Thành viên:Chúc Thành/Note: Vài câu văn cổ
Mục lục
Xóm Phượng[sửa]
Xóm Phượng do hình dáng địa lý giống như hình con phượng nên được gọi tên như vậy. Đầu xóm có đền thờ vua Triệu Việt Vương, trước đình là sân rộng (sau này) dùng cho gặt hái ngày mùa. Sân đình có hai cái giếng, gọi là Mắt Phượng. Tương truyền con gái xóm Phượng ăn nước giếng, mắt trong veo như hạt ngọc, làm mê mẩn trai làng. Có lẽ vì thế mà người Phượng tiên sinh "kiêu kỳ", thành lệ, con gái lấy chồng phải góp cho xóm một phiến đá xanh lát đường. Vì thế xóm có con dường dong đá xanh nổi tiếng. Đầu dong vào xóm, lui một chút xuống phía nam so với sân đình có cây bàng mố, đầu dong có cây bàng mố. Liền đó là cổng gạch đi vào, trên đề:
Ngõ trúc vốn sinh lông cánh phượng
Cửa đào rộng mở nước non tiên
Đường dong đá xanh, hai bên là hồ ao liên tiếp với ngõ trúc làm nên "lông phượng".
Câu đối ngược[sửa]
Câu này có vẻ do ai đó người xóm Chùa làm, nghe cũng thú vị:
Chiểu giái mầm căm ca niễn bứng,
Cớp băn đua sõ dứa nải lây.
Mấy câu rao... tổ tôm điếm[sửa]
Mấy câu rao tổ tôm điếm có thể bắt nguồn từ ca dao, nhiêu câu cũng hay:
- Nhị văn:
"Trời nóng mà cũng quàng khăn
Không tin nhìn bác Nhị Văn đây này."
Câu này sau mang ra giễu dân ăn mặc nửa mùa.
- Ngũ chùa:
"Hôm nay mười tư rạng rằm
Ai muốn ăn oản thì năng... lên chùa."
Câu này lái từ câu chế nhà sư.
- Bát Sách:
"Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò."
Câu này lấy từ ca dao để tả hình dáng quân... Bát Sách.
Tranh tứ thời[sửa]
Xuân thiên tương khán hội
Hạ nhật vãn canh sừ
Thu phong oanh điệp khúc
Đông tuyết hạc quần cư
(Thơ ông nội trên tranh tứ thời, tương ứng với cảnh tượng.)
Chúc Tết[sửa]
Năm ngoái Tết năm nay lại tết
Tết đi Tết lại Tết còn dài...
(Thơ cổ quên mất nhiều đoạn.)
Trường tương tư[sửa]
(Lương Ý Nương)
Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để tuơng tư bán
Giang thâm chung hữ để
Tương tư vô nhai ngạn
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Cộng ẩm Tương giang thủy.
Có người dịch ra Việt ngữ là:
Người bảo sông Tương sâu
Chưa bằng lòng thương nhớ
Sông sâu còn có đáy
Lòng nhớ lại không bờ
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhơ nhau mà chẳng thấy
Cùng uống nước sông Tương.