giải thích cặn kẽ để không xảy ra nhầm lẫn khi thực hiện.
  4. Nhờ người khác hoặc nhóm của bạn xem qua. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà thiết kế game có thể là một công việc cần sự hợp tác. Cái nhìn sâu sắc từ một người khác có thể giúp game của bạn tập trung hơn, hoặc có thể chỉ ra những điểm chưa tốt.

Bắt đầu Lập trình[sửa]

  1. Quyết định công cụ. Công cụ là nền tảng cơ bản của game. Nó bao gồm một loạt các công cụ phát triển giúp công việc thiết kế game bớt nặng nhọc. Quá trình tạo game từ một công cụ sẵn có sẽ tốn ít thời gian và đỡ phức tạp hơn thiết kế từ đầu. Có rất nhiều công cụ được thiết kế dành cho các nhà phát triển độc lập.
    • Công cụ khiến các thao tác đồ họa, âm thanh và AI trở nên đơn giản hơn.
    • Các công cụ khác nhau có ưu và nhược điểm khác nhau. Một số thích hợp với đồ họa 2D, trong khi số khác được thiết kế cho đồ họa 3D. Một số công cụ yêu cầu bạn phải có nhiều kinh nghiệm lập trình, trong khi đó có nhiều công cụ bạn có thể sử dụng mà không cần đến kinh nghiệm mã hóa. Sau đây là một số công cụ phát triển game phổ biến:
      • GameMaker: Studio – Một trong những công cụ game 2D phổ biến nhất.
      • Unity – Công cụ game 3D phổ biến vì dễ sử dụng và tính linh động.
      • RPG Maker VX – Công cụ viết kịch bản được thiết kế cho game nhập vai 2D với phong cách Nhật Bản truyền thống.
      • Unreal Development Kit – Công cụ 3D có nhiều tính năng.
      • Source – Công cụ 3D phổ biến thường xuyên được cập nhật và sửa lỗi.
      • Project Spark - Công cụ tối ưu hóa 3D dành cho người dùng tầm trung.
  2. Tìm hiểu về công cụ hoặc tìm người biết về nó. Tùy thuộc vào công cụ đã chọn, có thể bạn sẽ phải đối mặt với khối lượng kiến thức lập trình khổng lồ. Ngay cả với công cụ cơ bản nhất, bạn cũng cần thời gian để học cách sử dụng. Nếu lập trình vượt quá khả năng của bạn, bạn cần phải tìm hiểu về nó hoặc thuê một ai đó làm.
    • Đây là khởi đầu cho giai đoạn xây dựng nhóm của bạn. Nếu bạn không thể lập trình, bạn cần tuyển một lập trình viên. Đồ họa và âm thanh hãy để sau, bạn cần phải đưa ra một nguyên mẫu trước khi tiếp tục dự án.
    • Cộng đồng nhà phát triển độc lập rất lớn và dễ dàng kết nối. Mọi người sẽ tham gia dự án của bạn với nhiều lý do và yêu cầu khác nhau. Đây chính là lúc tài liệu thiết kế game phát huy tác dụng, bởi vì nó thể hiện sự kiên định trong ý tưởng của bạn.
  3. Xây dựng một nguyên mẫu. Sau khi làm quen với công cụ vừa chọn, hãy tiến hành xây dựng một nguyên mẫu của game. Nguyên mẫu này được dùng cho công đoạn kiểm tra chức năng cơ bản của game. Bạn không cần đồ họa hay âm thanh cho nguyên mẫu, chỉ cần dùng những thế thân đơn giản (khối lập phương hay hình người) và khu vực thử nghiệm nhỏ.[2]
    • Thử nghiệm và cải tiến nguyên mẫu nhiều lần. Ghi chú lại những chỗ hoạt động chưa tốt và thay địa chỉ các cơ chế liên quan. Nếu chơi thử nguyên mẫu không thú vị thì sau khi hoàn thành game cũng không khá hơn.
    • Luôn có những tính năng không hoạt động khi hoàn thành game. Vậy nên khi thay đổi nguyên mẫu nhiều lần, bạn có thể nhận ra các tính năng có hoạt động bình thường hay không.
  4. Cải tiến điều khiển. Tính nnăg cơ bản nhất của game là người chơi tương tác với game thông qua một số loại điều khiển đầu vào. Sử dụng nguyên mẫu để kiểm tra độ nhạy khi điều khiển game.
    • Nếu khả năng điều khiển game không nhạy thì người chơi có thể bị thua. Quyền kiểm soát game hoàn hảo chính là phần thưởng cho người chơi có kỹ năng tốt.

