Thảo luận:Giáo viên cần tránh là “nô lệ” của SGK

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trần Đạt Khoa viết ...[sửa]

Như vậy xin Thầy có thể chia sẽ những PP cụ thể hơn nữa được không ạ. Em đồng ý với quan điểm này nhưng muốn thực hiện tốt em nghĩ cần phải có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy. em cảm ơn

--Trần Đạt Khoa 08:20, ngày 29 tháng 9 năm 2008 (EDT)

Hi Khoa, mình không phải là GV nhưng theo mình quan sát được ở môi trường giảng dạy ở Đức thì GV ở đây luôn đòi hỏi tính tự giác và tích cực của HS. Tuy nhiên, họ không phải là chất cho HS một lượng lớn bài tập về nhà dẫn đến quá tải. Những lượng kiến thức chỉ đưa vừa đủ yêu cầu tối thiếu, những học sinh hiếu học có thể được gợi ý đọc thêm và làm thêm các bài phức tạp và GV rành chút thời gian sau giờ giảng để giải đáp cho những HS này. Điều quan trọng là đại đa số HS phải hiểu và có khả năng tự mình giải quyết được bài tập cơ bản. Điều này không hề dễ dàng!!! (theo kinh nghiệm nhưng năm học ở trường ở VN của mình). Đa số bài tập và cách kiếm tra bài của GV ở VN làm cho HS trở nên các máy học thuộc lòng hoặc là học đối phó. Và do đó, HS sẽ quên ngay kiến thức học sau giờ kiểm tra và đến giờ kiểm tra lần sau thì HS phải dành cả buổi để "học vẹt" lại như lần trước. Ở bên Đức thì khác, HS bên Đức vẫn nhớ những kiến thức đã học từ ghế trường phổ thông. Không phải họ có trí nhớ tốt hơn mình mà là GV có cách dạy, cách kiểm tra và yêu cầu đối với HS khác ở VN. Tất nhiên mình hiểu là khó có kinh nghiệm nào có thể áp dụng ở mọi trường hợp và GV của mình bị sức ép bởi 1 khung chương trình dạy quá tải (cả GV và HS luôn phải chạy hết tốc lực để hoàn thành nó). Tuy nhiên với những gợi ý trên, bạn có thể có những sáng kiến hoặc ý tưởng thực hiện ở trường hợp cá nhân bạn và lớp học của bạn. Rất vui nếu bạn có thể trình bày sáng kiến đó ở đây để mọi người cùng tham khảo và chia sẽ các kinh nghiệm bổ ích khác. Cao Xuân Hiếu (thảo luận) 10:16, ngày 29 tháng 9 năm 2008 (EDT)