Thảo luận:Đạo đức kinh
Sau khi tập hợp một số tài liêu và thử viết tôi thấy đoạn nào hiểu được mà viết diễn giải ra thì không thể diễn đạt được ý thực nằm trong đó. Phần lớn là không đảm bảo được cách hành văn cũng như không khí trừu tượng của đoạn (bản dịch tiếng Việt của Stan rất xa với nguyên bản khi cố gắng đảm bảo cách hành văn.) Có lẽ nên cứ để ở mức độ ngữ âm và dùng từ điển Hán-Việt là hợp lý hơn cả. Đúng là "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh." :-)
Hơn nữa quan điểm cá nhân của mình nặng về duy vật kiểu Marx nên viết có thể sẽ không được khách quan lắm.
@Nguyễn Thế Phúc: Triết học theo phân loại của triết Marxism thì không phải là ngành khoa học, mà "đứng trên khoa học" theo lời thầy dạy triết của mình nói nguyên văn. Đứng trên hay dưới chẳng có ý nghĩa gì, điều quan trọng mình thấy rất rõ ràng chúng luôn tương tác hai chiều với nhau. Viết Biện chứng của Tự nhiên Enghen đã viện chứng rất nhiều dẫn chứng khoa học (mặc dù có nhiều chỗ thô sơ.) Ngược lại mình nghĩ một phần sức mạnh khoa học của Nga là có nền tảng triết học (suy nghĩ cá nhân thôi.) Gần đây xuất bản cuốn Đạo học trong Sinh học không rõ thế nào. Cuốn Đạo học trong Vật lý cũng là cuốn thú vị, mặc dù mình không đồng ý với cách nhìn của tác giả lắm.
@Luna: Có lẽ bạn nói đúng, cái này chỉ nên giữ riêng cho mình thôi. Những gì muốn nói với bạn mình đã nói.
@LunaMoonNight: nó được xem là 1 tác phẩm "triết học" - mà triết học lại là một "môn khoa học" - cái mà các sinh viên sẽ học khá nhiều trên đại học.
Hong hiểu toàn là từ Hán-Việt. Có ai dịch được thuần Việt không?
À! Đạo Đức Kinh thì giúp người ta phải biết đạo đứa làm người, chứ có quan hệ gì với khoa học? Lạc đề rồi nghe!
Note: (V1) Chương 1 sai một đoạn (lặp không đúng phiên âm.) Chương 2 sai chữ "Vi" trong chữ "Vô vi"; chữ phiên âm là "phất" được viết thành "bất", trong bản tiếng Trung là "phất." (lỗi nhỏ.) Ngoài ra một số chữ khác không thống nhất với bản tiếng Trung.