Tạo tài nguyên[sửa]

  1. Cân nhắc nhu cầu của dự án. Tùy thuộc vào quy mô dự án mà nhu cầu về đồ họa có thể khác nhau. Một số game chỉ sử dụng hình khối và màu sắc đơn giản, trong khi số khác lại đầu tư một đội ngũ thiết kế hình ảnh và âm thanh chuyên nghiệp. Hãy xác định mục tiêu tài nguyên của game, và dựa vào đó để tuyển người cho phù hợp.
    • Hầu hết các game độc lập được thiết kế bởi một nhóm nhỏ, hay đôi khi do một cá nhân. Nếu bạn tự thực hiện toàn bộ dự án thì bạn cần hiểu quá trình này sẽ tốn nhiều thời gian, đặc biệt là khi bạn tự tạo tài nguyên.
    • Có một số nguồn tài nguyên miễn phí tại cộng đồng phát triển trên mạng. Bạn cần chắc chắn không sử dụng thứ gì liên quan tới bản quyền của người khác.
  2. Phác thảo đồ họa. Để có cảm giác về phần hình ảnh của game, bạn cần thiết kế đồ họa vào bản nguyên mẫu, sau đó bắt đầu phát triển nguyên mẫu thành game chính thức.
    • Có nhiều phong cách bạn có thể lựa chọn. Đồ họa điểm ảnh (phong cách retro) là một trong những phong cách được nhiều nhà phát triển độc lập lựa chọn nhất. Bởi vì công đoạn sản xuất loại này nhanh nhất và ít tốn kém nhất, mà game vẫn có “diện mạo đẹp”.[3]
    • Nếu bạn có nhiều thời gian và nhân lực thì có thể sử dụng đồ họa 3D. Một cá nhân cũng có thể tiến hành thiết kế 3D cơ bản, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian vào các chi tiết phức tạp. Các mẫu thiết kế 3D cần có bố cục cụ thể.
  3. Thiết kế thế giới, cấu trúc của game. Sau khi phác thảo đồ họa, bạn có thể bắt đầu xây dựng bối cảnh game. Tùy thuộc vào phong cách game, bạn có thể tạo cấp độ hoặc khu vực chơi. Nếu chế tạo game đố vui, bạn nên bắt đầu thiết kế các câu đố.
  4. Phát triển tài nguyên đồ họa. Tùy thuộc vào phong cách đồ họa mà bạn có thể lựa chọn một trong nhiều chương trình khác nhau để tạo tài nguyên. Một số chương trình thông dụng là:
    • Blender – Đây là chương trình mã nguồn mở để thiết kế 3D phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo vô vàn hướng dẫn sử dụng trên mạng.
    • Photoshop – Đây là phần mềm quan trọng trong quá trình cấu tạo bề mặt, được sử dụng chủ yếu với đồ họa 2D. Bạn phải trả phí để sử dụng phần mềm này, nên nếu gặp vấn đề tài chính thì có thể sử dụng GIMP để thay thế, phần mềm này hoàn toàn miễn phí. GIMP sở hữu hầu hết các chức năng của Photoshop.
    • Paint.net – Đây là phần mềm thay thế cho Paint Shop Pro, cho phép bạn tạo đồ họa 2D một cách dễ dàng và miễn phí. Phần mềm này đặc biệt hữu ích khi tạo đồ họa điểm ảnh 2D.
  5. Ghi âm tài nguyên âm thanh. Thiết kế âm thanh đóng một vai trò quan trọng trong game. Dù có nhạc nền hay không thì thời điểm và cách sử dụng hiệu ứng âm thanh, đoạn hội thoại đều ảnh hưởng tới cách người chơi kết nối với game.
    • Bạn có thể tìm thấy một số phần mềm thiết kế âm thanh miễn phí trên mạng. Sử dụng chúng nếu ngân sách hạn hẹp hoặc bạn làm việc độc lập.
    • Tự tạo hiệu ứng âm thanh với vật dụng trong nhà.

Lắp ghép Mọi thứ[sửa]

  1. Chơi game nhiều nhất có thể. Vì bạn xây dựng từng khía cạnh của game, hãy chơi thử để đảm bảo tính vui vẻ và gắn kết của game. Nếu một khu vực hay ý tưởng nào không khả thi, hãy cải tiến hoặc loại bỏ nó. Sau khi hoàn tất thiết kế các mức độ, câu đố hay khu vực chơi, chơi thử để đảm bảo tính thú vị của game từ đầu tới cuối.
  2. Tập trung vào triết lý cốt lõi. Xuyên suốt quá trình phát triển, bạn nên thường xuyên thử nghiệm xem game có đáp ứng đúng triết lý hay không. Đảm bảo thực hiện đúng danh sách tính năng và không bổ sung thêm quá nhiều thứ ngoài dự định.
  3. Làm game trở nên tinh tế. Thường xuyên kiểm tra lại phần đồ họa, âm thanh và thiết kế game để khắc phục những yếu điểm và mang lại cho game của bạn một phong cách độc đáo. Khả năng khiến game trở nên tinh tế phụ thuộc nhiều vào phong cách đồ họa bạn lựa chọn.

