Thành viên:Ali-baba

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

--Ali-baba 21:49, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (CDT)Khái quát về chính trị

Chính trị là một hiện tượng của đời sống xã hội. mà từ lâu đã được con người và xã hội

quan tâm nghiên cứu.

Theo quan niệm của các nhà tư tưởng thời Hy La cổ đại, Chính trị là cái liên quan đến

Nhà nước và công việc của Nhà nước ấy.

Theo các nhà Triết học Platon, Aristote, Chính trị là cái tất yếu để dấn dắt xã hội;
với những tiêu chuẩn lý tưởng của chính trị là thiết chế, thể chế và con người.

Thời Trung hoa cổ đại, quan niệm về chính trị của Nho gia là sự sắp đặt, lo liệu, quản lý
xã hội
; của Lão gia, chính trị là chính danh, chính đạo; của Pháp
gia, chính trị là vương đạo,vô vi nhi trị và pháp trị...

Các học thuyết về chính trị thời cận đại chính là sự tiếp nối những nội dung, những

vấn đê cơ bản đã được đề cập trong lịch sử tư tưởng chính trị, nhằm tìm kiếm, xây dựng một chế
độ chính trị hợp lý. Những tư tưởng đó đều được đặt trên nền tảng hiện thực chính trị, trên
lập trường, lợi ích của các lực lượng chính trị - xã hội mới. Những tư tưởng chính trị trong
thời kỳ này chia làm 2 khuynh hướng chủ đạo: Trào lưu tư tưởng chính trị Tư sản và tráo lưu tư
tưởng chính trị Vô sản.

Các trào lưu tư tưởng, học thuyết chính trị Tư sản đều được nảy sinh và phát triển trên

nền tảng chủ nghĩa tự do tiền quý tộc của Feneton, St Simon, đến chủ nghĩa tự do của Locker,
Montesquier, J.J. Rousseau...

Theo quan điểm của giới lý luận Mac xit, Chính trị là công việc của Nhà nước hay xã

hội, là phạm vi hoạt động gắn liền với những quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc hay nhóm xã
hội khác nhau, mà hạt nhân của nó là giành, giữ, sử dụng quyền lực Nhà nước.

Chính trị là công việc của xã hội hay của Nhà nước, là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ

giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là giai cấp, cúng như giữa các dân tộc, giữa các quốc gia.

Như vậy, có thể thấy chính trị luôn gắn liền với lợi ích của giai cấp, các nhóm xã hội, duy trì quyền lực giai cấp.