Thành viên:Chúc Thành/Note: Ghi chép về Văn Cao và tác phẩm
Văn Cao và "Thiên Thai"[sửa]
- Trích từ [1], tác giả Nguyễn Thụy Kha.
“Thiên Thai” là một bản Ba-lát (Ballade) kể về cảm giác khi nghe khúc “Thiên Thai cổ” của ca trù và nhớ tới tích Lưu - Nguyễn ngày xưa lạc vào cõi tiên. Trong lời đề từ mang đầy chất thơ cho bản in bài hát “Thiên Thai” xuất bản mùa xuân Giáp Thân 1944, Văn Cao đã ghi: “ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ, trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc vào cảm xúc rồi”.
Văn Cao viết “Thiên Thai” bằng ám ảnh sông Hương xứ Huế mà ông có dịp tới thăm mùa thu năm 1940 và ấn tượng khi đi thuyền trên sông Phi Liệt – Thủy Nguyên – Hải Phòng và nghe ca trù.
Năm ấy, Văn Cao vừa tròn 18 tuổi (1941). Bởi vậy, ngoài mơ ước bay lên cõi tiên của con người, “Thiên Thai” còn chứa đựng cả nỗi khát khao của tuổi trẻ về tình yêu.
Khát khao ấy vừa dâng lên trong cao độ, vừa day trở trong những đảo phách và biến phách ở đoạn “Thiên Thai chúng em xin dâng hai chàng…”.
(...)
Văn Cao thường nói, trong cuộc đời sáng tạo âm nhạc, Văn Cao đã tìm ra được hai nhịp chèo thuyền (Barcason) thuần Việt. Đấy là nhịp chèo thuyền thưa thớt, nhát gừng trong “ Trương Chi” ở đoạn: “Ngoài song/ mưa/ rơi/ trên/ bao cung đàn – Còn nghe/ như/ ai/ nức/ nở/ và than” và nhịp chèo thuyền đánh cá cùng tiếng gõ lách cách trên sông Lô ở “Sông Lô” trong đoạn: “Vui hát ca hòa vui hát ca…”.
- Từ Wikipedia (Thiên Thai).
“ |
Người
Sông
Ngự/Văn
Cao
đã
thú
nhận
rằng
mình
bị
ảnh
hưởng
sông
nước
của
hai
truyện
Đào
nguyên,
Thiên
Thai
cho
nên
đã
soạn
ra
một
bài
hát.
Một
bài
hát,
theo
tôi
thật
là
tuyệt
diệu !
Nó
vừa
có
tính
chất
trường
ca,
vừa
có
tính
chất
nhạc
cảnh.
Nếu
hình
thức
ca
khúc
trong
Tân
Nhạc
Việt
Nam
cho
tới
năm
1944
này
vẫn
còn
nằm
trong
khuôn
khổ
một
đoản
khúc
được
ước
định
trong
một
số
khuôn
nhạc
nào
đó,
với
một
lối
chuyển
cung,
chuyển
điệu
công
thức
nào
đó...
thì
Thiên
Thai
của
Văn
Cao
đã
vươn
lên
một
thức
rất
lớn,
chia
ra
nhiều
đoạn,
nhiều
cảnh,
gồm
tới
con
số
chín
mươi
bốn
khuôn
nhạc,
chan
chứa
những
giai
điệu
thần
tiên
và
những
lời
ca
thần
diệu...
Đây là cõi riêng của Người Sông Ngự. Nhưng ta lại được tự do tuyệt đối để nghe lên toàn thể tiếng đàn, tiếng hát vút lên từ đầu tới cuối của trường khúc Thiên Thai, tiếng đàn hát mà tôi cho là của Trương Chi trong truyện cổ và Văn Cao đã cho Thiên Thai mượn tạm. Tôi kết luận : Thiên Thai là cõi riêng của Văn Cao. Trương Chi mới là tiếng hát của Văn Cao. |
” |
“ | Bài hát Thiên Thai là một bài hát hiếm hoi của Việt Nam sử dụng đến ba loại ngũ cung trong cùng một bài hát: ngũ cung Việt Nam, ngũ cung Trung Hoa và ngũ cung dân tộc Tây Nguyên. | ” |
“ | Các nhà phê bình cho rằng, Thiên Thai tuy được viết vào thời kỳ tân nhạc Việt Nam còn phôi thai, nhưng cho đến nay, hình như cũng chưa có một ca khúc nào khác vượt qua được, về cả hai phương diện giai điệu và lời ca. Biến đổi tiết tấu và thang âm của ca khúc, hiện tại, nghe lại vẫn thấy mới. Cái thế giới thần thoại của cổ tích không phải chỉ được Văn Cao minh họa bằng những màu sắc tuyệt vời mà hình như ông còn tạo dựng bằng pha lê nữa. Mọi góc cạnh đều rắn, chắc. Màu sắc của nó còn có thể biến đổi tùy thuộc chủ quan của người thưởng ngoạn nữa | ” |
Văn Cao và "Tiến quân ca"[sửa]
- Hoàn cảnh ra đời của "Tiến quân ca" và một số giai thoại về Văn Cao [2].
Tìm thêm[sửa]
Cõi mơ, Gió núi, Anh em khá cầm tay...