Thử nghiệm Game[sửa]

  1. Tìm kiếm lỗi. Sau khi chế tạo game từ đầu tới cuối, giờ là lúc tìm cách phá nó. Tìm lỗi trong game và sửa chúng là bước quan trọng để người khác có thể chơi game.
  2. Làm việc ít khi thử. Bạn có thể tưởng tượng các cách người chơi có tương tác với game. Đảm bảo họ không thể lách luật hay phá luật của game.
    • Kiểm tra lỗi mất khá nhiều thời gian, thậm chí nhiều như khi thiết kế game. Vậy nên càng nhiều người giúp thì hiệu quả công việc càng cao.
  3. Ưu tiên sửa lỗi. Nếu game có nhiều lỗi nhưng thời gian lại có hạn, hãy sửa những lỗi nghiêm trọng, có khả năng phá hoại game trước. Ví dụ, nếu có lỗi giúp người chơi ghi điểm không giới hạn, bạn sẽ muốn sửa lỗi đó ngay lập tức.
  4. Quan sát người khác chơi. Mời bạn bè chơi thử. Quan sát cách họ tiếp cận với thử thách, cách họ tương tác với thế giới trong game. Có thể họ sẽ thử làm những điều bạn chưa từng nghĩ tới.

Phát hành Game[sửa]

  1. Kiểm tra quy tắc phát hành chương trình biên dịch. Mỗi công cụ hỗ trợ một nền tảng cụ thể, một số chúng yêu cầu giấy phép phát hành trên các nền tảng khác nhau. Ví dụ, với Game Studio, bạn có thể phát hành phiên bản Tiêu chuẩn trên Windows và Mac OS X, nhưng cần nâng cấp lên phiên bản Chuyên nghiệp và trả phí để phát hành phiên bản cho thiết bị di động.
  2. Quảng cáo game. Gần đến ngày phát hành game, bạn nên thử thu hút sự chú ý của mọi người. Đăng ảnh hoặc video giới thiệu game trên diễn đàn game thủ nổi tiếng. Liên hệ với trang tin tức game và thông báo rằng game của bạn sẽ sớm được phát hành (nhớ nói thêm về cách mua, giá cả và tóm tắt nội dung game).
    • Tạo trang web của công ty trong quá trình sản xuất để lôi kéo người theo dõi. Làm chủ một diễn đàn cho game của bạn là cách tuyệt vời để người hâm mộ có thể thảo luận cùng nhau, thường xuyên cập nhật trang web là cách thu hút sự chú ý.
  3. Quyết định dịch vụ phân phối. Một số nhà phát triển độc lập tự tạo trang web cho game của họ và có thể mất một khoản phí lưu trữ, một số trang không thể hỗ trợ các yêu cầu để tải game thành công. Sau đây là một số cửa hàng phổ biến để phát hành game độc lập trên PC và Mac OS X:
    • Steam
    • Desura
    • Humble Store
    • GOG
    • Game di động cần được phát hành trên cửa hàng trực tuyến (Apple App Store, Google Play Store, v, v). Game tay cầm cũng tương tự như vậy (Xbox Live, PlayStation Network, v, v).
    • Các dịch vụ khác nhau sẽ tác động khác nhau tới doanh số bán game. Nghiên cứu từng dịch vụ để chọn loại thích hợp nhất. Hầu hết các dịch vụ đều có đại diện bán hàng, bạn có thể trao đổi trực tiếp với họ dưới vai trò nhà phát triển.
  4. Hỗ trợ game. Sau khi phát hành game, thường xuyên hỗ trợ sửa lỗi và nội dung khác. Hỗ trợ kỹ thuật lâu dài tức là game được cập nhật nhanh hơn bao giờ hết. Khi nhiều người truy cập game cùng lúc cũng có thể gây ra lỗi. Vì vậy hãy tìm cách khắc phục các lỗi thế này càng sớm càng tốt.

Lời khuyên[sửa]

  • Không có cách cụ thể nào để thiết kế game. Hãy coi bài viết này như cái nhìn tổng quan, và tìm một quá trình phù hợp nhất với bạn.
  • Đừng nghĩ rằng có thể giàu có sau một đêm. Thiết kế game cần có đam mê, tiền bạc là phần thưởng cho nỗ lực của bạn.
  • Có nhiều người nghĩ rằng bạn không thể làm được, nhưng miễn là bạn nghiêm túc với dự định của bản thân thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện nó.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn có thể gặp khó khăn nhưng đừng vội nản lòng. Thiết kế game hay là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng kết quả cuối cùng sẽ đền đáp lại nỗ lực của bạn.
  • Tránh bị đánh giá AO từ ESRB vì các cửa hàng bán lẻ hay trực tuyến sẽ không muốn bán game của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây